7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. DỰ BÁO VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Tại Quảng Ninh đa số các mỏ than lộthiên đều nằm trong thành phố, sát với khu dân cƣ. Việc khai thác than nhiều năm qua khiến không khí bị ô nhiễm, bụi than, đất đá ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống của ngƣời dân.
- Với khai thác lộ thiên:
Trên địa bàn tỉnh, nhiều mỏ than lộ thiên gần nhƣ hết trữlƣợng. Cùng với đó, việc khai thác than lộ thiên cũng gây ra nhiều tác động với môi trƣờng và đời sống của ngƣời dân. Chính vì vậy việc đóng cửa những mỏ than lộ thiên trong giai đoạn hiện nay là thực sự cần thiết. Theo dự báo trong Quy hoạch điều chỉnh phê duyệt tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tƣớng chính phủ, tỉnh Quảng Ninh đã có lộ trình dừng khai thác than lộthiên (trƣớc hết tại Thành phố Hạ Long) và tập trung sản xuất khai thác than hầm lò chủ yếu.
- Với khai thác hầm lò:
Trong điều kiện khai thác than hầm lò ngày càng xuống sâu và khó khăn, để hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững, các đơn vị cần chủ động áp dụng cơ giới hóa các khâu khấu than, chống giữ lò chợ, vận tải và đào lò tại những khu địa chất cho phép, trong đó cơ giới hóa và đào chống lò đóng vai trò quan trọng. Thực tiễn cho thấy các đơn vị đã triển khai áp dụng công tác cơ giới hóa từng phần và tiến tới cơ giới hóa đồng bộ tại các hầm lò trên địa bàn tỉnh.
Việc áp dụng cơ giới hóa tại một số mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh đã chứng minh khả năng tăng sản lƣợng khai thác và tốc độ đào lò khi áp dụng cơ giới hóa cao hơn nhiều so với khoan nổ mìn thủ công. So với đào lò thủ công, tốc độđào lò bằng cơ giới hóa tăng 02 đến 03 lần so với khai thác thủ công khoan nổ mìn, công suất khai thác từ lò chợ cơ giới hóa tăng 1,5 đến 1,8 lần... Lấy ví dụ, từ năm 2016 Công ty than Quang Hanh đầu tƣ 01 lò chợ cơ giới hóa đồng bộ sử dụng giàn chống tự hành ZQY3.600/12/28 kết hợp với máy khấu than MG 132/320-W công suất
180.000 tấn/năm, bình quân năng suất lao động của lò đạt 10,5-11 tấn than/ngƣời/công (cao hơn 3 - 4,6 tấn so với lò chợ bình thƣờng).
Việc áp dụng cơ giới hóa trong lò chợ cho phép công nhân làm việc trong điều kiện tốt hơn, ít nặng nhọc hơn do các khâu chính trong quy trình công nghệ đƣợc thực hiện bằng thiết bị cơ giới hóa, từ đó giảm số lƣợng công nhân làm việc trực tiếp tại gƣơng lò chợ. Áp dụng cơ giới hóa, số công nhân giảm từ1,5 đến 2 lần, năng suất lao động tăng 1,5 đến 2,5 lần, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao hơn hẳn so lò chợ thủ công. Nhƣ vậy, việc triển khai áp dụng mạnh mẽ cơ giới hóa trong khai thác và đào lò, trong tƣơng lai sẽ góp phần hạn chế tăng số lƣợng công nhân khai thác nhƣng vẫn đáp ứng việc tăng sản lƣợng than khai thác.
3.2. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH