Hiệu quả của mô hình nuôi ong lấy mật từ các hộ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã trung thành, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 64 - 69)

3. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình trên địa

3.6.3. Hiệu quả của mô hình nuôi ong lấy mật từ các hộ

Hiệu quả là điều tất cả những người sản xuất đều hướng tới khi sản xuất một loại sản phẩm hàng hóa. Mục tiêu lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của họ, việc đánh giá được hiệu quả sản xuất sẽ giúp cho bà con nông dân sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao

cao hiệu quả và nhân rộng mô hình. Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá kết quả sản xuất là GO, VA, IC và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả là GO/IC và VA/IC. Hiệu quả nuôi ong được thể hiện trong bảng 3.10, cùng phân tích bảng 3.10 để hiểu rõ hơn các chỉ tiêu được thể hiện. Từ bảng tổng hợp cho thấy, kết quả nuôi ong của các hộ là khá cao. Cụ thể, năng suất mật ong là 5,58 kg mật/đàn. Giá trị sản xuất mật ong bình quân hộ là 13,39 triệu đồng/năm. Hiệu quả sử dụng vốn khá tốt với chi phí trung gian thấp ở mức 1,91 triệu đồng/hộ/năm. Giá trị gia tăng của việc nuôi ong cao, đạt 11,48 triệu đồng/hộ/năm. Hộ cao nhất đạt được 31,57 triệu đồng/năm, thấp nhất cũng đạt 2,67 triệu đồng/năm. Nguyên nhân đạt được mức cao là do chi phí trung gian thấp, chủ yếu là lao động gia đình và chi phí tự có. Hơn nữa, tổng giá trị sản xuất cao nên giá trị gia tăng của nghề nuôi ong tăng cao theo.

Bảng 3.10. Hiệu quả nuôi ong lấy mật của các hộ điều tra năm 2017 (bình quân hộ)

Chỉ tiêu

Năng suất mật ong Giá trị sản xuất (GO) Chi phí trung gian (IC) Giá trị gia tăng (VA) Khấu hao TSCĐ Các chỉ tiêu hiệu quả GO/IC

VA/IC

(Nguồn: số liệu điều tra 2017)

Nhìn vào bảng, có thể thấy rằng các chỉ tiêu sử dụng vốn khá tốt. Cụ thể: Giá trị sản xuất so với chi phí trung gian GO/IC đạt 7,01 lần, có nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian đưa vào sản xuất sẽ thu được 7,01 đồng giá trị

sản xuất. Giá trị gia tăng so với chi phí trung gian VA/IC bằng 6,01 lần tức là cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì mang lại 7,16 đồng giá trị gia tăng.

Như vậy, các chỉ tiêu hiệu quả đã đánh giá được hiệu quả của nghề nuôi ong là khá cao, riêng giá trị gia tăng đạt gấp 7 lần chi phí trung gian, cho thấy thu nhập mà người nuôi ong thu về là không hề nhỏ. Cứ bỏ ra một đồng là thu được 7 đồng. Còn chi phí tự có được hoạch toán vào nhưng chủ yếu bà con lấy công làm lãi, tận dụng đất vườn, tận dụng thời gian rảnh để mà chăm sóc đàn ong nên hiệu quả kinh tế được đánh giá khá cao đã góp phần ổn định kinh tế bởi vì cứ trung bình mỗi hộ đã mang về chomình 11,48 triệu đồng/năm nhờ nuôi ong lấy mật. Hộ cao nhất là thu được 31,57 triệu đồng/năm, hộ thấp nhất cũng đạt được 2,67 triệu đồng/năm. Bên cạnh các loại chi phí được đưa vào tính toán kết quả và hiệu quả kinh tế, đề tài còn ước lượng được chi phí lao động gia đình và lợi nhuận mà mô hình mang lại như sau:

Bảng 3.11. Lợi nhuận từ hoạt động nuôi ong lấy mật của các hộ điều tra

Chỉ tiêu

Doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận

(Nguồn: số liệu điều tra 2017)

Doanh thu được tính là thu nhập từ việc bán mật ong bình quân của mỗi hộ là 13,39 triệu động/năm. Tổng chi phí bao gồm: Chi phí trung gian, khấu hao, chi phí tự có và công lao động gia đình. Công lao động gia đình được ước lượng theo chi phí cơ hội của người lao động trong nghề nuôi ong. Mỗi công được tính là 180 ngàn đồng thì được chi phí công lao động cho hoạt

động nuôi ong là 4,41 triệu đồng/hộ/năm. Và lợi nhuận thu được bình quân mỗi hộ là 0,68 triệu đồng/năm.

Đặc thù của sản xuất nông nghiệp là thời gian lao động khác thời gian sản xuất. Nuôi ong cũng vậy, mặc dù nuôi quanh năm nhưng thời gian lao động là rất ít, không cố định. Lao động nông nghiệp có thể làm bất cứ thời gian nào trong ngày và có khi lao động hơn 8 tiếng/ngày lúc vào mùa vụ, có khi lại rất nhàn rỗi. Nghề nuôi ong đã tận dụng được thời gian lúc nông nhàn của bà con để mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho hộ mình.

Nuôi ong không phải là nghề chính của bà con nên chi phí lao động không được đưa và đánh giá hiệu quả trong đề tài này mà đề tài chỉ ước lượng chi phí công lao động để có thể thấy được phần nào lợi nhuận mà mô hình nuôi ong lấy mật mang lại cho người dân địa phương.

3.6.4. Nguyên nhân bài học kinh nghiệm.

+ Nguyên nhân.

Nhìn chung các hộ nuôi đều có quy mô nhỏ quy mô theo gia đình chủ yếu là vườn xung quanh nhà nên sản lượng mật thu về chưa được cao

Kỹ thuật nuôi chưa được nắm vững nên tỉ lệ mất đàn bay đàn làm giảm số lượng ong trong tổ.

Nguồn thức ăn cho ong còn hạn chế, số lượng cây vải nhãn để cung cấp phấn hoa cho ong ít chủ yếu vào tháng 4 tháng 5 hoa vải hoa nhãn còn lại thì các hộ duy trì nuôi ong bằng cách cho ăn bằng thức ăn ngoài nên sản lượng mật không có và còn ít.

Thời tiết khí hậu thay đổi cũng làm thay đổi đàn mất đàn giảm số lượng ong trong đàn.

+ Bài học kinh nghiệm.

Thứ nhất: Muốn nuôi ong thì trước hết phải tìm được địa hình thích

hợp. Khi dựng trại ong phải chú ý hướng gió, nếu chọn sai địa hình thì nguồn mật thu được rất ít, lúc đó lại phải di chuyển đi nơi khác.

Nuôi ong lấy mật ở xã Trung Thành dã có từ lâu, nhưng chủ yếu là tự phát ở các hộ gia đình nên còn manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra chủ yếu là để phục vụ nhu cầu của người dân, tuy nhiên nghề nuôi ong không khó, với sự chăm chỉ, tỉ mỉ và cẩn thận của các hộ dân trong xã, am hiểu về các đặc tính của chúng như xây tổ, chia đàn nên cũng giảm được chi phí cho nuôi ong.

Thứ hai: Các hộ gia đình thường xuyên họp gặt nhau để trao đổi kinh

nghiệm nuôi ong của mình rồi từ đó rút ra 1 cách có hiệu quả hơn và một kinh nghiệm khác mà người nuôi ong phải đặc biệt lưu ý là không dựng trại ong gần những vùng trồng lúa, rau, hoa màu. Bởi ong sẽ chết vì hút phải mật tại những ruộng phun thuốc bảo vệ thực vật.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã trung thành, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w