3. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình trên địa
3.11.1. Định hướng phát triển
Nuôi ong là nghề có lợi thế và tiềm năng phát triển tại địa bàn xã. Hiện tại mới chỉ chó 63 hộ nuôi ong trên tổng số 1.429 hộ của xã. Nhưng hiện tại đi điều tra chỉ điều tra những thôn mà có số lượng nuôi tổ nhiều như: Trung Sơn, Minh Thành, Bản tàn, Khuổi Lác. Diện tích đất tự nhiên rộng, tài nguyên thiên nhiên khá phong phú là nguồn cung cấp mật, phấn hoa cho nuôi ong.
Trong thời gian sắp tới, nên tập huấn, phổ biến kỹ thuật nuôi ong cho bà con dân tộc, đây là hướng đi cho thể giải quyết được việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số cũng như xóa đói giảm nghèo cho đồng bào. Góp phần thay đổi thói quen canh tác du canh của bà con, hạn chế sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên và trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước. Thay đổi nhận thức, có ý chí vươn lên thoát nghèo cho người dân tộc.
Các hộ đã bị mất đàn, nhanh chóng nuôi lại để khôi phục số lượng đàn với sự giúp đỡ của câu lạc bộ, dành nhiều thời gian chăm sóc đàn ong mới. Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm mật ong của các hộ nuôi để tiến hành mua bán tập trung, mở rộng địa bàn tiêu thụ sang nơi khác và đối tượng mua cũng đa dạng hơn. Vai trò của câu lạc bộ là liên hệ với các đầu mối hoặc những cửa hàng mua, bán mật ong để thu mua mật ong cho bà con
Khuyến nông viên ở xã theo dõi sát sao và hỗ trợ kịp thời cho những hộ nuôi khi gặp khó khăn về kỹ thuật, vì trong các hộ nuôi thì cũng có một số hộ mới nuôi nên còn bỡ ngỡ khi gặp tình huống bất ngờ xảy ra với đàn ong của mình. Tâm lý của người mua là thích mua mật ong rừng hoặc mật ong của người nuôi không cho ăn đường, nhìn vào chai mật đặc quánh, màu vàng óng, nếm vào thì vị ngọt đậm và có 1 chút vị chua. Và để đáp ứng nhu cầu của người mua thì người sản xuất càng không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học
công nghệ vào nuôi ong, không cho ong ăn đường quá nhiều (lạm dụng) để có sản lượng cao mà chỉ cho ong ăn đường vào những lúc mưa, rét, ngoài tự nhiên hết nguồn mật phấn để nuôi dưỡng đàn. Hiện tại, trên địa bàn xã thì 100% các hộ nuôi ong quanh năm, nhưng qua thực tế điều tra và quá trình nghiên cứu, đề tài nhận thấy bà con nên nuôi ong theo vụ. Nuôi theo vụ hoa và di chuyển đàn ong đến nơi có nguồn mật phấn chứ không nên nuôi cố định một chỗ, lâu ngày thì nguồn mật phấn cạn kiệt mà phẩm chất đàn ong cũng suy giảm. Quy mô nuôi của các hộ còn nhỏ là một trong những hạn chế cho việc nuôi ong theo mùa vụ nhưng biện pháp có thể là các hộ cũng nhau di chuyển đàn, đỡ được phần nào chi phí vận chuyển mà còn nâng cao được hiệu quả sản xuất.