Kinh nghiệm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của một số NHTM

Một phần của tài liệu TRAN THI THUY QUYNH_1906030265_TCNH26A (Trang 43 - 50)

8. Kết cấu luận văn

1.3. Kinh nghiệm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của một số NHTM

NHTM tại Việt Nam

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, học viên rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong việc phát triển hoạt động TTQT của các NHTM lớn tại Việt Nam. Trong đó, học viên nhận thấy việc học tập kinh nghiệm về mô hình tổ chức hoạt động TTQT của các ngân hàng bạn là rất cần thiết đối với việc phát triển hoạt động TTQT của Agribank trong giai đoạn hiện nay.

Hiện nay, các ngân hàng hàng đầu trên thế giới đều áp dụng mô hình xử lý thanh toán tập trung, đó là các ngân hàng đầu tư nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ hiện đại để thành lập các trung tâm xử lý tập trung các giao dịch TTQT và TTTM, mô hình này không những xử lý tập trung cho một quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu (Citi Bank, JP Morgan Chase, Wells Fargo…). Đây là cũng là mô hình tổ chức của hầu hết các ngân hàng hiện ở Việt Nam đang áp dụng (Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Techcombank, ACB, MB…).

Khi chuyển sang xử lý tập trung, việc xử lý tác nghiệp các giao dịch thuộc về trách nhiệm của Trung tâm xử lý chính; các chi nhánh trở thành các vệ tinh, là các kênh phân phối sản phẩm. Cán bộ tại chi nhánh chủ yếu làm nhiệm vụ chăm sóc khách hàng, tiếp thị, bán sản phẩm, thẩm định khách hàng và cấp hạn mức tín dụng đảm bảo khả năng thanh toán.

Trung tâm là đầu mối xử lý chứng từ các giao dịch TTTM của toàn hệ thống, bao gồm các nghiệp vụ: nhờ thu, chuyển tiền, thư tín dụng, bảo lãnh có yếu tố nước ngoài, bao thanh toán… Phạm vi áp dụng các nghiệp vụ cho cả khách hàng cá nhân, tổ chức kinh tế và các định chế tài chính trong và ngoài nước. Các giao dịch được xử lý tại Trung tâm theo một dây chuyền vận hành trơn tru và thông suốt.

Trung tâm cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn, các giải pháp về TTTM cho Chi nhánh để phục vụ các nhu cầu của Khách hàng về các nghiệp vụ TTTM. Bên cạnh đó, Trung tâm còn tổ chức nghiên cứu phát triển các sản phẩm TTTM mới, đa dạng,

nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng và phục vụ tối đa mọi nhu cầu khách hàng.

Theo đó, Trung tâm xử lý chính đặt tại Trụ sở chính của ngân hàng, bên cạnh đó tuỳ theo quy mô của mỗi ngân hàng, có thể có một số bộ phận hỗ trợ của Trung tâm đặt tại các khu vực lớn. (VD: Vietinbank, BIDV có Bộ phận thanh toán xuất nhập khẩu phía Nam chuyên kiểm tra chứng từ xuất khẩu cho khách hàng của các

chi nhánh ở phía Nam).Tham khảo một số ngân hàng TMCP lớn như sau:

 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Thành lập 2 Trung tâm: Trung tâm Thanh toán và Trung tâm Tài trợ Thương mại, bắt đầu xử lý tập trung từ năm 2008. Trung tâm Thanh toán hiện có khoảng 70 cán bộ, xử lý thanh toán cả nội tệ và ngoại tệ, tập trung theo loại hình giao dịch và hạn mức giao dịch, (ban đầu Trung tâm xử lý giao dịch chuyển tiền, Chi nhánh xử lý giao dịch thanh toán, Trung tâm kiểm soát giao dịch theo hạn mức). Trung tâm Tài trợ thương mại hiện có khoảng 160 cán bộ, xử lý chứng từ TTQT và TTTM, tập trung theo từng giai đoạn của lộ trình, (ban đầu chỉ có khoảng 20 cán bộ, xử lý giao dịch của một số chi nhánh khu vực Hà Nội). Chi nhánh gửi chứng từ về Trung tâm qua fax có tính ký hiệu mật và chương trình scan thông thường. Đến nay Vietcombank đã xử lý tập trung toàn bộ các chi nhánh trên hệ thống.

Vietcombank hiện đang là ngân hàng có quy mô và thị phần giao dịch với khách hàng FDI lớn nhất tại Việt Nam với tổng số lượng 15.000 khách hàng FDI (chiếm tỷ trọng gần 50% so với quy mô 32.500 dự án FDI cả nước đang còn hiệu lực). Vietcombank cũng là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam thành lập Phòng Khách hàng FDI tại Trụ sở chính và các bộ phận chuyên trách phục vụ khách hàng FDI tại các Chi nhánh. Việc quản lý giao dịch khách hàng được chú trọng và chuyên môn hóa theo từng quốc gia với các sản phẩm dịch vụ được thiết kế chuyên biệt đáp ứng cho từng đối tượng khách hàng. Vietcombank cũng tiên phong tham gia và đóng vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam. Phát huy truyền thống là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam có kinh nghiệm gần 60 năm phục vụ các giao dịch có yếu tố nước

ngoài của tất cả các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp kinh doanh trong mọi lĩnh vực, Vietcombank tự hào là một trong những đối tác uy tín, tin cậy được các bạn hàng FDI lựa chọn.

 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Thành lập 2 Trung tâm: Trung tâm Thanh toán và Trung tâm Tác nghiệp và Tài trợ thương mại, bắt đầu xử lý tập trung từ năm 2009. Trung tâm Thanh toán xử lý thanh toán tập trung cả nội tệ và ngoại tệ, kiểm soát theo hạn mức giao dịch. Hiện nay giao dịch của hơn 50% chi nhánh trong hệ thống phải chuyển qua Trung tâm xử lý và kiểm soát. Trung tâm Thanh toán hiện có khoảng hơn 100 cán bộ, gồm các phòng: Phòng Chuyển tiền trong nước, Phòng Chuyển tiền quốc tế và Phòng SWIFT. Trung tâm tác nghiệp và Tài trợ thương mại xử lý chứng từ, nhập và hạch toán tất cả các giao dịch TTQT và TTTM. Trung tâm tác nghiệp và Tài trợ thương mại hiện có khoảng 150 cán bộ, chia làm 2 khu vực: Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại tại Hà Nội và Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại tại TP HCM. Trung tâm này chia thành các nhóm cán bộ phụ trách từng mảng nghiệp vụ: Nhóm 1 – Mở LC, Thanh toán, nhờ thu nhập khẩu; Nhóm 2 – Kiểm tra chứng từ; Nhóm 3 – Nhóm thông báo L/C; Nhóm 4 – Nhóm thực hiện các nghiệp vụ còn lại: Báo có, bảo lãnh, nhờ thu… Chi nhánh của BIDV sẽ là đầu mối tiếp nhận hồ sơ thanh toán quốc tế từ khách hàng, quản lý hạn mức tín dụng của khách hàng, tiếp thị và bán các sản phẩm tài trợ thương mại. Sau khi tiếp nhận sẽ thực hiện scan chứng từ hoặc fax có ký hiệu mật về Trung tâm xử lý. Các chứng từ liên quan sau khi xử lý xong sẽ chuyển trả chi nhánh và gửi lại khách hàng. Bộ phận TTQT tại Chi nhánh là bộ phận trực thuộc Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp và không trực tiếp xử lý tác nghiệp TTQT cho khách hàng.

 Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank)

Thành lập Trung tâm TTQT và TTTM (Sở giao dịch III) năm 2008, với chức năng xử lý tập trung tất cả các giao dịch TTQT và TTTM của toàn hệ thống. Trung tâm bao gồm các phòng: Phòng Nhập khẩu, Phòng Xuất khẩu, Phòng Bảo lãnh, Phòng Chuyển tiền, Phòng Nghiên cứu phát triển sản phẩm và Dịch vụ khách hàng và các phòng hỗ trợ (Kế toán, Kỹ thuật, Tổ chức Hành chính…). Trung tâm ban đầu

có 70 người, nhân sự chủ yếu lấy từ Chi nhánh và tuyển thêm mới, hiện tại có 150 người (trong đó có 30 cán bộ thuộc Bộ phận xuất nhập khẩu phía Nam). Tại Chi nhánh, sáp nhập Phòng TTQT với Phòng Khách hàng. Phương thức luân chuyển chứng từ ban đầu qua Fax ký hiệu mật và scan thông thường, hiện tại dùng giải pháp Scan-imaging tổng thể của hãng Foxray (Đức) để scan, xử lý, phân loại chứng từ chuyển từ Chi nhánh về Trung tâm xử lý.

Trong lĩnh vực ngân hàng (NH) đối ngoại, mảng Thanh toán quốc tế và Tài trợ thương mại (TTQT&TTTM) là mũi nhọn đã làm nên thương hiệu VietinBank và khẳng định vị thế ngân hàng thương mại (NHTM) dẫn đầu. Có thể khẳng định: Thành công VietinBank có được là nhờ sự lựa chọn và tin tưởng của khách hàng (KH) – những người đã sử dụng dịch vụ TTQT&TTTM của VietinBank. Danh mục các KH này khá đa dạng: Từ doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các tập đoàn xuyên quốc gia, các định chế tài chính trong và ngoài nước. Chính vì vậy, VietinBank vinh dự và tự hào giữ vững vị thế là NHTM cổ phần duy nhất của Việt Nam được The Asset trao giải “Ngân hàng TTTM vốn lưu động tốt nhất Việt Nam” cho phân khúc KH vừa và nhỏ (SME) vào tháng 4/2017; Giải thưởng “Ngân hàng TTTM tốt nhất Việt Nam năm 2017” do The Asian Banker vinh danh tại Singapore tháng 6/2017. Với những giải thưởng này, VietinBank sánh vai cùng nhiều NH quốc tế uy tín tại Châu Á như: Deutsche Bank, JPMorgan Chase, BNP Paribas, Standard Chartered, ANZ, HSBC… Điều này khẳng định sự công nhận của giới tài chính quốc tế đối với hoạt động TTTM cũng như vị thế của VietinBank trong khu vực.

Để đạt được thành công này, VietinBank đã vượt qua nhiều tiêu chí đánh giá khắt khe của Ban Tổ chức như: Khảo sát KH về các sản phẩm, dịch vụ NH cung cấp; tăng trưởng về thị phần, quy mô TTQT&TTTM tăng trưởng hằng năm, đóng góp vào lợi nhuận của toàn hàng; lợi ích từ hiệu quả hoạt động và quản lý chi phí mang lại cho KH; đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ mang lại nhiều giá trị cho KH… VietinBank là NHTM đầu tiên của Việt Nam xử lý giao dịch TTQT&TTTM theo chuẩn mực quốc tế từ năm 2008 tại Sở Giao dịch III (nay là Trung tâm TTTM), đánh dấu mốc phát triển quan trọng trong hoạt động TTQT&TTTM, mang lại cho VietinBank lợi thế cạnh tranh so với các NH khác và nâng cao uy tín trên trường

quốc tế. Không dừng lại ở đó, Trung tâm TTTM VietinBank còn nghiên cứu, phối hợp với các định chế tài chính nước ngoài phát triển các sản phẩm TTQT&TTTM để có các giải pháp tốt nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các đối tượng KH.

Theo đó, VietinBank tiên phong thực hiện thành công các cấu trúc giao dịch huy động vốn quốc tế mới cho hoạt động TTTM; thực hiện thành công nhiều chương trình, giao dịch lớn với các định chế tài chính hàng đầu thế giới như: Huy động vốn thông qua chương trình tín dụng xuất khẩu (ECA) của Chính phủ các nước OECD với lãi suất tốt, thời hạn dài; Chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ GSM 102; là NHTM đầu tiên ở Việt Nam được ADB cấp hạn mức theo chương trình TTTM vào năm 2009 và tăng hạn mức từ 30 triệu USD lên 110 triệu USD; là NHTM cổ phần Nhà nước duy nhất ở Việt Nam được IFC cấp hạn mức TTTM toàn cầu trị giá 120 triệu USD từ năm 2013 đến nay.

Điểm đặc biệt của Trung tâm thể hiện ở chất lượng nhân lực và chất lượng hoạt động. Trung tâm đã xây dựng được đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm, thông thạo ngoại ngữ, đạo đức tốt. Sự năng động và thành thạo đã giúp Trung tâm xử lý các giao dịch TTQT&TTTM một cách chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu của KH. Tất cả nhân sự luôn làm việc với tâm thế sẵn sàng, hỗ trợ tối đa khi có yêu cầu để mục tiêu cuối cùng là phục vụ KH tốt nhất.

Trong những năm vừa qua, Trung tâm TTTM VietinBank đã nghiên cứu và triển khai nhiều sản phẩm mới cho KH như: Xây dựng sản phẩm Deffered UPAS LC, cải tiến sản phẩm Thư tín dụng trả chậm, thanh toán trả ngay (UPAS LC) cho phép KH trả nợ trước hạn, nhằm tăng tính linh hoạt của sản phẩm và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của KH, tài trợ VND theo UPAS LC ngoại tệ; hợp tác với NH đại lý phát hành bảo lãnh thanh toán cho các đại lý phân phối sản phẩm của các thương hiệu lớn trên thế giới và trong nước. Đặc biệt đối với hoạt động chuyển tiền ngoại tệ, Trung tâm TTTM VietinBank đã làm việc với các NH đại lý để phát triển các sản phẩm chuyển tiền có tiện ích cao cho KH như: Chuyển tiền đa tệ, thanh toán biên mậu, hợp tác thanh toán chuyển tiền nhanh cho KH theo dịch vụ Chuyển tiền Châu Á trong ngày (Same day payment to Asia). Với các sản phẩm đó, VietinBank

có thể linh hoạt về loại ngoại tệ cho KH và chuyển tiền sớm nhất ngay trong ngày giao dịch, cũng như hỗ trợ KH tra soát giao dịch nhanh nhất.

 Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Agribank

- Agribank cần sớm hoàn thiện bộ máy tổ chức và hệ thống mạng lưới TTQT, phát triển hoạt động TTQT theo hướng tập trung, tránh lãng phí, cơ cấu lại các mảng hoạt động TTQT ở ngân hàng theo mô hình ngân hàng tiên tiến hiện đại bao gồm khối tài trợ thương mại quốc tế, khối chuyển tiền; nâng cao chất lượng phân tích tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động TTQT. Với xu thế áp dụng mô hình TTQT hiện đại tập trung, Agribank cũng cần thực hiện những bước đi thận trọng, bởi lẽ Agribank là hệ thống ngân hàng có thị phần và lượng khách hàng lớn trong nước, mạng lưới hoạt động cũng rộng khắp cả nước, do vậy khi tập trung giao dịch ở các trung tâm bước đầu sẽ ảnh hưởng đến thời gian xử lý chứng từ, đây là điều quyết định sự lựa chọn ngân hàng giao dịch của các doanh nghiệp XNK.

- Agribank cần tăng cường công tác phòng chống rủi ro trong hoạt động thanh toán XNK của ngân hàng. Đến thời hiện nay, Agribank đã từng bước hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro trong ngân hàng để đáp ứng tiêu chuẩn Basel II, tuy nhiên công tác quản trị rủi ro đối với lĩnh vực thanh toán XNK hiện còn chưa được quan tâm nhiều. Do vậy, Agribank cần chính thức đưa ra hệ thống quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán XNK nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán XNK và xem đây là tiền đề để thanh toán XNK ngày càng được gia tăng an toàn trong hệ thống. Cụ thể như việc thiết lập các quy trình nghiệp vụ cụ thể cho từng loại hình hoạt động, tương ứng với từng phương thức thanh toán nhằm đảm bảo tính hợp pháp của các giao dịch trên cơ sở tuân thủ các qui định của Nhà nước về chức năng và nhiệm vụ của một ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ thanh toán XNK và cũng để phù hợp với thông lệ quốc tế. Các quy trình này không chỉ mang tính hướng dẫn về trình tự thực hiện nghiệp vụ mà còn là rào chắn các thiệt hại có thể xảy đến cho ngân hàng từ phía khách hàng giao dịch trong nước và ngoài nước. Thực tế cho thấy các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ là rất phổ biến và đa dạng, nhất là đối với các giao dịch thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Nên việc

quản lý rủi ro ở khía cạnh này lại phải được quan tâm, tạo cho các cán bộ làm công tác thanh toán XNK từ cấp thực hiện đến cấp quản lý vẫn còn không còn lúng túng khi phải đối mặt với các giao dịch có phát sinh rủi ro và việc xử lý các giao dịch có rủi ro được chuẩn hóa và không còn phụ thuộc vào kỹ năng nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm ứng phó với rủi ro của cán bộ nghiệp vụ tại các chi nhánh.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI AGRIBANK

Một phần của tài liệu TRAN THI THUY QUYNH_1906030265_TCNH26A (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)