Cơ sở pháp lý điều chỉnh thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu TRAN THI THUY QUYNH_1906030265_TCNH26A (Trang 29 - 32)

8. Kết cấu luận văn

1.1.5. Cơ sở pháp lý điều chỉnh thanh toán quốc tế

Khi tham gia vào hoạt động quốc tế, các quốc gia đều bình đẳng với nhau, vì vậy không thể dùng luật pháp của nước này để áp đặt lên quốc gia khác. Để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh tế quốc tế trong đó có hoạt động

thanh toán quốc tế. Người ta đã xây dựng nên một hệ thống luật pháp thống nhất mang tính quốc tế để điều chỉnh các hoạt động quốc tế. Trong thực tế, tất cả chúng ta không loại trừ một ai, không loại trừ bất kỳ một hoạt động nào, đều phải tuân thủ tuyệt đối, tất cả các nguồn luật mà chúng ta là đối tượng điều chỉnh. Trong khi đó, các nguồn luật lại nhiều vô kể, một người không thể đọc, nghiên cứu được tất cả. Chính vì vậy, khi tiến hành một hoạt động nào đó, người ta trước hết phải bám sát và tuân thủ nguồn luật riêng – luật chuyên ngành. Thanh toán quốc tế là một hoạt động đặc thù trên phạm vi quốc tế, do đó, nó cũng có hệ thống văn bản pháp lý đặc thù. Hệ thống văn bản pháp lý hiện nay chủ yếu đã được luật hóa, tuy nhiên, bên cạnh đó thì hệ thống văn bản pháp lý tùy ý cũng song song tồn tại. Sự khác nhau cơ bản giữa luật và văn bản pháp lý tùy ý là ở chỗ: luật có tính chất bắt buộc thực hiện tuyệt đối, không loại trừ; Trong khi đó, văn bản pháp lý tùy ý chỉ có hiệu lực pháp lý khi các bên liên quan dẫn chiếu. Do có tính chất tùy ý, nên các văn bản pháp lý tùy ý có tính pháp lý là dưới luật. Điều này hàm ý, bất kỳ hoạt động nào, bất kỳ một văn bản pháp lý nào tùy ý cũng không được mâu thuẫn với các nguồn luật, nếu trái thì sẽ trở nên vô hiệu. Chính vì vậy, hoạt động thanh toán quốc tế cũng tuân thủ quy tắc này. Một số hệ thống văn bản điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế như sau:

 Thông lệ và tập quán quốc tế: Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practice for Documentary Credit – UCP) – điều chỉnh hoạt động thanh toán thư tín dụng (Hiện trong hoạt động thanh toán quốc tế đang sử dụng 2 bản UCP phổ biến là UCP 500 và UCP600, mặc dù có bản UCP300 và UCP400 nhưng do các điều khoản của nó đã khá lạc hậu với hoạt động thương mại quốc tế, nên hiện các ngân hàng không còn áp dụng 2 bản UCP này nữa); Quy tắc thống nhất về nhờ thu (Uniform Rules for Collection – URC – điều chỉnh hoạt động thanh toán nhờ thu. (Hiện nhiều ngân hàng đang sử dụng bản URC522 để điều chỉnh các hoạt động trong thanh toán nhờ thu); Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền hàng (The Uniform Rules for Bank to Bank Reimbursement under Documentary Credit - URR); Điều kiện thương mại quốc tế (International Commercial Term - Incoterms)- điều chỉnh các hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế. (Hiện 2 bản Incoterms được sử dụng là Incoterms 2000 và Incoterms 2010).

 Các nguồn luật quốc gia Quốc gia nào cũng đều có các nguồn luật riêng điều chỉnh từng hoạt động như: Bộ luật dân sự; Luật thương mại; Luật kinh doanh ngoại hối; Luật quản lý ngoại hối;…

 Luật và các công ước quốc tế: Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng mua

bán quốc tế (United nations convention on contracts for the international sale of goods – Wien Convention 1980 – Hay còn gọi là công ước Viên 1980); Công ước Geneve 1930 về Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Law for Bill of Exchange – ULB 1930); Công ước Liên hợp quốc về hối phiếu và lênh phiếu quốc tế (International Bill of Exchange and International Promissory Note – UN convention 1980 – Công ước Liên Hiệp Quốc 1980); Công ước Geneve 1931 và Séc quốc tế (Geneve convention for Check 1931); Các nguồn luật và công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm; Các hiệp định song phương và đa phương được ký giữa các quốc gia với nhau…

Từ thực tiễn hoạt động thanh toán quốc tế có thể rút ra một số đặc điểm khi áp dụng các hệ thống luật trong hoạt động thanh toán quốc tế như sau: Thứ nhất, trình tự ưu tiên về pháp lý theo thứ tự giảm dần là: Công ước và Luật quốc tế, Luật quốc gia, Thông lệ và tập quán quốc tế. Nếu có sự mâu thuẫn giữa các nguồn luật thì: Luật quốc gia sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính chất pháp lý đối với thông lệ và tập quán quốc tế; Công ước và luật quốc tế sẽ được ưu tiên vượt lên tính pháp lý đối với luật quốc gia; Thứ hai, thông lệ và tập quán quốc tế chỉ là văn bản quy phạm pháp luật tùy ý. Điều này được thể hiện ở các nội dung sau: Chúng chỉ có hiệu lực khi trong hợp đồng có dẫn chiếu áp dụng rõ ràng. Đồng thời, một khi trong hợp đồng có dẫn chiếu áp dụng, thì chúng lại trở thành văn bản pháp lý có tính chất bắt buộc thực hiện. Các bên tham gia hợp đồng có thể loại trừ, bổ sung hay sửa đổi các điều khoản của thông lệ và tập quán quốc tế. Trong trường hợp này, thì những quy định khác rõ ràng trong hợp đồng sẽ được ưu tiên vượt lên trên về mặt pháp lý với thông lệ và tập quán quốc tế. Một thực tế là, thương mại và thanh toán quốc tế là một hoạt động phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro so với hoạt động thương mại nội địa và thanh toán nội địa vì nó chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật khác nhau cả luật quốc gia, luật quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế. Chính vì vậy, các

bên liên quan tham gia quá trình thương mại và thanh toán quốc tế cần am hiểu thấu đáo về quy trình nghiệp vụ, thông lệ, tập quán và luật pháp địa phương, cũng như thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu TRAN THI THUY QUYNH_1906030265_TCNH26A (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)