0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH (Trang 46 -84 )

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚ

1.3.1. Nhân tố khách quan

a. Cơ chế chính sách của Nhà nước và địa phương

- Cơ chế chính sách của Nhà nước:

Hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc là công cụ quản lý vĩ mô, gồm tập hợp tất cả các quy phạm, văn bản pháp luật có sự thống nhất theo các tiêu chí nhất định nhƣ bản chất, nội dung, mục đích. Công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác nhau thuộc hệ thống luật pháp, chính sách, trong đó ảnh hƣởng rõ nhất từ các yếu tố:

Đƣờng lối chính sách của Đảng: đƣờng lối chính sách của Đảng định ra mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển KT-XH của đất nƣớc trong một giai đoạn nhất định, từ đó định ra những phƣơng thức để thực hiện những mục tiêu và phƣơng hƣớng đó. Những mục tiêu, phƣơng hƣớng, phƣơng pháp và cách thức đó sẽ đƣợc nhà nƣớc hệ thống hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện trong thực tế. Vì vậy đƣờng lối chính sách của Đảng sẽảnh hƣởng đến nội dung các văn bản pháp luật quy định hoạt động khai thác khoáng sản.

Chiến lƣợc phát triển KT-XH của đất nƣớc: Hệ thống pháp luật là một tập hợp luôn vận động thay đổi từ thời kỳ này sang thời kỳ khác cho phù hợp với nhu cầu điều chỉnh pháp luật và chiến lƣợc phát triển của đất nƣớc. Khi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội thay đổi, phát triển thì hệ thống luật pháp cũng thay đổi, phát triển theo để đáp ứng việc điều chỉnh pháp luật với các quan hệ xã hội. Ngƣợc lại luật pháp và chính sách cũng có tác động trở lại đối với kinh tế, luật pháp và chính sách phù hợp với trình độ của nền kinh tế sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, luật pháp và chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy để thực hiện một cách hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc về khoáng sản, một điều tất yếu là Nhà nƣớc phải ban hành các quy định pháp luật phù hợp với nhu cầu quản lý KT-XH của đất nƣớc.

- Cơ chế chính sách của địa phương:

Chính sách khai thác khoáng sản của địa phƣơng hoạch định đƣờng lối cụ thể trong hoạt động khai thác khoáng sản, đƣa ra các biện pháp, kế hoạch để đạt mục tiêu phát triển KT-XH. Mục tiêu của các chính sách nhƣ xác định nhu cầu khoáng

sản cần phục vụ, phân loại khoáng sản sẽ trở thành ngành kinh tếmũi nhọn, phƣơng án khai thác và sử dụng khoáng sản hợp lý, bảo vệ quyền lợi địa phƣơng và ngƣời dân nơi có khoáng sản cần khai thác…đều có tác động trực tiếp đến quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản.

b. Trình độ phát trin ca nn kinh tế - xã hi của địa phương

Khoa học công nghệ là một trong các công cụ đƣợc các cơ quan hành chính nhà nƣớc áp dụng vào hoạt động quản lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc giao. Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại giúp việc quản lý ngày càng thuận lợi, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì các phƣơng tiện thông tin nhƣ điện thoại, ghi âm, ghi hình, máy tính đang trởthành phƣơng tiện phổ thông giúp cho các chủ thể quản lý thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhƣ đảm bảo liên kết giữa các cơ quan chức năng, kịp thời truyền tải thông tin đến các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản...

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông cũng ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản. Với địa phƣơng có hệ thống giao thông thuận tiện, phƣơng tiện di chuyển hiện đại, công tác quản lý sẽ đƣợc triển khai nhanh chóng và kịp thời xử lý các tình huống phát sinh trong hoạt động khai thác khoáng sản.

c. Điều kin t nhiên của địa phương

Điều kiện tự nhiên của địa phƣơng nhƣ sự phân bố khoáng sản, trữ lƣợng khoáng sản, vịtrí địa lý… cũng là yếu tốảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản. Với địa phƣơng giàu nguồn tài nguyên khoáng sản, bên cạnh việc khai thác UBND tỉnh cần xây dựng phƣơng án bảo vệ tài nguyên chƣa khai thác, với địa phƣơng có nguồn tài nguyên khoáng sản hạn chế cần lên phƣơng án khai thác hợp lý để không làm cạn kiệt tài nguyên. Căn cứ vào điều kiện vùng miền mà cần có cơ chế quản lý nhà nƣớc riêng, phù hợp với đặc điểm khai thác khoáng sản của địa phƣơng đó, tránh tình trạng quản lý chung chung gây thiệt hại cho nền kinh tế.

1.3.2. Nhân tố chủ quan

a. B máy quản lý nhà nước của địa phương v khai thác khoáng sn

Bộ máy quản lý là một trong những nhân tốảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản. Để thực hiện tốt các chức năng,

nhiệm vụđƣợc giao giữa các cơ quan quản lý các cấp cần có cơ chế phối hợp trong phƣơng thức tổ chức hoạt động. Cơ chế phối hợp hoạt động có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả quản lý để đạt đƣợc mục tiêu chung. Trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản, phối hợp đƣợc thực hiện trong suốt quá trình quản lý, từ hoạch định chính sách, xây dựng hệ thống pháp lý, lập quy hoạch đến tổ chức thực hiện.

Ở các cấp từtrung ƣơng đến địa phƣơng, bộ máy chuyên trách trong công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản là cơ quan có nhiệm vụ nghiên cứu, tham mƣu cho nhà nƣớc các cơ chế, chính sách về khai thác khoáng sản nhƣ xây dựng văn bản pháp luật, đề xuất việc tổ chức bộ máy quản lý khai thác khoáng sản tại địa phƣơng, điều tiết cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên ngành và xây dựng quy định về giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động khai thác khoáng sản. Nhƣ vậy, việc tổ chức tốt bộ máy quản lý mang tính quyết định và thực sự cần thiết, quyết định trực tiếp đến việc thực thi và hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công chức làm ngành tài nguyên là những ngƣời trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản pháp luật khai thác khoáng sản cần phát huy vai trò tham mƣu trong công tác quản lý nhà nƣớc. Năng lực, trình độ của các cán bộ là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến tính khả thi của các văn bản pháp luật. Do đó, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cần có tƣ duy khoa học, khảnăng nghiên cứu, kinh nghiệm thực tiễn và am hiểu hệ thống pháp luật của nhà nƣớc. Trên cơ sở đó cơ quan quản lý cần thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá năng lực và trình độ chuyên môn cũng nhƣ cử cán bộđi tham gia các chƣơng khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi kiến thức. Có nhƣ vậy, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ mới đƣợc nâng cao, góp phần thành công trong công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản.

b. T chc, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sn trên địa bàn tnh

Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản là yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc. Nếu tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành pháp luật tốt, không để xảy ra vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản (khai thác trái phép, khai thác vƣợt giới hạn, kê khai số liệu không chính xác…) sẽ góp phần giảm bớt khó khăn cho hoạt động quản lý. Việc nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân sẽ góp phần giảm bớt rủi ro trong hoạt

động khai khoáng, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên, bảo vệ đƣợc nguồn chƣa khai thác và bảo vệmôi trƣờng.

Đồng thời trong công tác quản lý, tiêu chí cơ bản là phải lựa chọn đƣợc doanh nghiệp khai thác khoáng sản có đầy đủ nguồn lực phục vụ hoạt động khai thác. Tiêu chí thứ nhất những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, có khảnăng đảm bảo hiệu quả KT-XH của dự án do có máy móc hiện đại, công nghệ khai thác tiên tiến, hạn chế tối đa tổn thất do hoạt động khai thác gây ra. Thứ hai, doanh nghiệp có chất lƣợng nguồn nhân lực tốt sẽ đảm bảo khai thác đúng thiết kế, đảm bảo an toàn lao động…Thứ ba, lựa chọn doanh nghiệp có năng lực quản lý, kinh nghiệm khai thác khoáng sản sẽ xóa bỏ tình trạng khai thác trái phép, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nƣớc.

c. Cộng đồng dân cư trong tnh

Trên một phƣơng diện nào đó, cộng đồng dân cƣ khu vực diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản là trợ thủ đắc lực của cơ quan quản lý nhà nƣớc. Nếu cộng đồng dân cƣ khu vực khai khoáng tích cực tham gia giám sát hoạt động khai thác khoáng sản, phát hiện và thông báo sớm các hành vi vi phạm sẽ góp phần hạn chế tình trạng vi phạm trong khai thác, giúp các cơ quan chức năng xử lý kịp thời các trƣờng hợp vi phạm. Do vậy, cộng đồng dân cƣ đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản.

1.4. KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỚI HOẠT

ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG VÀ BÀI

HỌC RÚT RA CHO TỈNH QUẢNG NINH

1.4.1. Kinh nghiệm trong quản lý nhà nƣớc với hoạt động khai thác khoáng sản của một sốđịa phƣơng

a. Kinh nghim trong quản lý nhà nước v khai thác khoáng sn tnh Qung Bình

- Tiềm năng khoáng sản của địa phương

Theo Báo cáo công tác địa chất của Liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ năm 2016, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện có 19 loại khoáng sản rắn nhƣ kim loại (sắt, mangan, titan - zircon, chì - kẽm, wofram, vàng), khoáng chất công nghiệp (than bùn, phosphorit, kaolin, cát thủy tinh,…) và vật liệu xây dựng (đá vôi xi măng, sét xi măng, gạch ngói, cát cuội sỏi,…). Các khoáng sản tiềm năng, quy mô

lớn gồm cát thủy tinh, đá vôi xi măng, sét xi măng, đá ốp lát, đá xây dựng. Cùng với đó, quặng vàng có 10 mỏđang trong công tác đánh giá thăm dò.

- Thực trạng quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản

+ Trong công tác ban hành chính sách pháp luật đối với hoạt động khai thác khoáng sản:

Ngày 04/5/2012 Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy Quảng Bình ban hành Chƣơng trình hành động số 11-CTr/TU về việc “Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về tài nguyên khoáng sản theo từng thời kỳ”, định hƣớng chiến lƣợc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó thực hiện theo lộ trình phát triển, địa phƣơng định hƣớng đến năm 2020 xóa bỏ các cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công trên địa bàn tỉnh. Với lộtrình đã đặt ra, UBND tỉnh Quảng Bình đã sớm chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trƣờng phối hợp với các sở, ngành, địa phƣơng tham mƣu, chỉ đạo và tổ chức thực hiện theo Chƣơng trình hành động số 11-CTr/TU, đến năm 2020 tỉnh đã xóa bỏcác cơ sở sản xuất gạch ngói thủcông theo đúng mục tiêu của chiến lƣợc.

+ Trong công tác thực thi chính sách pháp luật đối với hoạt động khai thác khoáng sản:

Năm 2020 tiếp nhận, thẩm định 77 hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, đến nay đã giải quyết 68/77 hồ sơ, còn 9 hồsơ đang giải quyết trong thời hạn quy định. Phê duyệt 23 quyết định thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tổng tiền cấp quyền thu đƣợc trong năm 2020 thuộc thẩm quyền UBND tỉnh cấp phép là 18.638.997.905 đồng.

Để khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, Quảng Bình đã tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản công khai, minh bạch, xây dựng chính sách khuyến khích thu hút đầu tƣ của các thành phần kinh tế, đổi mới thiết bị, công nghệđể thực hiện có hiệu quả quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản. Quá trình cấp phép đã chủ động trong việc lựa chọn các dự án đầu tƣ khai thác, chế biến khoáng sản có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trƣờng, sử dụng triệt để và tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

+ Trong công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản: Theo Báo cáo của Liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ năm 2019, toàn bộ diện tích tỉnh Quảng Bình đã đƣợc điều tra, lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/200.000. Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 toàn tỉnh có 167 khu vực mỏ, khoanh định 1.787 khu vực cấm hoạt động khai thác khoáng sản và 171 khu vực tạm thời cấm hoạt

động. Do đó, cơ bản đến nay, Quảng Bình đã hạn chế tình trạng đầu tƣ, khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả gây ô nhiễm môi trƣờng.

+ Trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc:

UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt Phƣơng án bảo vệ khoáng sản chƣa khai thác, quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành và chính quyền địa phƣơng trong việc bảo vệ khoáng sản chƣa khai thác, trong đó đặc biệt quan tâm đến trách nhiệm của UBND cấp huyện, xã. Mặt khác, việc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoáng sản từng bƣớc đƣợc điều chỉnh theo hƣớng công khai, chặt chẽvà đúng pháp luật, thủ tục giải quyết đơn giản.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã thực sự tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động ngành tài nguyên môi trƣờng nói riêng, nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung. Những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chiến lƣợc khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đối với sự phát triển nền KT-XH của tỉnh đã đƣợc nhận thức cơ bản đầy đủ, ngày càng sâu sắc, từng bƣớc tạo chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng về ý thức tự giác chấp hành pháp luật, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên, cùng chung tay bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

+ Trong công tác thanh tra, kiểm tra:

Tỉnh đã phát hiện vi phạm nhƣ khai thác cát lòng sông, cát san lấp không có giấy phép; mua bán, vận chuyển, tiêu thụ và tàng trữ cát không có nguồn gốc hợp pháp; khai thác khoáng sản vƣợt mức công suất cho phép… và đã lập biên bản xử lý, truy thu số tiền trên 8,9 tỷđồng. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung về cơ chế, chính sách pháp luật phù hợp với thực tiễn. Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên môi trƣờng trên địa bàn tỉnh đƣợc chú trọng và tăng cƣờng đã góp phần đƣa công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản đi vào nề nếp.

+ Trong công tác bảo vệmôi trƣờng:

Thực hiện Luật Bảo vệmôi trƣờng và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, từnăm 2012 đến nay, tỉnh đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng, kế hoạch bảo vệ môi trƣờng, phƣơng án cải tạo phục hồi môi trƣờng cho 70 dự án theo đúng quy định trƣớc khi cấp phép khai thác khoáng sản.

Bên cạnh đó, tỉnh đã cụ thể hóa công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chƣa khai thác thông qua việc phê duyệt các phƣơng án bảo vệ môi trƣờng, tổ chức thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trƣờng và định kỳ có báo cáo đánh giá tác động môi

trƣờng từ hoạt động khai thác khoáng sản. Đa số các đơn vị đã thực hiện chƣơng trình quan trắc giám sát chất lƣợng môi trƣờng định kỳ hàng năm theo đúng quy định.

- Những vấn đề cần tháo gỡ:

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác quản lý nhà nƣớc đối với các dự án khai thác khoáng sản còn có những vấn đề cần đƣợc tháo gỡ. Luật đất đai năm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH (Trang 46 -84 )

×