Dự báo sự phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Thương mại Minh Cường (Trang 71 - 73)

6. Kết cấu luận văn

3.1.2.Dự báo sự phát triển thị trường

Tính đến hết quý 1 năm 2021, ngành cơ khí kết cấu Việt Nam bắt đầu có sự phục hồi sau thời gian lao đao do đại dịch Covid 19. Trong thời gian tới, ngành cơ khí kết cấu sẽ cần có những hƣớng đi mới để phù hợp hơn với tình hình chung của thị trƣờng.

Thứ nhất, thị trƣờng xây dựng đang dần phục hồi, đặc biệt trên khía cạnh cầu, các công trình xây dựng phải tiếp tục triển khai sau một năm ngƣng trệ vì đại dịch. Năm 2020 là thời gian thị trƣờng bất động sản bị ảnh hƣởng mạnh của Covid 19, kéo theo sự chững lại của thị trƣờng xây dựng. Tuy nhiên, sang năm 2021, thị trƣờng bất động sản dần phục hồi, giúp cho nhu cầu xây dựng tăng lên. Các gói cứu trợ đƣợc nhà nƣớc tung ra nhằm kích thích kinh tế trở lại, dòng vốn dịch chuyển sang kênh bất động sản, kéo theo đó là nhu cầu xây dựng tăng cao.

Thứ hai, đó là phân mảng thị trƣờng xây dựng cho các khu công nghiệp công nghiệp – đây là phân mảng thị trƣờng tốt nhất hiện nay. Nguyên nhân của thực tế này đến từ tác động của việc triển khai Hiệp định thƣơng mại tự do Liên minh châu

Âu –Việt Nam (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP), nhà nƣớc thông qua Luật Đầu tƣ mới, Luật Doanh nghiệp mới, Luật PPP; nguồn vốn đầu tƣ và doanh nghiệp chuyển dịch khỏi Trung Quốc dƣới tác động của chiến tranh thƣơng mại Mỹ - Trung và Việt Nam bƣớc đầu chống dịch

Covid 19 thành công, trở thành điểm đến của doanh nghiệp và đầu tƣ nƣớc ngoài. Do đó, cơ khí kết cấu công nghiệp đang là điểm sáng của thị trƣờng cơ khí Việt Nam thời điểm hiện tại, nhu cầu tăng cao, góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục của ngành trong đại dịch. Tuy nhiên, việc có thể thu hút thành công vốn đầu tƣ và doanh nghiệp nƣớc ngoài, qua đó hiện thực hóa đƣợc lợi thế của ngành cơ khí kết cấu trong công nghiệp thì còn rất nhiều gian nan và thách thức, rào cản cần vƣợt qua.

Thứ ba, ngành cơ khí nói chung chƣa có cú hích đủ mạnh, cả về cơ chế chính sách, sản phẩm đều hạn chế về đầu ra. Việc triển khai trên thực tiễn ở các doanh nghiệp cơ khí lớn cũng chƣa có đột phá. Chính sách ƣu đãi đối với các doanh nghiệp cơ khí vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa có chuyển biến, mặc dù chính phủ cũng đã đặt ra nhiều mối quan tâm cho ngành này. Đặc biệt là vấn đề tiếp cận nguồn vốn vay, luôn là vấn đề bức bối trong hoàn cảnh ngành cơ khí luôn cần vốn đầu tƣ ban đầu lớn, nhƣng lợi nhuận không có sự đột biến nhƣ những ngành kinh doanh công

nghệ khác.

Thứ tƣ, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tƣ FDI về Việt Nam cũng chính là cơ hội để hấp thụ các công nghệ sản xuất mới từ các tập đoàn hàng đầu thế giới, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền sản xuất Việt Nam

Thứ năm, sau đại dịch cũng chính là cơ hội để ngành cơ khí Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, bắt buộc các doanh nghiệp trong ngành phải có sự đổi mới toàn diện từ sản lƣợng, chất lƣợng, giá thành và quy trình sản xuất. Đặc biệt là vấn đề quy trình sản xuất đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc tế, cạnh tranh sòng phẳng với các Công ty nƣớc ngoài.

Lợi thế của các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam chính là nguồn nhân công tay nghề cao, đƣợc đào tạo bài bản, với chi phí nhân công vẫn thấp hơn so với các nƣớc trong khu vực. Nhà nƣớc đƣa ra nhiều chính sách để thu hút đầu tƣ và thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển. Xét về lâu dài, ngành cơ khí vẫn là nền tảng để quốc gia có thể trở thành nƣớc công nghiệp thực thụ hay không.

Tuy còn nhiều khó khăn nhƣng nhìn bức tranh toàn cảnh, ngành cơ khí Việt Nam vẫn là một thị trƣờng nhiều tiềm năng, thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ cả trong và ngoài nƣớc, quy mô dân số lớn, tỉ lệ ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao, cơ cấu dân số vàng, nền chính trị ổn định, hạ tầng giao thông phát triển nhanh, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ…Đây chính là điều kiện tốt để các nhà đầu tƣ có thể yên tâm khi đến với Việt Nam. Hầu hết các chuyên gia và tổ chức quốc tế đều nhận định tích cực về ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam sẽ có những bƣớc

phát triển vƣợt bậc, đặc biệt là giai đoạn 2021-2025, với nhiều hiệp định giữa Việt Nam và quốc tế đi vào thực thi, thúc đẩy mạnh mẽ các lĩnh vực công nghiệp và xuất khẩu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Thương mại Minh Cường (Trang 71 - 73)