8. Kết cấu luận văn
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển hoạt động TTQT của NHTM
- Doanh số thanh toán quốc tế: số liệu định lượng thể hiện số món giao dịch và giá trị giao dịch thanh toán quốc tế thực hiện qua ngân hàng. Doanh số TTQT càng lớn thì hoạt động TTQT của ngân hàng càng phát triển.
- Thị phần thanh toán quốc tế: được tính là tỷ trọng doanh số TTQT của ngân hàng trên tổng kim ngạch XNK của Việt Nam. Tỷ trọng càng lớn thì thị phần càng cao và ngược lại.
- Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế: cũng là tiêu chí để đánh giá sự phát triển hoạt động TTQT của ngân hàng. Sự tín nhiệm của khách hàng chính là thước đo chất lượng dịch vụ TTQT lớn nhất. Ngân hàng có hoạt động TTQT tốt, được khách hàng đánh giá cao và sử dụng nhiều.
- Mức độ đa dạng của các sản phẩm TTQT: Ngân hàng cung cấp đa dạng và đầy đủ các sản phẩm TTQT sẽ đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ.
- Phí dịch vụ thu được từ hoạt động TTQT so với tổng thu phí dịch vụ của NH, so với tổng lợi nhuận: đây là tiêu chí thể hiện về tính hiệu quả tài chính và kinh tế của hoạt động TTQT của ngân hàng. Ngân hàng có hoạt động TTQT tốt, tỷ lệ thu phí sẽ cao và ngược lại. Chi phí thực hiện hoạt động TTQT cũng là một tiêu chí đánh giá về mặt hiệu quả tài chính, chi phí thấp nhưng hiệu quả cao thì hoạt động TTQT phát triển tốt.
Bên cạnh các tiêu chí định lượng như trên, chất lượng hoạt động TTQT của ngân hàng còn được đánh giá qua các tiêu chí định tính như Công tác tổ chức thực hiện, mức độ giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế; Sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế; Sự phối hợp giữa hoạt động TTQT với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng; Sự tuân thủ pháp luật về hoạt động TTQT; Chất lượng của các sản phẩm TTQT.