Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã trung thành, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 29 - 30)

3. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình trên địa

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a)Vị trí địa lý địa hình.

Xã Trung Thành thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang là xã vùng thấp của huyện Vị Xuyên cách trung tâm huyện 12 km về phía Đông Nam, có vị trí địa lý và tiếp giáp với các xã khác cụ thể là:

Phía Bắc giáp xã Ngọc Linh,

phía Đông giáp xã Bạch Ngọc,

phía Tây giáp thị trấn nông trường Việt Lâm và xã Việt Lâm,

Ngăn cách bởi Sông Lô chạy dọc theo chiều dài của xã. Là một xã liền kề với thị trấn Nông Trường Việt Lâm, có khoảng cách gần với thị trấn Vị Xuyên và thành phố Hà Giang, Trung Thành có vị trí địa lý thuận lợi và lợi thế phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp.

b) Địa hình.

Xã Trung Thành được phân bố 2 giải rõ rệt, một giải núi cao chạy dọc từ thôn Cốc Héc đến thôn Trung Sơn giáp với xã Ngọc Linh, Bạch Ngọc và xã Đồng Tiến huyện Bắc Quang, diện tích vùng này chiếm khoảng 30% diện tích đất tự nhiên của xã, một giải bám theo đường lên xã là những đồi núi thấp và các cánh đồng xen kẽ với các khu dân cư được bố chí theo 12 thôn bản, vùng này chiếm khoảng 70 % diện tích.

Diện tích đất tự nhiên của xã: 5.639,54 ha. Trong đó:

Đất nông nghiệp: 4.457,25 ha. Đất phi nông nghiệp: 509,81ha. Đất chưa sử dụng: 672,48 ha.

Tài nguyên đất được chia các loại đất sau: Đất Feranit đỏ vàng chiếm 50% diện tích.

Đất phù sa lắng đọng dọc theo bờ sông suối, trũng chiếm 15%. Đất đá trầm tích chiếm 20%.

Đất xám bạc màu chiếm 10%. Đất núi đá vôi chiếm 5%.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã trung thành, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w