Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện thanh toán trong nội bộ Agribank

Một phần của tài liệu TRAN THI THUY QUYNH_1906030265_TCNH26A (Trang 56 - 59)

8. Kết cấu luận văn

2.2.1. Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện thanh toán trong nội bộ Agribank

giai đoạn 2016-2020

2.2.1. Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện thanh toán trong nội bộ Agribank Agribank

Bên cạnh việc tuân thủ quy định của pháp luật, NHNN điều chỉnh về hoạt động TTQT và các tập quán thương mại quốc tế đã trình bày ở Chương I, hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank còn tuân thủ và thực hiện theo các văn bản như sau:

- Quyết định số 280/QĐ-NH5 ngày 15/10/1996 của Thống đốc NHNN về việc thành lập Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Quyết định số 2238/QĐ-NHNN ngày 25/10/2017 của Thống đốc NHNN về việc bổ sung nội dung hoạt động tại Quyết định thành lập của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt

Nam, theo đó quy định Agribank được phép “Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối

trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế trong phạm vi do NHNN quy định”; - Quy chế số 215/QĐ-HDTV-ĐCTC ngày 28/4/2020 của Hội đồng thành viên Agribank về Quản lý hoạt động ngoại hối trong hệ thống Agribank;

- Quyết định số 1699/QĐ-NHNo-ĐCTC ngày 07/8/2018 của Tổng Giám đốc Agribank về Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế đối với khách hàng pháp nhân trong hệ thống Agribank;

- Quyết định số 1403/QĐ-NHNo-TTKH ngày 09/7/2018 của Tổng Giám đốc Agribank ban hành Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền ngoại tệ cá nhân qua hệ thống SWIFT;

- Quyết định số 1612/QĐ-NHNo-TTKH ngày 30/7/2018 của Tổng Giám đốc ban hành Quy định về hồ sơ và hạn mức cho các mục đích chuyển tiền ngoại tệ ra nước ngoài đối với khách hàng cá nhân;

- Quyết định số 677/QĐ-HĐQT-QHQT ngày 09/5/2017 của Tổng Giám đốc Agribank về Quy định nghiệp vụ thanh toán phục vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ qua biên giới Việt Nam với các nước có chung biên giới trong hệ thống Agribank;

- Quyết định số 1735/QĐ-NHNo-ĐCTC ngày 21/8/2019 của Tổng Giám đốc Agribank ban hành Quy định thanh toán thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc trong hệ thống Agribank;

- Quyết định số 1435/QĐ-NHNo-ĐCTC ngày 25/8/2017 của Tổng Giám đốc Agribank ban hành Quy trình dịch vụ thanh toán biên mậu qua hệ thống CBPS;

- Quyết định số 1359/QĐ-NHNo-ĐCTC ngày 08/7/2020 của Tổng Giám đốc Agribank ban hành Quy trình phát hành bảo lãnh ngân hàng thông qua hệ thống SWIFT tại Agribank;

- Quyết định số 1151/QĐ-NHNo-ĐCTC ngày 15/6/2020 của Tổng Giám đốc Agribank quy định thực hiện quản lý ngoại hối đối với các giao dịch thanh toán, chuyển tiền và mua, bán ngoại tệ trong hệ thống Agribank.

Nhìn chung, Agribank có đầy đủ hệ thống văn bản hướng dẫn quy trình hoạt động thanh toán quốc tế cùng các bảng biểu, mẫu hồ sơ dành cho khách hàng, mẫu báo cáo đánh giá của ngân hàng, đảm bảo an toàn nghiệp vụ và thuận tiện trong quá trình giao dịch, phục vụ khách hàng.

2.2.2. Mô hình tổ chức hoạt động TTQT tại Agribank

Khác với các ngân hàng thương mại khác, hệ thống thanh toán quốc tế của Agribank hiện nay được quản lý và hoạt động theo mô hình phân tán tại các chi

nhánh loại I và loại II thực hiện TTQT trực tiếp. Mạng lưới chi nhánh được phép

tham gia hoạt động TTQT trực tiếp của Agribank hiện nay tương đối lớn với số lượng là 201 chi nhánh (trong đó có 171 chi nhánh loại 1 và 30 chi nhánh loại 2 TTQT trực tiếp). Tại Trụ sở chính, nhiều bộ phận liên quan đến việc quản lý và hỗ trợ hoạt động TTQT của chi nhánh như: Ban Định chế tài chính, Trung tâm Thanh toán, Trung tâm Vốn, Trung tâm Dịch vụ Thanh toán và Kiều hối.

Hình 2.4. Mô hình tổ chức hoạt động TTQT tại Agribank

Về quy trình thực hiện, Các chi nhánh trực tiếp giao dịch với khách hàng, tiếp nhận các yêu cầu cung ứng dịch vụ TTQT từ khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, chứng từ, thẩm định nguồn vốn thanh toán của khách hàng, hạch toán, thu phí và tạo điện SWIFT chuyển lên Trụ sở chính (Phòng SWIFT – Trung tâm Thanh Toán) để chuyển ra nước ngoài. Các chi nhánh chủ động lựa chọn các ngân hàng có quan hệ đại lý khi phát hành L/C và các ngân hàng giữ tài khoản Nostro khi chuyển tiền. Phòng SWIFT – Trung tâm Thanh toán chủ yếu kiểm soát kỹ thuật điện đi của chi nhánh và nhận điện SWIFT về từ ngân hàng nước ngoài chuyển cho chi nhánh xử lý giao dịch. Đối với các bộ chứng từ xuất nhập khẩu, chi nhánh kiểm tra sự phù hợp của chứng từ, trực tiếp gửi đi và nhận về từ ngân hàng nước ngoài.

Ngoài ra, Chi nhánh có thể liên hệ với Ban Định chế tài chính (ĐCTC) hoặc Trung tâm Dịch vụ Thanh toán và Kiều hối để xử lý một số yêu cầu tác nghiệp liên quan như: tư vấn các vướng mắc về nghiệp vụ, liên hệ xác nhận thư tín dụng, liên hệ vay tài trợ thương mại. Chi nhánh liên hệ với Trung tâm Vốn (TTV) để yêu cầu

điều chuyển nguồn vốn ngoại tệ trên tài khoản Nostro trong các trường hợp giao dịch có giá trị lớn.

Hình 2.5. Quy trình thực hiện giao dịch TTQT tại Agribank

Một phần của tài liệu TRAN THI THUY QUYNH_1906030265_TCNH26A (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)