3. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình trên địa
3.5.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất
Tư liệu sản xuất là yếu tố đầu vào quan trọng trong các quá trình sản xuất. Đối với sản xuất nông nghiệp, ngoài đất đai, lao động, vốn thì các tư liệu sản xuất khác cũng góp phần không nhỏ vào năng suất, sản lượng, chất lượng đầu ra. Tư liệu sản xuất được trang bị một cách hợp lý sẽ không chỉ giải phóng được sức lao động mà còn nâng cao được hiệu quả sản xuất. Nuôi ong cũng vậy, đòi hỏi cần có những tư liệu cần thiết.
Bảng 3.6. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của 40 hộ nuôi ong qua số liệu điều tra 2017
Loại tư liệu
Thùng quay mật Thùng nuôi Lưới mặt Dao cắt vít nắp Chai đựng mật Tổng
Thùng quay mật là tư liệu có giá trị lớn nhất trong các tư liệu để nuôi ong, tuy từng thùng mà giá của mỗi thùng quay mật cũng khác nhau vào khoảng 800.000 nghìn đồng đến 1 triệu đồng toàn xã có 21 thùng quay mật, bình quân mỗi hộ có 0,47 thùng. Thùng được làm bằng nhôm, thiết kế tay quay với hệ thống bánh răng khớp, khi quay mật thì nhẹ nhàng chứ không cần nhiều sức. Bánh tổ đã được cắt vít nắp, 2 cầu quân bỏ vào hai bên thùng ly tâm và quay khoảng 30 giây là hết mật trong 37 bánh tổ. Những hộ không có thùng quay mật thì có thể mượn các hộ xung quanh. Mỗi tháng mỗi hộ có thể quay mật 2 - 3 lần, sau khi quay mật xong thì vệ sinh sạch sẽ và bảo quản. Thùng quay mật có thể sử dụng trong 20 năm. Trung bình giá trị thùng quay mật của mỗi hộ là 0,47 triệu đồng.
Thùng nuôi được làm bằng gỗ, thùng đóng hình chữ nhật có nắp đậy. Gía mỗi thùng nuôi đóng mới là 250.000 đồng. Mỗi thùng nuôi 1 đàn ong từ 3
- 5 cầu quân. Hầu hết các hộ điều tra đều nuôi 3 cầu. Thùng được sơn màu
xanh, trắng, màu ghi, tránh sơn màu đỏ, hồng, đen để thùng đẹp, bền và kéo dài tuổi thọ của thùng nuôi vì thùng nuôi được đặt ngoài trời chịu ảnh hưởng trực tiếp của nắng, mưa. Thùng nếu làm bằng gỗ tốt và bảo quản cẩn thận thì sẽ sử dụng được 5 năm. Các hộ điều tra đều đã trang bị đầy đủ thùng nuôi có đàn ong của mình, với tổng số thùng nuôi là 778 thùng/778 đàn ong. Tổng giá trị thùng nuôi của các hộ là 125,5 triệu đồng. Trung bình mỗi hộ có 10,57 thùng, tức là chi phí bình quân 4,37 triệu đồng/hộ
Lưới mặt là vật dụng không thể thiếu cho những người nuôi ong để bảo vệ người nuôi trước sự tấn công của đàn ong. Lưới được làm bằng vải, có lỗ nhỏ, dài khoảng 70 - 80 cm. Một đầu bịt kín, một đầu thắt dây cao su, khi mang vào thì sẽ thắt lại dưới thân. Ong tấn công thường vào vùng mặt, cổ, đẩu là những vùng nguy hiểm. Tuy ong nuôi nọc độc không nhiều như ong rừng, khả năng cắn chết người là rất ít nhưng không loại trừ trường hợp xấu.
Những người làm quen thì không cần lưới nhưng khi chăm sóc hay làm việc với đàn ong cũng cần những mẹo nhỏ để bảo vệ. Để an toàn hơn thì sử dụng lưới mặt để không tổn hại về sức khỏe. Giá mỗi lưới mặt là 70.000 đồng, sử dụng khoảng 5 năm.
Dao cắt vít nắp thì hộ nào nuôi cũng trang bị, dụng cụ này được sử dụng khi quay mật, cắt vít nắp trên bánh tổ rồi đưa bánh tổ vào thùng quay mật. Dao dài khoảng 20 cm, đầu tròn, được làm sắc 2 bên chứ không phải làm sắc một bên như dao cắt bình thường, thuận tiện cho việc cắt vít nắp nhanh chóng. Dao được sử dụng và bảo quản cẩn thận sẽ dùng được trong 5 năm thì thay dao mới. Bình quân giá trị trang bị dao cắt vít nắp là 0,06 triệu đồng. Ngoài ra, tư liệu không thể thiếu cho hoạt động nuôi ong đó là chai đựng mật, chai được làm bằng thủy tinh với thể tích 700 ml, đựng được 1 lít mật ong. Giá mỗi chai đựng mật là 5.000 đồng. Mỗi hộ 53,57 chai đựng mật, giá trị trung bình mỗi hộ là 0,27 triệu đồng.
Nhận xét về tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra là khá đầy đủ, các hộ nuôi ý thức được tầm quan trọng của các tư liệu trong quá trình nuôi. Chỉ có thùng quay mật thì số lượng hạn chế. Tổng giá trị đầu tư trang bị tư liệu sản xuất của các hộ là 208,123 triệu đồng. Bình quân mỗi hộ phải chi phí 3,93 triệu đồng cho các công cụ, dụng cụ để nuôi ong. Trong thời gian tới, các hộ có đủ điều kiện để mở rộng quy mô nuôi, tăng đàn nhằm tăng sản lượng mật ong của gia đình.
3.6. Hiệu quả của mô hình nuôi ong lấy mật từ các hộ đạt được.
Ngoài tự nhiên, cây mà cung cấp phấn hoa cho ong đi lấy mật. Các cây nở hoa và cho mật, phấn theo mùa vụ. Ở địa bàn xã thì nguồn mật phấn chủ yếu là các loại cây như ngô vào tháng 3, cây ổi, nhãn, vải thiều, bưởi vào tháng 5; tháng 6 có keo lá tràm, keo tai tượng; cây đu đủ, cỏ lào vào tháng 12
đến tháng 1. Ngoài ra, có cây cúc dại nở hoa nhiều vào mùa hè cũng là nguồn mật phấn dồi dào cho ong.
Các hộ điều tra đều cho ăn thức ăn bổ sung để nuôi dưỡng đàn ong vào mùa mưa rét, gió bão ong không đi kiếm ăn được. Đồng thời bổ sung thức ăn nhằm giúp cho đàn ong đủ lượng mật dự trữ qua thời kỳ khó khăn, nếu không cho ăn ong sẽ chết đói hoặc ong bốc bay. Thức ăn là đường pha với nước ấm. Mỗi đàn 3 cầu thì mỗi tháng cho ăn 3 đợt, mỗi đợt 0,3 kg/đàn, mỗi kilogam đường pha với 1 lít nước ấm, cho ăn vào buổi tối. Khi cho ong ăn cần chú ý đề phòng ong sang cướp mật của nhau. Có hộ còn cho ăn quanh năm, nên sản lượng mật đạt số lượng lớn nhưng chất lượng mật không cao bằng đàn ong tự đi kiếm mật và phấn hoa. Ong được cho ăn nhiều nhất là từ tháng 9 đến tháng
12. Với 5 hộ cho ăn vào tháng 9, 10 hộ cho ăn vào tháng 10, 10 hộ cho ăn vào
tháng 11 và 15 hộ cho ăn vào tháng 12.
Bảng 3.7. Lịch cho thức ăn bổ sung
ĐVT: hộ
Tháng 1
TN 38
BS 2
Tổng 40
(Nguồn: số liệu điều tra 2017)
Trong quá trình nuôi ong, bên cạnh sự chăm sóc của con người còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Nắng nóng quá, hay thời tiết lạnh quá cũng làm cho đàn ong sinh trưởng và phát triển không tốt. Điều quan trọng mà người nuôi cần phải chú ý là quan sát, kiểm tra đàn ong thường xuyên để biết được tình trạng của ong và những thay đổi trong sinh hoạt của đàn ong, kịp thời có biện pháp điều chỉnh. Nếu được chăm sóc tốt thì đàn ong sẽ phát triển mạnh, quân đông, chia đàn tự nhiên và cho thu nhập từ bán ong giống.
Nhưng cũng không tránh khỏi những rủi ro như sự tấn công phá hoại của côn trùng và những loài vật khác hay bệnh chết ấu trùng dẫn đến mất đàn, ong bốc bay. Có nhiều hộ bị ong lỗ phá, rồi mưa bão không kiểm tra thường xuyên cũng bị mất trắng ảnh hưởng đến số lượng đàn, sản lượng mật cũng như chất lượng mật ong
Tuy nhiên, các hộ nuôi cũng đã cố gắng khắc phục bằng cách chăm sóc các đàn còn lại để chúa phát triển mạnh, đàn đông quân để nhân đàn nhằm duy trì số đàn nuôi và ổn định thu nhập cho hộ mình. Tháng 2 đến tháng 5 có nguồn mật phấn dồi dào như ngô, ổi, nhãn, xoài, vải, bưởi, mận...và là tháng có thời tiết thuận lợi để nhân đàn, với 70 đàn trong 4 tháng. Bình quân mỗi tháng tăng 17,5 đàn. Tháng 10 cũng có nhân đàn nhưng số lượng ít, chỉ có một số hộ ở gần rừng, có nguồn mật phấn vào tháng này mới nhân đàn được còn phần lớn các hộ không nhân đàn vào tháng này. Các hộ nuôi sẽ cố gắng chăm sóc, đầu tư trang thiết bị cũng như làm tốt công tác thú y, tránh để hiện trượng chết ấu trùng diễn ra trên diện rộng, bảo vệ và duy trì đàn ong nuôi.
3.6.1. Chi phí sản xuất của các hộ.
Không có hoạt động sản xuất nào có thể tách rời sự điều khiển của con người. Đối với sản xuất nông nghiệp thì lao động là yếu tố cần thiết không thể thiếu, chỉ có con người có thể tác động và tư liệu lao động để tạo ra sản phẩm. Nuôi ong cũng vậy, vai trò của lao động là hết sức quan trọng, hầu hết các khâu công việc từ khi bắt đầu nuôi đến thu hoạch đều là nhờ công của con người. Bảng thống kê từ các hộ điều tra cho thấy, các hộ đều sử dụng lao động gia đình chứ không thuê lao động ngoài. Tổng số công lao động của các hộ nuôi ong trong năm 2017 là 1.297,69 công, trung bình mỗi hộ phải bỏ ra 24,48 công lao động cho hoạt động nuôi ong của gia đình mình.
Bảng 3.8. Công lao động trong các khâu nuôi ong của các hộ điều tra ĐVT: Công lao động Khâu công việc Chăm sóc Cho ăn Tạo mũ chúa Di chuyển đàn Nhân đàn Quay mật Tổng
(Nguồn: số liệu điều tra 2017)
Công chăm sóc chiếm tỷ lệ cao nhất với 86%, tổng số công chăm sóc là 1.116 công. Bình quân mỗi hộ bỏ ra 21,06 công cho chăm sóc đàn ong. Hộ chăm sóc nhiều nhất lên tới 50 công, thấp nhất là 10 công. Hoạt động chăm sóc cụ thể là quan sát đàn ong, cho uống nước và kiểm tra đàn ong. Việc này phải được tiến hành thường xuyên để đánh giá được tình hình đàn ong, dự đoán khả năng phát triển hay giảm sút của đàn ong. Từ đó có biện pháp kỹ thuật phù hợp để đàn ong ổn định phát triển theo chiều hướng mà người nuôi mong muốn. Khi kiểm tra đàn ong thì cần phải nhẹ nhàng, cẩn thận, mang lưới mặt tránh sự tấn công của đàn ong. Một tháng kiểm tra khoảng 5 lần, mỗi lần 15 – 20 phút/đàn ong. Tránh việc kiểm tra quá nhiều thì cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt của đàn ong. Lưu ý, khi kiểm tra ong, người kiểm tra phải không có nồng độ cồn trong cơ thể. Quan sát đàn ong thì là việc làm hằng ngày, chỉ cần để ý một chút thì sẽ theo dõi được đàn ong. Nếu thấy ong đi làm tấp nập, ong mang nhiều phấn, là đàn ong mạnh, chúa đẻ nhiều, ngoài tự nhiên nguồn mật phấn nhiều. Nếu ong đi làm thưa thớt trong khi các đàn khác đi ăn tấp nập thì
đàn ong này có thể mất chúa, chúa đẻ kém, đàn yếu hoặc chuẩn bị bốc bay. Trong trường hợp thời tiết thuận lợi mà đàn ong của mình hoặc của người khác không đi làm thì ngoài tự nhiên không có mật, phấn lúc đó phải cho ong ăn bổ sung để dưỡng đàn. Quan sát quanh tổ có xác ong chết, ong cắn nhau ngoài cửa tổ, có nhiều ong bay quanh thùng để tìm chỗ vào, có nhiều ong thợ bay ra từ tổ bụng căng trong thì đây là hiện tượng ong cướp mật, cần phải di chuyển đàn ong đến nơi khác cách vị trí cũ khoảng 10 mét. Còn nếu trước tổ có nhiều xác ong chết, vòi duỗi thẳng, ong thợ nhiều con bay tròn thì ong bị ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật, hoặc ngộ độc do phấn hoa. Vào cuối vụ ong đi làm từ rất sớm, từ tờ mờ sáng ong đi nhiều, có tiếng rít đến sáng thì hết chứng tỏ ngoài tự nhiên đã bắt đầu hết mật, người nuôi cần chuẩn bị thức ăn bổ sung cho đàn ong. Và nếu tự nhiên ong đi làm tấp nập, tối đi về muộn, trước đó ong đi làm bình thường thì thời tiết sắp thay đổi không có lợi cho ong. Thời tiết gió rét, lạnh dưới 18 độ, ong không đi làm thì cần phải chuẩn bị báo hoặc bao bố để giữ ấm cho đàn ong. Còn thời tiết nhiệt độ cao thì cần di chuyển đàn ong đến dưới góc cây, làm mát cho đàn ong.
Cho ăn là công việc cần thiết để nuôi dưỡng, bảo vệ và duy trì đàn ong của hộ mình. Khi ngoài tự nhiên nguồn mật phấn đã hết cần cho ong ăn thêm để đủ lượng mậtcho đàn ong, tránh tình trạng ong đói rồi đánh cướp mật giữa các đàn với nhau, chúa đẻ kém, đàn kém phát triển khiến đàn bốc bay. Hơn nữa, những tháng rét, ong không đi làm được thì cần cho ong ăn để kích thích và nuôi dưỡng đàn ong. Tổng số công cho ăn của các hộ nuôi là 34,94 công, chiếm tỷ lệ 2,69%, trung bình mỗi hộ bỏ ra 0,66 công để cho ong ăn trong năm. Có hộ cho ăn quanh năm, có hộ chỉ cho ăn vào tháng rét, cụ thể là tháng 9 đến tháng 12. Mỗi tháng cho ăn 3 đợt, mỗi đợt 0,3 kg/đàn. Có hộ cho ăn nhiều hơn. Tỷ lệ trộn thức ăn là mỗi 0,1kg đường pha với 100 ml nước ấm rồi đặt trước cửa tổ cho ong ăn
Tạo mũ chúa được làm khi nhân đàn, chúa được chọn từ ấu trùng tuổi nhỏ (1 ngày tuổi). Mũ chúa làm bằng sáp ong, hình chữ U, gắn vào cầu quân, cho vào thùng để ong thợ nuôi thành chúa. Bình quân mỗi hộ bỏ ra 0,5 công/năm để làm mũ chúa. Tổng số công làm mũ chúa của các hộ nuôi ong là 26,5 công, chiếm tỷ lệ 2,04% tổng số công lao động nuôi ong.
Di chuyển đàn là khi nhân đàn hoặc đàn ong cướp mật của nhau hay để tránh mưa, bão ảnh hưởng đến đàn ong. Tổng số công di chuyển đàn của các hộ điều tra là 8,75 công, chiếm tỷ lệ 0,67% tổng số công nuôi ong của các hộ. Trung bình mỗi hộ bỏ ra 0,17 công để di chuyển đàn. Nhân đàn là việc tách những đàn đông quân, khỏe mạnh, chúa đẻ tốt, có chúa mới sang đàn mới. Nhưng với nguồn mật hạn chế, chỉ có một số hộ nhân được đàn và số đàn nhân còn ít so với tổng số đàn hiện có. Số công nhân đàn của các hộ là 10 công, chiếm 0,77% tổng số công, bình quân mỗi hộ chỉ dành 0,19 công để nhân đàn. Việc nhân đàn thì cần tiến hành cẩn thận, tỷ mẩn hơn di chuyển đàn nhưng không mất nhiều thời gian như làm mũ chúa. Làm mũ chúa cần quan sát đúng ấu trùng tuổi nhỏ, nếu ấu trùng quá 1 ngày tuổi thì ong thợ sẽ không nuôi.
Quay mật chiếm tỷ lệ số công nhiều thứ hai sau chăm sóc đàn ong, với tổng công quay mật là 101,5 công, bình quân mỗi hộ bỏ ra 1,92 công và chiếm tỷ lệ 7,82% tổng số công nuôi ong. Với đàn có 3 cầu quân thì mỗi lần quay mất 15 phút/đàn. Tùy thuộc vào nguồn mật phấn và làm việc của đàn ong khi có mật thì tiến hành quay, nếu không quay thì đàn ong sẽ ăn mật mà chính nó đã làm ra. Vì vậy, kiểm tra đàn ong để biết đàn ong đã có mật để quay hay chưa. Dấu hiệu nhận biết là lỗ tổ đã vít nắp khoảng 1/3 bánh tổ thì mật nhiều có thể quay được.
chăm sóc
0% 2% 1%
3% 8%
86%
(Nguồn: số liệu điều tra 2017)
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu công lao động cho hoạt động nuôi ong.
Bất kỳ hoạt động sản xuất nào cũng cần bỏ ra chi phí để thu được sản phẩm. Nuôi ong cũng vậy, mặc dù quy mô không lớn, chủ yếu sử dụng lao động gia đình nhưng vẫn tốn 1 khoản chi phí tổng chi phí cho hoạt động nuôi ong bình quân mỗi hộ điều tra là 8,3 triệu đồng. Trong đó bao gồm chi phí trung gian, chi phí tự có của gia đình và khấu hao tài sản cố định. Chi phí trung gian là chi phí bằng tiền mà các hộ bỏ ra cho việc nuôi ong, bao gồm chi phí vật chất và chi phí dịch vụ. Chi phí vật chất là chi phí giống, thức ăn, các công cụ, dụng cụ để nuôi ong. Chi phí dịch vụ là chi phí vận chuyển, thú y...
Tổng chi phí trung gian của các hộ điều tra là 103,02 triệu đồng, chỉ