6. Kết cấu luận văn
1.3.2. Xác định tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh, mục tiêu chiến lược của doanh
cạnh tranh và tạo ra giá trị gia tăng, một công cụ hữu ích để phân cách doanh nghiệp trong một chuỗi các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng đƣợc gọi là chuỗi giá trị.
Chuỗi giá trị là tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp mà mọi hoạt động góp phần gia tăng giá trị để chuyển các nguồn lực thành sản phẩm/ dịch vụ đến
khách hàng.
h, Năng lực cốt lõi
Năng lực cốt lõi của một doanh nghiệp thƣờng đƣợc hiểu là những khả năng mà doanh nghiệp có thể làm tốt, nhƣng đồng thời phải thỏa mãn ba điều kiện: đem lại lợi ích cho khách hàng, khiến cho đối thủ cạnh tranh rất khó bắt chƣớc, có thể vận dụng khả năng đó để mở rộng cho nhiều sản phẩm và thị trƣờng khác.
Năng lực cốt lõi có thể là công nghệ, bí quyết kỹ thuật, mối quan hệ thân thiết với khách hàng, hệ thống phân phối, thƣơng hiệu mạnh. Năng lực cốt lõi tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu rủi ro trong việc xây dựng mục tiêu và hoạch định chiến lƣợc, góp phần quyết định vào sự thành bại của các dự án.
1.3.2. Xác định tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. doanh nghiệp.
1.3.2.1 Xác định tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh
Xây dựng bản tuyên bố về sứ mạng của công ty là một trong những nội dung đầu tiên hết sức quan trọng trong quản trị chiến lƣợc. Nó tạo cơ sở khoa học cho quá trình phân tích và lựa chọn chiến lƣợc công ty. Việc xác định bản tuyên bố về sứ mạng cho công ty đƣợc đặt ra không chỉ đối với các công ty mới khởi đầu thành lập mà còn đặt ra đối với các công ty đã có quá trình phát triển lâu dài trong ngành
kinh doanh.
Sứ mạng của công ty là một khái niệm dùng để chỉ mục đích của công ty, lý do và ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại của nó. Sứ mạng của công ty chính là bản tuyên ngôn của công ty đối với xã hội, nó chứng minh tính hữu ích của công ty đối
với xã hội. Phạm vi của bản tuyên bố về sứ mạng thƣờng liên quan đến sản phẩm, thị trƣờng, khách hàng, công nghệ và những triết lý của công ty theo đuổi. Nhƣ vậy có thể nói chính bản tuyên bố về sứ mạng cho thấy ý nghĩa tồn tại của một tổ chức, những cái mà họ muốn trở thành, những khách hàng mà họ muốn phục vụ, những phƣơng thức mà họ hoạt động...
Việc xác định một bản tuyên bố về sứ mạng đúng đắn đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của tổ chức. Trƣớc hết, nó tạo cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu và các chiến lƣợc của công ty; mặt khác nó có tác dụng tạo lập và củng cố hình ảnh của công ty trƣớc công chúng xã hội, cũng nhƣ tạo ra sự hấp dẫn đối với các đối tƣợng hữu quan (khách hàng, cổ đông, những nhà cung cấp, ngân hàng, các nhà chức trách...). Thực tế cho thấy rằng các tổ chức thận trọng trong việc phát triển một bản tuyên bố về sứ mạng đúng đắn thƣờng có khả năng thành công cao hơn các tổ chức xem nhẹ vấn đề này.
Bản tuyên bố về sứ mạng của công ty cần phải đạt đƣợc các yêu cầu sau:
- Đảm bảo sự đồng tâm và nhất trí về mục đích trong nội bộ của công ty.
- Tạo cơ sở để huy động các nguồn lực của công ty.
- Cung cấp một cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối các nguồn lực của công ty.
- Hình thành khung cảnh và bầu không khí kinh doanh thuận lợi.
- Là một trung tâm điểm để mọi ngƣời đồng tình với mục đích và phƣơng hƣớng của công ty.
- Tạo điều kiện để chuyển hoá mục đíchcủa tổ chức thành mục tiêu thích hợp.
- Tạo điều kiện để chuyển hoá mục tiêu thành các chiến lƣợc và biện pháp hoạt động cụ thể.
- Ngoài ra bản tuyên bố về sứ mạng còn phải nhằm vào các khía cạnh sau:
- Phân biệt tổ chức với các tổ chức khác.
- Là khuôn khổ để đánh giá các hoạt động hiện thời cũng nhƣ trong tƣơng lai.
1.3.2.2 Thiết lập mục tiêu chiến lược
Xác định mục tiêu chiến lƣợc là giai đoạn đầu tiên và cũng là nền tảng cho việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh. Mục tiêu đặt ra nhằm tạo điều kiện tiền đề,
hƣớng phấn đấu cho doanh nghiệp thực hiện và đạt đƣợc kết quả theo mong muốn. Do đó để chiến lƣợc cụ thể và mang tính thực tiễn cao thì mục tiêu đặt ra phải phù hợp thực tiễn, phù hợp với từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.