Nguồn lực,vật tư kỹ thuật,vốn để phát triển mô hình

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã trung thành, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 40 - 42)

3. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình trên địa

3.4.1.Nguồn lực,vật tư kỹ thuật,vốn để phát triển mô hình

a) Nguồn lực.

Đa số để thực hiện mô hình chăn nuôi hay trồng trọt gì đó có tiềm năng phát triển và có năng suất cao, cần có các nguồn nhân lực lao động của các hộ dân. Nguồn lao động dồi dào tạo công ăn việc làm cho đoàn viên thanh niên thất nghiệp nhưng nghề nuôi ong không phải là nghề thu nhập chính của các hộ, các hộ chỉ tận dụng tán mát dưới bóng cây để phát triển thêm thu nhập của gia đình. Nhưng bên cạnh đó cũng cần phải chăm sóc để ý đến đàn ong của mình tránh bay bốc hơi, luân chuyển cho đàn đỡ bị mất đàn vì thế cũng cần phải có nguồn lao động để chăm sóc cho đàn ong của mình.

b) Vật tư kỹ thuật.

Nhìn chung các trang thiết bị vật tư để phục vụ nhu cầu nuôi ong của các hộ chủ yếu là do các hộ tự làm ra, tự lấy gỗ đóng thùng nuôi, cầu nuôi có

ở tự nhiên hoặc đi mua thuê người khác đóng. Chi phí cho mỗi thùng vào khoảng 200.000 nghìn đồng.

Về kỹ thuật nuôi thì hầu như các hộ đều tự chăm sóc đàn ong của mình, học hỏi trên mạng, thành lập lên nhóm sở thích nuôi ong các hộ trao đổi kinh nghiệm nuôi ong, biết cách xử lí các vấn đề dủi do, bốc bay đàn, xã đã hình thành lên nhóm sở thích nuôi ong ở thôn Minh Thành thu hút được nhiều hội viên tham gia giao lưu học hỏi và cũng được huyện và xã quan tâm có cán bộ khuyên nông huyện về tập huấn trao đổi kỹ thuật nuôi cho bà con.

c) Vốn.

Hàng năm đề xuất với UBND huyện, có cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp huyện để phát triển các mô hình, đồng thời lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông lâm nghiệp như: Vốn, các chương trình đề án, phương án trọng tâm của tỉnh, nguồn vốn xây dựng nông thôn mới và nguồn vốn theo chính sách của trung ương, tỉnh, huyện.

Sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế hàng năm, lồng ghép các chương trình đề án phương án, vốn vay tín dụng ngân hàng chính sách xã hội, Nghị quyết “209”, Nghị quyết “86” của HĐND tỉnh, Nghị định “55”; Nghị định “75” của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ khác; vốn đầu tư có thu hồi; vốn chương trình xây dựng nông thôn mới; huy động vốn từ doanh nghiệp, hợp tác xã và vốn góp của người dân thực hiện.

Hầu hết các mô hình, trang trại đều vướng mắc gặp khó khăn về vốn, nhưng được sự quan tâm của nhà nước chính quền đã tạo điều kiện cho tất cả các hộ vay vốn khởi nghiệp, các hộ đều vay để đầu tư nuôi ong nhân số lượng

đàn lên và mua trang thiết bị phục vụ cho nuôi ong cũng như quá trình vắt mật. Hoặc các hộ vay để phục vụ nhu cầu làm mô hình khác phát triển kinh tế hơn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã trung thành, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 40 - 42)