Nợ xấu và dự phòng rủi ro

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 65 - 67)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Nợ xấu và dự phòng rủi ro

Nợ xấu

Bảng 2.8 – Nợ xấu tại VCB Thanh Xuân giai đoạn 2018 – 2020

Chỉ tiêu Đơn vị 2018 2019 2020 Tổng dư nợ tín dụng Tỷ đồng 8,230 9,226 9,621 Nợ quá hạn (N2) Tỷ đồng 290 273 418 Nợ xấu (N3-N5) Tỷ đồng 174 146 137 Tỷ lệ nợ quá hạn % 3.52% 2.96% 4.34% Tỷ lệ nợ xấu % 2.12% 1.58% 1.42%

(Nguồn: Báo cáo quản trị nội bộ năm 2018 – 2020 của VCB Thanh Xuân)

Có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của VCB Thanh Xuân ở mức thấp và đang có xu hướng giảm dần, do trong giai đoạn 2018 – 2019, đơn vị đã tích cực làm việc với khách hàng có nợ xấu để hỗ trợ các biện pháp tháo gỡ và trong năm 2019 đã thu hồi được một phần nợ xấu này. Theo đó tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,12% năm 2018 xuống còn

thấy, chất lượng tín dụng tại VCB Thanh Xuân là khá tốt, cơ cấu các nhóm nợ hợp lý, an toàn.

Mặc dù vậy, tỷ lệ nợ quá hạn lại có xu hướng tăng mạnh vào năm 2020. Nguyên nhân phần lớn đến từ việc các doanh nghiệp gặp khó khăn trong đại dịch Covid, hầu hết chỉ duy trì hoạt động kinh doanh cầm chừng, có những doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh, dẫn tới việc chậm trả nợ vay ngân hàng khiến cho nợ quá hạn tăng lên. Đây là nguyên nhân khách quan, sẽ được cải thiện trong thời gian tới khi Chính phủ ban hành ra các gói kích cầu, hỗ trợ phục hồi kinh tế sản xuất. Do vậy, trước mắt tỷ lệ nợ quá hạn chưa ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả công tác cho vay của Chi nhánh.

Dự phòng rủi ro

Việc trích lập dự phòng rủi ro là rất quan trọng và cần thiết đối với hoạt động ngân hàng nói chung và đối với Vietcombank Thanh Xuân nói riêng. Do đó trong các năm qua Chi nhánh luôn nỗ lực để hạn chế rủi ro tín dụng đồng thời chấp hành đầy đủ quy định của NHNN về việc trích lập dự phòng rủi ro. Chi tiết việc trích lập dự phòng rủi ro đối với nợ xấu tại Chi nhánh cụ thể như sau:

Bảng 2.9 - Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng VCB Thanh Xuân

Chỉ tiêu Đơn vị 2018 2019 2020 1. Dư nợ xấu Tỷ đồng 174 146 137 Tỷ lệ nợ xấu % 2.1% 1.6% 1.4% 2. Dự phòng rủi ro tín dụng Tỷ đồng 184 171 168 - Dự phòng chung Tỷ đồng 62 69 72 - Dự phòng cụ thể Tỷ đồng 122 102 96 3. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (=2/1) % 105% 117% 123%

(Nguồn: Báo cáo quản trị nội bộ năm 2018 – 2020 của VCB Thanh Xuân)

Từ số liệu có thể thấy, VCB Thanh Xuân thực hiện rất nghiêm túc trong việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Dự phòng chung tăng đều qua các năm tương ứng

69 tỷ đồng và 72 tỷ đồng.

Đối với dự phòng cụ thể cũng thể hiện được chiều hướng biến động của các khoản nợ xấu, do tỷ lệ trích lập của các khoản nợ này cao. Theo đó, trích lập dự phòng cụ thể cũng mang xu hướng giảm tương ứng với dư nợ xấu tại VCB Thanh Xuân từ mức 122 tỷ đồng năm 2018 giảm xuống còn 96 tỷ đồng năm 2020.

Tuy nhiên, tổng dự phòng rủi ro của Chi nhánh vẫn ở mức cao. Luôn chiếm > 100% so với dư nợ xấu. Điều này có được là do Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc trích lập dự phòng chung theo quy mô tăng trưởng của Tổng dư nợ tín dụng tại đơn vị. Với tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro luôn ở mức cao cho thấy chi nhánh luôn nghiêm túc thực hiện các quy định của NHNN nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng được an toàn, phòng ngừa rủi ro có thể gặp phải đối với các khoản nợ xấu này. Song song với đó, đơn vị cũng tích cực làm việc với khách hàng có nợ xấu để tìm kiếm các giải pháp tháo gỡ hoặc thực hiện thanh lý TSBĐ để thu hồi khoản vay.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)