3. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình trên địa
3.3.2. Khó khăn và hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã vẫn còn nhiều hạn chế. Tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước tại một số thôn vẫn còn, tập quán canh tác cũ chưa được thay đổi triệt để. Mức đầu tư thâm canh trong sản xuất các loại cây trồng chính chưa cao. Trên địa bàn xã, các mặt hàng nông nghiệp chủ lực như cam sành, chè, thịt trâu, mật ong chưa có thương hiệu, khả năng tiêu thụ còn bị động, chưa hình thành mối liên kết về chuỗi giá trị, giá trị các sản phẩm nông nghiệp chưa cao so với tiềm năng vốn có của địa phương.
Điều kiện thời tiết khí hậu của xã khá phức tạp, bất thường làm ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất.
Tập quán canh tác ở một số thôn còn nhỏ lẻ, lạc hậu, trình độ dân trí của người dân không đồng đều, còn hạn chế trong việc tiếp thu các thành tựu khoa
học kỹ thuật mới. Mức đầu tư thâm canh trong sản xuất các loại cây trồng chính chưa cao, tư tưởng vẫn còn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước.
Chưa thực hiện được quy hoạch các vùng sản xuất cây trồng tập trung, chuyên canh, quy mô lớn. Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất mới chỉ tập trung ở khâu làm đất, thu hoạch.
Chưa có mối liên kết sâu và bền vững giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, chưa liên kết được thị trường đầu ra ổn định.
Chăn nuôi chủ yếu theo hướng tự phát, thiếu định hướng, phân tán, manh mún. Việc tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu theo kinh nghiệm, thiếu hiểu biết về thị trường nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao.
Vấn đề giải quyết đầu ra cho sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đang là vấn đề khó khăn, chưa kích thích được sản xuất và mang lại hiệu quả ổn định để người dân có vốn để tái đầu tư.
Dịch vụ trong các khâu sản xuất nông nghiệp như dịch vụ làm đất, dịch vụ thủy lợi, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ thú y, dịch vụ chế biến, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm còn chưa được tập trung phát triển
3.4. Tình hình nuôi ong lấy mật trên địa bàn xã Trung Thành