Quy mô của mô hình nuôi ong tại các hộ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã trung thành, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 42 - 44)

3. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình trên địa

3.4.2. Quy mô của mô hình nuôi ong tại các hộ

Trung Thành là xã đồng bằng của huyện Vị Xuyên có địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình xã được phân bố 2 dải rõ rệt:

- Một giải núi cao chạy dọc từ thôn Cốc Héc đến thôn Trung Sơn giáp xã

Bạch Ngọc và xã Đồng Tiến xã Bắc Quang (chiếm khoảng 30% diện tích đất tự nhiên của xã).

- Một giải bám theo đường lên xã là những quả đồi núi thấp và các cánh đồng xen kẽ với các khu dân cư được bố trí theo 12 thôn bản (vùng này chiếm khoảng 70% diện tích).

Nhờ có địa hình tương đối bằng phẳng nên xã đã có nhiều mô hình phát triển kinh tế làm giàu cho xã cũng như cho chính gia đình và giải quyết việc làm cho người lao động thanh niên muốn khởi nghiệp. Mấy năm gần đây việc nuôi ong của các hộ cũng khá phát triển, tại thôn Minh Thành đã hình thành nhóm hội sở thích nuôi ong với tinh thần ham học hỏi, bà con nông dân đã mạnh dạn thực hiện mô hình và mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người nông dân. Nhóm sinh hoạt hằng tháng nhằm duy trì hoạt động nuôi ong cũng như trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa những người nuôi trong mấy năm qua, bà con nhân dân đã tích lũy được không ít kinh nghiệm, từ những kiến thức khoa học mà trung tâm khuyến nông tập huấn cho cũng như những mô hình thử nghiệm, bà con đã đúc kết cho mình những kiến thức cơ bản phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu của địa phương và nguồn lực của mình để phát triển cũng như nhân rộng mô hình. Tuy nhiên, việc nuôi ong lấy mật không phải là hoạt động kinh tế chính của mỗi hộ, họ chỉ tận dụng đất vườn nhà, dưới các bóng cây và thời gian rảnh để nuôi nên chưa có sự quan tâm, chú trọng. Hơn nữa, trong những năm gần đây, thời tiết diễn biến phức tạp, khí hậu thay đổi,

các hộ nuôi không chủ động được việc kiểm soát đàn ong đã để đàn ong bốc bay đi nhiều, mất đàn và ong chết do ngộ độc thuốc sâu từ các loại cây trồng khác cũng không ít.

Năm 2015, số đàn ong trong toàn xã là 609 đàn, ước lượng sản lượng mật ong thu được là 1.175kg mật, giá bán theo giá chung là 250.000 đồng/l, tổng giá trị nuôi ong 293,75 triệu đồng. Năng suất mật ong đạt 2,85kg/đàn/năm.

Năm 2016, số đàn ong tăng còn hạn chế, cụ thể đàn ong tăng 37 đàn so với năm 2015, tức là đạt 646 đàn/năm, với ước lượng sản lượng mật ong thu được là 1.190kg mật, với giá bán vẫn không đổi 250.000 đồng/kg, thu được 297,5 triệu đồng ngoài ra bán ong giống được 50 triệu đồng. Tổng giá trị nuôi ong là 347,5 triệu đồng, năng suất mật ong đạt 2,95 kg/đàn/năm, tăng 1,0kg/đàn/năm.

Năm 2017, số hộ nuôi ong trên toàn xã là 60 hộ, số đàn ong là 778 đàn ,tăng 109 đàn so với năm 2016, ước lượng sản lượng mật ong là 2.539kg, giá trị mật ong là khoảng 634,75 triệu đồng, bên cạnh đó còn bán ong giống được 65 đàn (giá khoảng 750.000 đồng/đàn) thu được 48,75 triệu đồng. Tổng giá trị nuôi ong năm 2017 là 683,5 triệu đồng, tăng 3,15 triệu đồng so với năm 2016, năng suất mật ong đạt khoảng 3,37kg/đàn/năm. Càng những năm sau thì số lượng đàn càng được nhân lên.

Nguyên nhân số lượng đàn ong năm 2016 không tăng nhiều đó là do bốc bay các hộ bị mất trắng số lượng hộ nuôi giảm bớt, vì thế mà năm 2016 số lượng tăng chỉ có 37 đàn, các hộ tiếp tục nuôi là số lượng hạn chế. Nhưng năng suất mật ong tăng lên khiến cho sản lượng mật cũng tăng theo và thu nhập từ nuôi ong cũng tăng lên song cũng không đáng kể.

Nhìn chung, giá trị nuôi ong lấy mật qua các năm cũng tăng tương đối cao, cải thiện được thu nhập cho các hộ gia đình. Tuy nhiên năng suất mật tăng dần qua các năm nhưng vẫn ở mức thấp.

Bảng 3.2: Tình hình nuôi ong của xã Trung Thành năm 2015-2017[8] Chỉ tiêu

Số đàn(đàn) Giá trị(tr.đ)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã trung thành, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w