Đào tạo, phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu TRẦN THỊ THANH HUYỀN -1906185018- QLKT 1 (Trang 53 - 66)

Nội dung công tác đào tạo nhân lực tại bệnh viện Sản Nhi gồm 4 giai đoạn:

Sơ đồ 2.2: Nội dung công tác đào tạo nhân lực

(Nguồn: Quy trình đào tạo nhân lực bệnh viện Sản Nhi)

Xác định nhu cầu đào tạo: Căn cứ vào bảng mô tả công việc, lộ trình phát triển cho từng vị trí, nhu cầu đào tạo bao gồm các vấn đề như: các kỹ năng cụ thể sẽ học, trình độ đạt được sau khi học, số lượng người được đào tạo, cơ cấu học viên (ở khoa, phòng nào ?), thời gian, địa điểm, kinh phí và hình thức đào tạo.

Xây dựng kế hoạch đào tạo: Kế hoạch đào tạo liên tục bao gồm kế hoạch dài hạn (5 năm) và kế hoạch hàng năm.

Để thực hiện mục tiêu kế hoạch cần xem xét chương trình đào tạo và thời gian đào tạo cho từng cán bộ y tế cũng như phương thức tuyển sinh; cân đối cán bộ đi học và đảm bảo công việc chuyên môn hàng ngày của bệnh viện.

Khả năng đào tạo liên tục hiện nay, có thể phân chia ra 2 loại:

+ Các lớp học do bệnh viện tự tổ chức đào tạo: chương trình, tài liệu. giảng viên, cơ sở vật chất trang thiết bị, bệnh phòng,... để có thể có lớp học do bệnh viện tự tổ chức hoặc liên kết tổ chức theo nhu cầu của bệnh viện.

+ Bệnh viện cử cán bộ đến các cơ sở đào tạo liên tục có uy tín khác ở trong nước và ngoài nước để đào tạo theo nhu cầu của bệnh viện.

Xác định nhu cầu đào tạo

Xây dựng kế hoạch đào tạo

Tổ chức, triển khai đào tạo

Chi phí đào tạo liên tục cần đặt trong tương quan chung của bệnh viện để cân đối kế hoạch tài chính và các nguồn lực khác của bệnh viện. Một bản kế hoạch đào tạo liên tục tốt nhưng không cân đối được tài chính sẽ là không khả thi. Vì vậy chúng ta cần xem xét khả năng tài chính và dự báo khả năng tài chính do các nguồn cung cấp cho đào tạo liên tục trong 5 năm tới.

Sau khi cân nhắc các yếu tố trên chúng ta sẽ đưa ra các mục tiêu cho 5 năm tới cụ thể như sau:

+ Sẽ có bao nhiêu cán bộ của bệnh viện được đào tạo liên tục trong 5 năm tới và phân chia cho từng năm, phân theo trình độ chuyên môn và các khoa phòng.

+ Các chủ đề đào tạo (hay còn gọi là các khóa học) trong 5 năm tới sẽ được tổ chức đào tạo, mỗi năm có bao nhiêu chủ đề được đào tạo

Tổ chức, triển khai đào tạo

Sau khi kế hoạch hàng năm được phê duyệt, cần triển khai từng khóa học, lớp học. Kế hoạch đào tạo liên tục cho một khóa học có các nội dung sau đây:

- Tên khóa học - Mục tiêu khóa học

- Số lượng và đối tượng học viên

- Thời gian mở lớp: ghi rõ bao nhiêu ngày, từ ngày tháng nào đến ngày tháng nào? Bố trí học liên tục hay từng đợt

- Địa điểm: lớp học ở đâu, học lý thuyết ở hội trường nào, thực hành ở bệnh viện, khoa phòng nào…

- Chương trình/ thời khóa biểu của lớp học có ghi kèm tên giảng viên

- Các tài liệu giảng dạy chính, tài liệu tham khảo, tài liệu phát tay và tài liệu cho giảng viên (nếu có)

- Giảng viên: yêu cầu ghi rõ tên giảng viên, trợ giảng - Cán bộ tổ chức/phụ trách lớp học

- Yêu cầu chứng chỉ: số lượng, do ai cấp: Bộ Y tế, bệnh viện, Sở Y tế,… - Kinh phí: bao nhiêu, từ nguồn nào?

- Điều kiện hậu cần cho lớp học: Hội trường, trang thiết bị, học liệu, những khóa học lâm sàng cần chỉ rõ khoa nào, buồng bệnh nào và loại bệnh nào cần chuẩn bị, điều kiện ăn ở, đi lại của học viên, giảng viên

- Dự toán kinh phí chi tiết để trình phê duyệt

- Các phụ lục đính kèm như: Công văn triệu tập, chương trình và lịch dạy-học chi tiết, tài liệu, trang thiết bị và vật tư phục vụ cho khóa học

Trong năm, cần giám sát số lượng y bác sĩ được đào tạo liên tục và so sánh với các chỉ tiêu trong kế hoạch. So sánh hàng quý để biết sự tiến triển của việc thực hiện kế hoạch. Giám sát giúp chỉ ra chỗ khó khăn, yếu kém để tìm giải pháp khắc phục. Nếu số lượng ít hơn đã ghi trong kế hoạch nghĩa là không có khả năng thực thi kế hoạch trong tương lai, khi đó cần tìm cách điều chỉnh kế hoạch. Nếu đánh giá thực hiện kế hoạch đào tạo liên tục mà thành công trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của bệnh viện thì kế hoạch này tốt cần tiếp tục trong những năm tới, còn nếu không cải thiện đáng kể chất lượng thì hoạt động đào tạo liên tục cần được xác định là ưu tiên hơn nữa cho những năm tiếp theo.

 Đánh giá kết quả đào tạo

Để đánh giá kết quả đào tạo, chúng ta có 6 nhóm người sẽ đánh giá hiệu quả đào tạo: Cá nhân bác sĩ; Đồng nghiệp; Quản lý trực tiếp; Cán bộ đào tạo; Giảng viên; Bệnh nhân.

- Quy trình đánh giá: Đánh giá trước đào tạo --> Đánh giá khi đào tạo --> đánh giá ngay sau khi đào tạo --> đánh giá sau 1 tháng đào tạo --> Đánh giá sau 3 tháng đào tạo --> đánh giá sau 6 tháng đào tạo.

+ Đánh giá trước đào tạo: Bác sĩ và quản lý trực tiếp sẽ là 2 nhân tố tham gia trực tiếp vào đánh giá.

+ Đánh giá khi đào tạo: Bác sĩ, giảng viên và cán bộ đào tạo cùng đánh giá hiệu quả đào tạo

+ Đánh giá ngay sau khi đào tạo: Áp dụng nội dung được đào tạo vào thực tế, đánh giá của cấp quản lý trực tiếp và đánh giá của bệnh nhân.

+ Đánh giá sau 1 tháng đào tạo: Quản lý trực tiếp đánh giá, bệnh nhân, đồng nghiệp

+ Đánh giá sau 3 tháng đào tạo: Quản lý trực tiếp đánh giá, bệnh nhân, đồng nghiệp

+ Đánh giá sau 6 tháng đào tạo: Quản lý trực tiếp đánh giá, bệnh nhân, đồng nghiệp, cán bộ đào tạo và đánh giá doanh thu của cả bệnh viện. (Kết quả doanh thu của bệnh viện tuy không phản ánh nhiều nhưng cũng là một nhân tố để đánh giá hiệu quả đào tạo)

- Cấp độ đánh giá:

+ Cấp độ I - Đánh giá thái độ: Người học có hài lòng với chương trình đào tạo, giảng viên và trang thiết bị không? Khoá học có ích lợi cho họ không? Những tiến bộ mà họ đạt được?

Phương pháp đánh giá: Bảng điều tra là thông dụng. Hoặc có thể yêu cầu giảng viên làm Pre Test và Post Test thì khá chính xác để đánh giá kết quả thu được của học viên về kiến thức (chưa phải kỹ năng và khả năng ứng dụng) thu được.

- Cấp độ II - Đánh giá học tập: Trình độ và kỹ năng mà người học đạt được sau khóa học.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra viết, Tình huống giả định, Quan sát, Phỏng vấn.

- Cấp độ III - Đánh giá hành vi: Hành vi của người học sau khi học có khác trước khi học? Họ sử dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế không?

Phương pháp đánh giá: Thu thập thông tin về kết quả công việc từ: Cấp trên - Cùng cấp; Cấp dưới - Bệnh nhân.

- Cấp độ IV - Đánh giá kết quả chung: Mức độ tiến bộ của học viên sau khoá đào tạo.

Phương pháp đánh giá: Đánh giá Rủi ro - Tinh thần; Chất lượng - Chi phí; Năng suất - Lợi nhuận; Doanh thu

Trong đó điều tra bảng hỏi và phỏng vấn xem các khóa học các tác động như thế nào đến các vấn đề liên quan, có thể cho thang điểm 1-100 về mức độ ảnh hưởng của các khóa học lên các kết quả.

Đào tạo nhân lực giúp bệnh viện tạo được lợi thế cạnh tranh, giúp bệnh viện có được một đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp cả về trình độ, năng lực, thái độ và tác phong

làm việc, giúp cho chu trình khám chữa bệnh được nhanh, hiệu quả, chính xác, giúp cho khách hàng - bệnh nhân có được sự thỏa mãn cao nhất khi tìm đến bệnh viện.

Tại bệnh viện Sản Nhi, đào tạo nhân lực không phải là đào tạo lại từ đầu bởi lẽ phần lớn bác sĩ được tuyển dụng đã được đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã được tiếp thu một hệ thống tri thức các chuyên ngành cụ thể theo chương trình đào tạo cơ bản mà cơ quan sử dụng nhân lực có nhu cầu. Mà ở đây, đào tạo nhân lực giúp trang bị những kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu, kỹ thuật mới. Đồng thời bổ sung thêm kiến thức về kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo hành chính, phải hiểu được đầy đủ các tiêu chuẩn phải có, các quyền lợi và trách nhiệm của người lao động, mới có thể hoà quyện, chuyển hoá được những kiến thức đã được đào tạo trước đó với kiến thức chuyên ngành vào trong cương vị công tác của mình.

Bệnh viện Sản Nhi đang áp dụng các hình thức đào tạo cho bác sĩ như sau:

Đào tạo theo hình thức “Cầm tay chỉ việc”.

Từ năm 2014, bệnh viện Sản Nhi là bệnh viện vệ tinh của bệnh viện Nhi Trung ương và bệnh viện Phụ Sản Trung ương.

Qua đó, bệnh viện Sản Nhi đã làm chủ được nhiều kỹ thuật cao mà trước kia các kỹ thuật này chỉ được thực hiện tại tuyến trung ương. 100% bác sĩ trong nhóm tiếp nhận kỹ thuật của bệnh viện được đào tạo về chuyên môn, lý thuyết và thực hành tại bệnh viện vệ tinh và bệnh viện hạt nhân.

Phương pháp “Cầm tay chỉ việc” giúp cho các bác sĩ có thể học được các kiến thức, kỹ năng cần thiết thông qua sự kèm cặp, chỉ bảo của những người quản lý, những người đồng nghiệp đã có kinh nghiệm lâu năm. Người có tay nghề trình độ cao giúp đỡ người có tay nghề trình độ thấp.

Quá trình đào tạo này diễn ra ngay tại bệnh viện vệ tinh và bệnh viện hạt nhân. Phương pháp này có thể dùng để đào tạo nhiều bác sĩ cùng một lúc, ít tốn kém và thời gian đào tạo ngắn. Các bác sĩ học được ngay cách giải quyết vấn đề thực tiễn và mau chóng có các thông tin phản hồi về kết quả học tập, thực hiện công việc.

Nhờ được giúp đỡ đào tạo về cả nhân lực và kỹ thuật, hiện tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh đã có thể thực hiện độc lập được nhiều kỹ thuật mới, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại bệnh viện, giảm tỉ lệ bệnh nhân chuyển lên

tuyến trên ở chuyên ngành như hồi sức và sơ sinh, tim mạch, phẫu thuật tiêu hóa, tiết niệu, gan mật... Từ đó đã góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến Trung ương.

Theo đánh giá của Bộ Y tế, các kỹ thuật điều trị do các bệnh viện vệ tinh chuyển giao, đều đã được bệnh viện Sản Nhi triển khai và phát huy hiệu quả. Các ca phẫu thuật, chẩn đoán khó đều được thực hiện thành công, tạo sự tin tưởng cho người dân, giúp hàng ngàn lượt gia đình giảm chi phí chữa bệnh khi không phải đưa bệnh nhân lên các bệnh viện tuyến trên để chữa trị.

Nhờ đó, các bệnh viện tuyến trên cũng giảm bớt áp lực do quá tải. Hơn nữa, qua mỗi đợt “cầm tay chỉ việc”, tập huấn đào tạo, tay nghề của bác sĩ ngày càng nâng cao, đồng thời học hỏi được những kinh nghiệm từ các bác sĩ, chuyên gia tuyến trên.

Đào tạo liên tục ngắn hạn

Đào tạo liên tục là các khóa đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức y khoa liên tục (Continuing Medical Education - CME); phát triển nghề nghiệp liên tục (Continuing Professional Development - CPD); đào tạo chuyển giao kỹ thuật; đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác cho cán bộ y tế mà không thuộc hệ thống văn bằng giáo dục quốc dân (Thông tư 22/2013/TT-BYT, Bộ Y tế, Điều 3)

Cơ sở đào tạo liên tục là các bệnh viện, viện có giường bệnh; viện nghiên cứu; các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp/dạy nghề y tế; các cơ sở giáo dục khác có đào tạo mã ngành thuộc khối ngành khoa học sức khỏe; các trung tâm có đào tạo nhân lực y tế.

Hàng năm, bệnh viện sản nhi cử hơn 200 lượt cán bộ tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, hội nghị, hội thảo, tập huấn. Song song, tổ chức bồi dưỡng kiến thức liên tục cho điều dưỡng, bác sỹ theo đa dạng các hình thức phù hợp với tình hình bối cảnh dịch COVID-19 (trực tuyến, tập trung) thông qua bình bệnh án, sinh hoạt khoa học, bình bệnh án chăm sóc…

Bên cạnh việc trau dồi kiên thức về chuyên môn, từ năm 2019 đến nay, bệnh viện đã phối hợp với Trường đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ tổ chức lớp Bồi dưỡng

ngạch chuyên viên C241, C255 theo hình thức trực tuyến cho các bác sĩ thuộc diện quy hoạch của bệnh viện trong thời gian 02 tháng.

Đào tạo theo hình thức chuyên đề ngắn hạn

Các chuyên đề có thể được tổ chức tại bệnh viện hoặc ở hội nghị bên ngoài, có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các chương trình đào tạo khác. Trong các buổi chuyên đề, học viên sẽ thảo luận theo từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo nhóm và qua đó họ học được các kiến thức, kinh nghiệm cần thiết.

Xác định công tác đào tạo phải mạnh từ cơ sở nên việc bồi dưỡng tại chỗ luôn được bệnh viện chú trọng quan tâm.

Trung bình mỗi năm, bệnh viện tổ chức từ 20-25 buổi hội thảo khoa học, tập huấn với sự hỗ trợ giảng dạy của các chuyên gia đầu ngành ở trong và ngoài nước (Ireland, Đức, Pháp, Philipines…) nhằm kịp thời cập nhật, bổ sung kiến thức y khoa mới cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế. Rất nhiều các kỹ thuật mới, hiện đại của thế giới được giới thiệu, ứng dụng và triển khai ngay tại bệnh viện từ đó nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn phù hợp với xu thế thế giới.

Đào tạo theo hình thức thảo luận chủ đề, đào tạo trực tuyến

Trong các ứng dụng công nghệ thông tin cho ngành y tế, nổi bật là hệ thống Telemedicine - giải pháp kết hợp giữa hội nghị trực tuyến và các thiết bị y tế, giúp các bác sỹ có thể tư vấn, hội chẩn, thăm khám chữa bệnh và trên cả là mổ từ xa.

Với hệ thống Telemedicine, các bệnh nhân ở các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến dưới hoàn toàn có thể tiếp cận với đội ngũ bác sỹ chuyên môn, cũng như trang kĩ thuật hiện đại của các bệnh viện đầu ngành trên cả nước.

Bệnh viện Sản Nhi tiếp tục duy trì có hiệu quả hoạt động của Hệ thống Telemedicine trong đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, tư vấn, hội chẩn, khám chữa bệnh từ xa đặc biệt đối với TTYT Huyện Cô Tô huyện đảo duy nhất cách xa đất liền của tỉnh.

Thông qua hệ thống Telemedicine, hàng trăm bệnh nhân đã được các bác sĩ điều trị thông qua các phiên hội chẩn trực tuyến, trong đó, đã có 20 ca bệnh khó được các bác sĩ của các bệnh viện tuyến huyện thực hiện mổ thành công dưới sự hướng dẫn trực tuyến của các bác sĩ có kinh nghiệm của bệnh viện Sản Nhi. Nhiều người bệnh

ở các xã vùng sâu, xa, hải đảo đã thoát khỏi nguy kịch nhờ sự hỗ trợ của các bác sĩ tuyến trên thông qua hệ thống Telemedicine.

Từ năm 2020, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, bệnh viện đã tổ chức các lớp đào tạo, hướng dẫn y bác sỹ về công tác chẩn đoán, điều trị bệnh COVID-19.

Cập nhật kiến thức liên tục và các lớp tập huấn trực tuyến do bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Bạch Mai tổ chức cho toàn bộ cán bộ nhân viên Bệnh viện Sản Nhi và tham gia đào tạo tại Bệnh viện Dã chiến Số 2 Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu TRẦN THỊ THANH HUYỀN -1906185018- QLKT 1 (Trang 53 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)