6. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Dự báo bối cảnh kinh tế thời gian tới
Đại dịch Covid-19 được nhận định là một đại dịch chưa từng có trong lịch sử, với những tác động mạnh mẽ sâu rộng trên nhiều lĩnh vực và ở rất nhiều quốc gia. Việt Nam không nằm ngoài làn sóng ảnh hưởng này. GDP Việt Nam năm 2020 tăng 2.91%, mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Hầu hết tất cả các ngành sản xuất đều tăng trưởng thấp, một số ngành tăng trưởng âm như du lịch, vận tải kho bãi, khai khoáng…
Cũng do tác động của đại dịch, nhiều hoạt động bị ngưng trệ hoặc sụt giảm khiến nguồn thu NSNN bị ảnh hưởng tiêu cực trong khi đó nhu cầu chi tiêu cho công tác phòng chống, khắc phục hậu quả của bệnh dịch lại tăng cao. Việc thâm hụt ngân sách kéo dài trong nhiều năm, cùng với việc chính sách tiền tệ bị ràng buộc với các mục tiêu về lạm phát và tỷ giá, Việt Nam gặp khó khăn trong việc theo đuổi các chính sách vĩ mô theo cách tương tự như các nước lớn trên thế giới. Việc nới lỏng tiền tệ với quy mô lớn cũng có thể dẫn đến mất giá nội tệ, môi trường đầu tư trở nên rủi ro hơn, làm trì hoãn các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Việc hạ lãi suất cho vay trong bối cảnh hiện tại chưa thực sự mang lại hiệu quả trong việc kích thích vay vốn cho sản xuất kinh doanh do hầu hết doanh nghiệp bị ảnh hưởng cả đầu vào và đầu ra. Một số nhu cầu gần như hoàn toàn biến mất do ảnh hưởng của đại dịch. Bên cạnh đó, giảm lãi suất chỉ mới áp dụng cho các khoản vay mới, trong khi nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp thấp hoặc doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn vay vốn, như: có tài sản đảm bảo, tình hình tài chính hoặc phương án kinh doanh tốt. Nhiều doanh nghiệp có nợ quá hạn tại ngân hàng nên không thể vay mới
lĩnh vực ngân hàng trong các năm tới đây khi phụ thuộc vào tốc độ phục hồi của nền kinh tế, nhu cầu đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp. Chất lượng tín dụng sẽ ngày càng suy giảm, lãi suất tiếp tục duy trì ở mức thấp để các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn phục hồi sản xuất.