Tình hình sử dụng lao động của các hộ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã trung thành, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 49 - 51)

3. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình trên địa

3.5.1. Tình hình sử dụng lao động của các hộ

Trung Thành là xã vùng thấp của huyện Vị Xuyên cách trung tâm huyện 12 km về phía đông nam. Có vị trí địa lý thuận lợi và lợi thế phát triển

toàn diện nền kinh tế - xã hội đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhưng bên cạnh đó đời sống kinh tế của bà con nông dân còn khó khăn. Dân số ít, nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp và làm thuê, qua điều tra cho thấy độ tuổi trung bình của xã trung bình là 50 tuổi, thấp nhất là 30-32 tuổi và cao nhất là 89-90 tuổi. Độ tuổi này khá là cao tuy nhiên cũng là mặt thuận lợi khi các bác đã có dày dặn kinh nghiệm trong việc nuôi ong lấy mật. Những người lớn tuổi thường cẩn thận, tỉ mỉ giúp cho công việc nuôi ong đạt hiệu quả cao. Hơn thế nữa, những người dân cũng xuất phát từ nghèo khó nên rất cần cù, chịu khó và kiên trì.

Vì các bác có độ tuổi khá cao nên trình độ văn hóa trung bình rất thấp, số năm đi học trung bình là 7 hoặc 9 năm. Sinh ra và lớn lên trong chiến tranh nên điều kiện học tập cũng bị hạn chế, đó cũng là một trong những thiệt thòi lớn của những người dân. Tuy nhiên, được sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền địa phương hàng năm, xã có kết hợp với các trung tâm dạy nghề đào tạo, tập huấn nuôi ong, làm chổi đót cấp chứng chỉ cho bà con ở trình độ sơ cấp cũng cải thiện phần nào năng lực, kiến thức cho bà con

Trình độ chuyên môn của nông dân vẫn còn rất thấp, chỉ có một số người có trình độ đại học nhưng hệ tại chức, hoặc vừa học vừa làm chứ không có hệ chính quy. Một số có trình độ trung cấp như thú y, chính trị, điện, thủy lợi...nhưng con số là rất nhỏ. Những người đã qua đào tạo thì khả năng tiếp cận khoa học, kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới nhanh hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Nhưng họ lại bị hạn chế về mặt thời gian, vì công việc chính của họ là phi nông nghiệp, họ tận dụng thời gian rảnh để nuôi, lấy mật phục vụ nhu cầu của gia đình chứ chưa phải vì mục đích kinh tế. Số nhân khẩu của các hộ ở mức thấp chỉ 4,09 người/hộ, con cái họ đã lập gia đình và tách hộ nên quy mô hộ bị rút gọn lại. Hộ có số khẩu lớn nhất là 7 người/hộ và thấp nhất là 2 người/hộ.

Số lao động là 3,13 lao động/hộ, đạt mức cao, phản ánh thu nhập của gia đình là khá ổn, 3 người có thu nhập. Trong đó, lao động nam là 1,83 lao động/hộ, chiếm tỷ lệ 58,43% tổng lao động và lao động nữ là 1,3 lao động/hộ, chiếm tỷ lệ 41,57%. Lao động nam chiếm tỷ lệ cao hơn và là nguồn lao động chính trong gia đình.

Sinh kế của người dân phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp nên tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao 77,71% với bình quân 2,43 lao động/hộ. Lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ 0,7%, tức chưa tới 1 lao động/hộ. Như vậy, tuổi bình quân của các hộ là khá cao nhưng trình độ văn hóa và chuyên môn còn hạn chế. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, tuổi cao mà kinh nghiệm dày dặn thì cũng là điều kiện thuận lợi cho sản xuất. Người nam đóng vai trò là quan trọng cũng là lao động chính trong gia đình. Lao động nông nghiệp là khá cao cho thấy thu nhập từ nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của hộ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã trung thành, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w