Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã trung thành, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 73)

3. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình trên địa

3.10. Bài học kinh nghiệm

Nuôi ong hiện đang là mô hình chăn nuôi được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng thành công trong lĩnh vực nàynghề nuôi ong không chỉ là đam mê, ham thích mà cần phải chịu khó học hỏi, tìm tòi, cũng như rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi ong. Phải trải qua nhiều thất bại anh mới có được như ngày hôm nay, thực sự thì nuôi ong làm giàu không khó, mỗi năm các bạn có thể thu mấy trăm triệu đồng.

Kinh nghiệm từ việc nuôi ong lâu năm một chuyên gia là anh Nguyên Văn Tiến ở tỉnh Quảng Ngãi người nổi tiếng về nuôi ong cho biết đây là công việc vừa dễ vừa khó. Bạn không cần vốn nhiều, nhân lực nhiều, không quá vất vả nhưng bạn cần tỉ mỉ, khéo léo để chăm sóc đàn ong khỏe mạnh. Các mùa hoa nở khác nhau nên phải chạy ong theo mùa và theo vùng để lúc nào cũng thu được mật và mỗi loại mật từ hoa khác nhau có giá trị khác nhau.Làm lâu năm, các bạn sẽ hiểu được tính nết của ong mình nuôi cũng như các kinh nghiệm trong việc chống rét, chống nóng, vệ sinh đàn ong,...Chính vì với kinh nghiệm của mình, không chỉ thu mật về bán mà anh còn có thể bán đàn ong cũng như chia sẻ kinh nghiệm cho những người nuôi sau. Tóm lại, anh Tiến khẳng định nuôi ong làm giàu không khó, quan trọng là sự nhiệt huyết, tìm tòi và yêu nghề của bạn.

3.11: Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình trên địa bàn xã Trung Thành.

3.11.1. Định hướng phát triển.

Nuôi ong là nghề có lợi thế và tiềm năng phát triển tại địa bàn xã. Hiện tại mới chỉ chó 63 hộ nuôi ong trên tổng số 1.429 hộ của xã. Nhưng hiện tại đi điều tra chỉ điều tra những thôn mà có số lượng nuôi tổ nhiều như: Trung Sơn, Minh Thành, Bản tàn, Khuổi Lác. Diện tích đất tự nhiên rộng, tài nguyên thiên nhiên khá phong phú là nguồn cung cấp mật, phấn hoa cho nuôi ong.

Trong thời gian sắp tới, nên tập huấn, phổ biến kỹ thuật nuôi ong cho bà con dân tộc, đây là hướng đi cho thể giải quyết được việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số cũng như xóa đói giảm nghèo cho đồng bào. Góp phần thay đổi thói quen canh tác du canh của bà con, hạn chế sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên và trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước. Thay đổi nhận thức, có ý chí vươn lên thoát nghèo cho người dân tộc.

Các hộ đã bị mất đàn, nhanh chóng nuôi lại để khôi phục số lượng đàn với sự giúp đỡ của câu lạc bộ, dành nhiều thời gian chăm sóc đàn ong mới. Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm mật ong của các hộ nuôi để tiến hành mua bán tập trung, mở rộng địa bàn tiêu thụ sang nơi khác và đối tượng mua cũng đa dạng hơn. Vai trò của câu lạc bộ là liên hệ với các đầu mối hoặc những cửa hàng mua, bán mật ong để thu mua mật ong cho bà con

Khuyến nông viên ở xã theo dõi sát sao và hỗ trợ kịp thời cho những hộ nuôi khi gặp khó khăn về kỹ thuật, vì trong các hộ nuôi thì cũng có một số hộ mới nuôi nên còn bỡ ngỡ khi gặp tình huống bất ngờ xảy ra với đàn ong của mình. Tâm lý của người mua là thích mua mật ong rừng hoặc mật ong của người nuôi không cho ăn đường, nhìn vào chai mật đặc quánh, màu vàng óng, nếm vào thì vị ngọt đậm và có 1 chút vị chua. Và để đáp ứng nhu cầu của người mua thì người sản xuất càng không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học

công nghệ vào nuôi ong, không cho ong ăn đường quá nhiều (lạm dụng) để có sản lượng cao mà chỉ cho ong ăn đường vào những lúc mưa, rét, ngoài tự nhiên hết nguồn mật phấn để nuôi dưỡng đàn. Hiện tại, trên địa bàn xã thì 100% các hộ nuôi ong quanh năm, nhưng qua thực tế điều tra và quá trình nghiên cứu, đề tài nhận thấy bà con nên nuôi ong theo vụ. Nuôi theo vụ hoa và di chuyển đàn ong đến nơi có nguồn mật phấn chứ không nên nuôi cố định một chỗ, lâu ngày thì nguồn mật phấn cạn kiệt mà phẩm chất đàn ong cũng suy giảm. Quy mô nuôi của các hộ còn nhỏ là một trong những hạn chế cho việc nuôi ong theo mùa vụ nhưng biện pháp có thể là các hộ cũng nhau di chuyển đàn, đỡ được phần nào chi phí vận chuyển mà còn nâng cao được hiệu quả sản xuất.

3.11.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộgia đình. gia đình.

1. Giải pháp sản xuất.

- Phòng trừ bệnh hại.

Giống như các động vật khác ong mật cũng dễ dàng mắc một số bệnh và bị nhiều địch hại, động vật khác tấn công. Bệnh tật, địch hại ở mức độ nhẹ làm cho đàn ong suy yếu, giảm số quân, giảm năng suất mật. Ở mức độ nặng thì làm cho đàn ong bị chết hoặc bỏ tổ bốc bay gây thiệt hại kinh tế rất lớn. Các hộ phải chú ý dến một số bệnh thường gặp như:

- Bệnh thối ấu trùng

- Bệnh thối ấu trùng túi do vi rút

- Bệnh ỉa chảy( thường suất hiện vào vụ vào vụ đông - xuân sau những

ngày mưa rét kéo dài, ong không bay ra ngoài được)

- Ngoài ra còn có những con côn trùng khác xâm hại đến đàn ong như: ve ký sinh, cóc nhái, một số loại chim ăn ong…

Ở nhiều nơi người nuôi ong còn gặp một số kẻ thù hại ong khác như thằn lằn, thạch sùng, nhện, mối... thằn lằn thường nằm trên cửa tổ để bắt ong đi làm, thạch sùng chui vào trong thùng ong bắt ong thợ đi làm về đôi khi bắt cả ong chúa gây thiệt hại cho đàn nhện thường chăng tơ trước cửa tổ, ong đi làm mắc vào bị nhện ăn thịt. Cần bịt kín các khe hở của thùng mở cửa tổ hẹp đủ cho ong ra vào. Dọn sạch cỏ trước thùng ong, tiêu diệt nhện. Nếu bị mối tấn công cần thay cọc, đổi vị trí thừng tiêu diệt hết mối ở trong thùngtrong năm vừa qua các hộ bị mất đàn khá nhiều do bệnh chết ấu trùng hàng loạt mà không phát hiện kịp thời dẫn đến mất đàn. Điều này cho thấy, việc quan sát và chăm sóc đàn của các hộ còn hơi lỏng, kỹ thuật chưa cao. Cần phải kiểm tra thường xuyên, phát hiện ấu trùng chết thì phải cho đàn ong uống thuốc kháng sinh trộn lẫn vào thức ăn bổ sung của đàn, cho ăn vào buổi tối, 2 tối liên tục, kiểm tra đàn ong vào buổi sáng và dọn dẹp sạch sẽ máng ăn. Kết hợp với đó là thay chúa khỏe vào thời gian sớm nhất.

2. Giải pháp tiêu thụ.

Mật ong là sản phẩm chính của đàn ong. Ong thu mật do thực vật tiết trên lá, nụ, búp non của các loài cây nguồn mật về tổ luyện thành mật ong. Mật ong là sản phẩm do con ong tạo ra từ nguồn mật tự nhiên có bổ sung thêm một số chất từ dịch tiêu hoá của con ong và được dự trữ trong lỗ tổ. Cây nguồn mật rất phong phú và đa dạng vì vậy mật ong cũng có nhiều chủng loại. Mỗi loại mật có màu sắc, hương vị khác nhau. Mật ong có dạng từ đặc sánh đến kết tinh. Kết tinh là hiện tượng tự nhiên bình thường là do tỷ lệ đường Glucoza/H2O > 2. Mật ong kết tinh nhiều hoặc không kết tinh là tuỳ thuộc ở nguồn gốc cây nguồn mật. Ngoài ra khả năng kết tinh còn phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ tối thiểu ≈ 1400C, còn nhiệt độ < 500C hoặc > 2500C thì không kết tinh. Ở nước ta mật cao su, cỏ lào, bạc hà, chân chim thường dễ kết tinh. Còn nhãn, vải, bạch đàn, táo thì ít hoặc không kết tinh. Kết tinh

không ảnh hưởng gì đến chất lượng mật ong, ở nhiều nước người ta còn phải nhập những loại mật dễ kết tinh để sản xuất mật ong phết bánh mỳ. Tuy nhiên mật ong kết tinh khi đóng chai miệng nhỏ khó lấy ra cần phá kết tinh bằng cách ngâm mật ong trong nước nóng 60 – 7000C, hoặc đun cách thuỷ ở nhiệt độ 40 – 6000C cho đến khi mật tan (không nên đun trực tiếp ở nhiệt độ cao và thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của mật.

Mật ong là chất dinh dưỡng giấu năng lượng (1kg mật ong cho 3150 - 3350 Kcalo), nó là sản phẩm có thể sử dụng rộng rãi hàng ngày và thích hợp với mọi lứa tuổi. Có thể cho trẻ em ăn mật ong hàng ngày, ngay từ khi mới sinh, trẻ sẽ tránh được những bệnh về đường ruột và giúp cho việc tiêu hoá đạm nhanh, chống nôn chớ, tăng hồng cầu trong máu, tăng sức đề kháng. Mật ong thường dùng làm quà biếu cho người già vì mật ong dễ hấp thụ, người già dùng mật ong sức khoẻ tăng lên rõ rệt. Mật ong là chất giầu năng lượng nên còn có thể bồi dưỡng sức khoẻ cho người làm việc nặng nhọc, đặc biệt là là các vận động viên trong khi luyện tập và thi đấu. Mật ong còn được dùng rộng rãi trong việc chế biến nước giải khát sữa mật ong, bia mật ong... Trong y học cổ truyền mật ong được sử dụng để pha trộn và bọc các viên thuốc Đông y vì dùng mật ong không bị lên men mốc. Mật ong là chất kháng khuẩn nên nhân dân ta thường dùng mật ong để chữa bệnh tưa lưỡi trẻ em, dùng bôi lên vết bỏng hoặc vết thương, trộn với vôi và bồ hóng để điều trị mụn nhọt. Dùng mật ong thường xuyên chữa bệnh ho lao, đái đường, viêm loét dạ dày và đại tràng.

Các hộ tự đảm nhận, ngoài ra cần liên hệ với các đầu mối thu mua tập trung các sản phẩm mật ong và ong giống. Không dừng lại ở việc cung cấp cho người quen và tới mua tại nhà mà cần mở rộng ra các vùng, xã, tỉnh lân cận. Tạo ra thương hiệu mật ong riêng, có tên gọi riêng gây dựng niềm tin của những người tiêu dùng mật ong và sự ưa chuộng của họ hơn nữa. Hơn nữa

các hộ đã tạp ra bao bì sản phẩm riêng cho mình mẫu mã có nhỉnh hơn so với trước. Có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng và không ngừng nâng cao quảng bá sản phẩm của mình, sản phẩm đã xuất hiện ở các siêu thị, cửa hàng lớn để mọi người có thể biết đến…

3. Giải pháp tập huấn kỹ thuật.

Thực hiện giải pháp tập huấn kỹ thuật định kỳ, hằng năm cho bà con nông dân, trao đổi về những vấn đề thường gặp phải và cách khắc phục những vấn đề đó. Giữa các hộ nuôi cần thường xuyên tham quan mô hình của nhau, học hỏi từ những người thành công trong câu lạc bộ từ đó đúc rút được kinh nghiệm và cách xử lý tình huống gặp phải trong nghề nuôi ong.

4. Giải pháp khoa học công nghệ.

Đầu tư trang bị máy lọc mật giảm hàm lượng nước trong mật ong, nâng cao phẩm chất, chất lượng của mật ong. Tạo niềm tin và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Động viên bà con mạnh dạn bỏ vốn đầu tư để mang về lợi ích đáng kể cho gia đình mình.

5. Giải pháp khác.

Ngoài ra để nhân rộng mô hình hơn nữa thì cần mở các hội nghị, hội thảo về nuôi ong. Kết hợp các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, đài, tivi, Internet về những lợi ích và kết quả mô hình. Đồng thời, triển khai cho người dân tham quan mô hình thành công để bà con hiểu hơn về nuôi ong cũng như hiệu quả mà nghề này mang lại để có định hướng sản xuất đối với hộ mình.

Phần 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận.

Trong nền kinh tế quốc dân thì nông nghiệp chiếm tỷ lệ gần 70% và để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để thực hiện thành công mục tiêu này thì tất cả các địa phương trên cả nước phải đồng bộ thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ. Không chỉ về mặt số lượng mà chất lượng cũng cần phải được nâng cao. Qua quá trình thực hiện đề tài tại địa bàn xã Trung Thành, kết quả nghề nuôi ong mang lại cũng ở mức khá, góp phần tăng thu nhập cho bà con nhân dân, giải quyết được việc làm cho người lao động địa phương. Khai thác được lợi thế về tài nguyên đất, cung cấp nguồn mật phấn cho ong sản xuất mật. Vốn đầu tư nhỏ, ít rủi ro đối với người nuôi, quay vòng vốn nhanh, hiệu quả sử dụng vốn cao. Tuy nhiên, vẫn còn không ít khó khăn tồn tại ảnh hưởng đến hoạt động nuôi ong. Hoạt động sản xuất chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của người dân, chưa có hộ nào thực sự sản xuất theo mô hình công nghệ cao mặc dù đã được tập huấn kỹ thuật. Hơn nữa, thời tiết diễn biến thất thường nên việc kiểm soát đàn ong càng khó khăn hơn. Một số hộ nuôi với mục đích lấy sản phẩm phục vụ nhu cầu của gia đình nên chưa thực sự quan tâm đến năng suất và sản lượng mật ong, ít quan tâm đến chăm sóc, cho ăn và phòng bệnh cho đàn ong ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng mật ong của toàn xã. Thị trường tiêu thụ còn bó hẹp ở mức độ trong xã và các xã lân cận, kênh phân phối nhỏ lẻ chưa thực sự đồng bộ. Mật ong sản xuất ra thường đợi người đến mua chứ chưa thực sự có một đầu mối thu mua nào dẫn đến việc tiêu thụ mật ong bị hạn chế, người mặc dù nhóm sở

thích đã sáng tạo ra bao bì sản phẩm riêng cho mình,nhưng cũng lo lắng khi bỏ vốn sản xuất mà không ai mua. Khả năng nhân đàn còn yếu, thông thường mỗi đàn ong mỗi năm phải nhân được 1 đàn là tự nhiên nhưng ở đây số đàn nhân được là rất ít, nguyên nhân chính là việc tạo và nuôi chúa công nghiệp chưa thực sự có hiệu quả. Hơn nữa, còn phụ thuộc vào hoạt động của đàn ong thợ, nguồn mật phấn dồi dào hay không mới có thể tạo chúa khỏe mạnh, tách đàn mới thành công. Bà con dân tộc chưa được tiếp cận với mô hình nuôi ong, đây là hình thức có thể xóa đói giảm nghèo một cách bền vững mà chính quyền địa phương nên đưa đến với bà con ở các bản xa, có lợi thế hơn về nguồn mật phấn. Với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông huyện, nhó sở thích nuôi ong và sự mạnh dạn của bà con thôn bản thì hứa hẹn sẽ mang lại thành công cho người nuôi nhiều hơn nữa

4.2. Kiến nghị.

Nghề nuôi ong là nghề không xa lạ gì đối với người dân địa phương, có người duy trì nhiều năm nay, có người nuôi rồi bỏ nhưng thực sự nghề này mang lại lợi ích không nhỏ đối với người nông dân khi mà điều kiện đất đai, địa hình, giao thông không được thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Qua quá trình tìm hiểu về đề tài, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

* Đối với Nhà nước.

Nhà nước cần linh hoạt trong việc thi hành các chính sách nông nghiệp như: tín dụng, vay vốn, trợ giá đầu vào, đầu ra cho các hoạt động sản xuất phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội của từng địa phương. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ khuyến nông của địa phương, nâng cao trình độ kỹ thuật, năng lực công tác cho cán bộ khuyến nông. Giúp họ tự tin, nắm vững vàng kiến thức để hỗ trợ bà con khi cần thiết. Bên cạnh đó, cần có chính sách lương, thưởng hợp lý đối với bậc công việc của cán bộ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã trung thành, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w