Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 42)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (tên giao dịch là Vietcombank) – xuất phát là Cục Ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước, được thành lập theo nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963. Hiện nay, Vietcombank đã có mạng lưới hoạt động rộng khắp trong nước và quốc tế, có quy mô nguồn vốn, tín dụng, chiếm thị phần lớn nhất về thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ; cung cấp các dịch vụ ngân hàng đa dạng, hiện đại trên cở sở hệ thống công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao và được quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế.

Năm 2019, Vietcombank gặt hái được những kết quả hết sức quan trọng, ghi nhận những mốc mới trong lịch sử phát triển của mình khi khẳng định vị trí dẫn đầu với quy mô lợi nhuận trên 18.500 tỷ đồng, lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và quy mô Tổng tài sản trên 1,2 triệu tỷ đồng, chiếm 1/5 GDP của cả nước, tổng huy động vốn đạt xấp xỉ 1.000.000 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng đạt trên 790.000 tỷ đồng, chất lượng tín dụng tốt nhất trong các tổ chức tín dụng lớn với tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức dưới 1%.

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Thanh Xuân được thành lập theo Quyết định số 198/QĐ-NHNT.TCCB-ĐT ngày 20/03/2010 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trên cơ sở nâng cấp Phòng Giao dịch số 6, tại địa chỉ 450 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội với quy mô 5 Phòng Giao dịch, số lượng CBNV trên 200 người.

các mảng hoạt động riêng.

- Phòng Khách hàng Doanh nghiệp: Quản lý các KHDN Lớn, KHDN Vừa và nhỏ.

- Phòng Khách hàng bán lẻ: quản lý Khách hàng cá nhân, hộ gia đình và Khách hàng thẻ tín dụng, POS.

- Phòng Dịch vụ khách hàng: là phòng thực hiện giao dịch với khách hàng tại quầy, giải quyết nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ tài khoản, sản phẩm thẻ, chi trả kiều hối, giao dịch chuyển tiền trong nước và quốc tế và các sản phẩm huy động vốn khác của chi nhánh.

- Phòng Quản lý nợ: là bộ phận hỗ trợ tác nghiệp giải ngân, lưu hồ sơ tất cả các khách hàng có quan hệ vay vốn, bảo lãnh, tài trợ thương mại.

- Phòng Kế toán: Ngoài chức năng nhiệm vụ liên quan đến tài chính kế toán, còn phụ trách tổng hợp số liệu về tất cả các mảng hoạt động của chi nhánh, phụ trách quản lý ngoại hối…

- Phòng Hành chính nhân sự: là phòng tổ chức nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo tại chi nhánh, thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Phòng thực hiện công việc tổ chức và đào tạo cán bộ, đồng thời thực hiện chức năng tham mưu cho giá đốc trong việc tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, phát triển nguồn nhân lực.

- Phòng Ngân quỹ: Thực hiện chức năng thu chi tiền mặt với số lượng lớn, quản lý kho tiền.

- Các Phòng giao dịch Văn Quán, Lai Xá, Phương Mai, Trung Hòa: Các phòng giao dịch thực hiện chức năng chính: huy động tiền gửi, cho vay, giao dịch chuyển tiền trong nước và quốc tế… Các phòng giao dịch không những chịu trách nhiệm đẩy mạnh phát triển các nghiệp vụ huy động vốn nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh, mà còn góp phần mở rộng mức độ phủ sóng, nâng cao uy tín, hình ảnh của Chi nhánh.

Trong các năm vừa qua, nền kinh tế trong nước và thế giới đã trải qua nhiều biến động khó lường. Những tác động của sự bất ổn về chính trị, sự gia tăng ảnh hưởng của các nước lớn lên các chuỗi cung ứng, sự cạnh tranh của các tập đoàn đa quốc gia, những bất lợi khi gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế như WTO, CPTPP…đã tạo ra không ít khó khăn thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã có tác động sâu sắc tới toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam kể từ cuối đầu năm 2020 đến nay.

Qua những biến động của kinh tế, ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và chi nhánh Thanh Xuân nói riêng nỗ lực giữ vững các hoạt động sản xuất kinh doanh, luôn là một trong các ngân hàng đi đầu cả về chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh việc cung cấp đa dạng các sản phẩm dành cho khách hàng: cấp tín dụng, huy động vốn, thanh toán trong và ngoài nước, VCB Thanh Xuân cũng đã góp phần cùng Chính phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid phục hồi sản xuất. Qua đó đã đạt được những kết quả kinh doanh tốt trong giai đoạn 2018 - 2020, cụ thể:

- Tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng tốt trong giai đoạn này: tổng nguồn vốn huy động năm 2020 tăng 1.605 tỷ đồng, tương ứng 20% so với năm 2018, đạt 9.710 tỷ đồng. Huy động tăng trưởng mạnh trong năm 2019, với mức tăng 1.317 tỷ đồng so với năm 2018, tương ứng với tỷ lệ 16%. Do đây là năm VCB Thanh Xuân phát triển quan hệ đối tác với một số khách hàng doanh nghiệp lớn, mang lại nguồn tiền gửi ổn định như Tổng công ty Thăm dò khai thác Dầu khí, Tổng công ty điện lực dầu khí. Nguồn tiền gửi đến từ các KHDN VVN cũng đạt được những kết quả tăng trưởng tốt.

- Tổng dư nợ tín dụng cũng những tăng trưởng tưng ứng với mức tăng của nguồn vốn huy động nhằm đảm bảo hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn huy động về. Theo đó tổng dư nợ tín dụng năm 2020 tăng 1.391 tỷ đồng, tương ứng 17% so với số dư năm 2018, đạt 9.621 tỷ đồng.

trong giai đoạn 2019 – 2020 là giai đoạn dịch Covid tác động trực tiếp tới nền kinh tế và các doanh nghiệp. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, VCB nói chung và VCB Thanh Xuân nói riêng đã thực hiện hỗ trợ cho các DN phục hồi kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp bằng việc giảm lãi suất, giãn nợ.

Điều này đã có tác động trực tiếp tới nguồn thu của chi nhánh. Theo đó tổng thu năm 2020 đạt 755 tỷ, tăng 88 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 13% so với năm 2018. Tỷ lệ tăng trưởng này thấp hơn so với tỷ lệ tăng trưởng về tín dụng trong giai đoạn này (17%). Để có được kết quả này, VCB Thanh Xuân đã nỗ lực gia tăng dịch vụ khác để cung ứng tới khách hàng như bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, dịch vụ tài khoản nhằm tối đa hóa các nguồn thu từ dịch vụ để bù đắp cho một phần nguồn thu từ lãi.

- Tổng Chi của VCB Thanh Xuân có xu hướng giảm do nhân tố chính là chi trả lãi khách hàng giảm, đồng thời Ban lãnh đạo chi nhánh đã có những điều chỉnh trong việc tiết kiệm chi phí hoạt động để tối ưu hóa lợi nhuận kinh doanh. Theo đó, Tổng chi năm 2020 đạt 227 tỷ đồng, giảm 19 tỷ đồng, tương ứng 8% so với tổng chi năm 2018.

- Trích lập DPRR duy trì ổn định và đang có xu hướng giảm dần do nợ xấu tại VCB Thanh Xuân đang giảm dần. Điều này cho thấy chi nhánh đang nỗ lực kiểm soát tốt việc thu hồi các khoản nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng.

- Trong bối cảnh dịch Covid tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp, làm ngưng trệ hệ thống sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng không nhỏ tới việc trả nợ cũng như chính sách lãi suất trên thị trường, Ban Lãnh đạo VCB Thanh Xuân đã có những giải pháp căn cơ, điều chỉnh kịp thời chính sách điều hành để đạt được hiệu quả trong kinh doanh. Theo đó, LNTT của VCB Thanh Xuân tăng trưởng qua các năm. LNTT năm 2020 đạt 361 tỷ đồng, tăng 123 tỷ đồng so với năm 2018, tương ứng với tỷ lệ 52%.

Đơn vị: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1. Tổng nguồn vốn huy động 8,105 9,422 9,710 1,317 16% 288 3% 2. Tổng Dư nợ tín dụng 8,230 9,226 9,621 996 12% 395 4% 3. Tổng thu 668 726 755 59 9% 29 4% - Thu lãi từ tín dụng 560 627 613 68 12% (14) -2% - Thu từ dịch vụ 100 92 130 (8) -8% 38 41% - Thu khác 8 7 12 (1) -13% 5 71% 4. Tổng chi 246 256 227 10 4% (29) -11% - Chi trả lãi 219 226 204 7 3% (22) -10% - Chi phí hoạt động 16 18 14 2 13% (4) -22% - Chi phí khác 11 12 9 1 9% (3) -25% 5. Trích lập DPRR 184 171 168 (13) -7% (3) -2%

6. Lợi nhuận trước thuế 238 299 361 61 26% 62 21%

- Các văn bản của cơ quan quản lý nhà nước:

+ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các Tổ chức Tín dụng ban hành ngày 26/12/1997, Luật sửa đổi bổ sung năm 2010, 2017, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

+ Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng;

+ Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 01/10/2021 của Thống đốc Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Các quy định của Vietcombank:

+ Quyết định số 407/QĐ-NHNT-HĐQT ngày 29/03/2018 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương về việc ban hành hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại thương về quy chế cho vay đối với khách hàng.

+ Quyết định số 4142/QĐ-NHNT ngày 29/03/2019 của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt nam về xác đinh giới hạn tín dụng đối với khách hàng.

+ Quyết định số 130/QĐ-NHNT-QLTD ngày 21/02/2020 của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương về hạn mức cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với chi nhánh.

+ Quyết định số 333/QĐ-Ngân hàng NT ngày 31/12/2019 ban hành quy định khu vực đầu tư của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Việt nam.

Vietcombank Thanh Xuân áp dụng quy định của Vietcombank về việc phân nhóm khách hàng theo kết quả chấm điểm xếp hạng.

Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được Vietcombank xếp thành 10 mức xếp hạng và phân thành 7 nhóm khách hàng để áp dụng chính sách cụ thể theo từng nhóm.

Chính sách chung áp dụng đối với khách hàng: Khách hàng sẽ được Vietcombank áp dụng tổng thể các chính sách sau: Chính sách tiếp thị khách hàng, chính sách về cấp tín dụng, chính sách về giá.

Thứ nhất: Chính sách tiếp thị khách hàng:

- Khách hàng đã và đang có quan hệ tín dụng tại VCB:

+ Đối với khách hàng có mức xếp hạng AAA, AA và A: VCB xác định đây là nhóm khách hàng mục tiêu, không ngừng tăng cường mở rộng để phát triển bền vững mối quan hệ giữa khách hàng và VCB với “Chính sách mở rộng, phát triển” nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

+ Đối với khách hàng có mức xếp hạng BBB và BB: VCB duy trì tích cực mối quan hệ giữa khách hàng và VCB với “Chính sách duy trì” nhằm đáp ứng nhu cầu phù hợp của khách hàng.

- Khách hàng mới quan hệ tín dụng tại VCB:

+ Đối với khách hàng có mức xếp hạng AAA, AA và A:

VCB xác định đây là nhóm khách hàng mục tiêu, thường xuyên quan tâm, tiếp thị khách hàng nhằm thu hút mọi đối tượng khách hàng có mức xếp hạng này.

Ngay sau khi có quan hệ với VCB, khách hàng sẽ được áp dụng toàn diện chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng theo quy định.

+ Đối với khách hàng có mức xếp hạng BBB:

VCB xác định chính sách tiếp thị có chọn lọc đối với khách hàng có mức xếp hạng này, phù hợp với định hướng hoạt động tín dụng của VCB trong từng thời kỳ.

Áp dụng chính sách tương đương với khách hàng xếp hạng BB đã và đang có quan hệ tín dụng tại VCB trong thời gian thử thách tương đương 01 chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng tối thiểu là 06 tháng. Sau thời gian trên, nếu khách hàng thực hiện

hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết thanh toán thì được VCB xem xét áp dụng toàn diện chính sách đối với khách hàng xếp hạng BBB quy định tại Văn bản này.

Thứ hai: Chính sách về cấp tín dụng:

- Khách hàng được cung cấp các sản phẩm tín dụng hiện có của VCB và xem xét cung cấp các sản phẩm tín dụng ngân hàng hiện đại theo yêu cầu, phù hợp với thực tế hoạt động của khách hàng.

- Khách hàng được VCB xem xét cấp tín dụng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây:

+ Đáp ứng được các điều kiện vay vốn quy định tại Quy chế cho vay đối với khách hàng hiện hành của VCB.

+ Có mức xếp hạng từ BBB trở lên theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VCB.

+ Khách hàng xếp hạng BB mới quan hệ tín dụng tại VCB có thể được xem xét cho vay vốn lưu động, cấp bảo lãnh ngân hàng, cam kết thanh toán khi khách hàng đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định của Ngân hàng.

+ Khách hàng xếp hạng BB trở xuống đang quan hệ tín dụng tại VCB có thể được xem xét cấp tín dụng theo hướng từng bước giảm dần dư nợ.

Nhóm KH Mức xếp hạng Ý nghĩa

1 AAA Là khách hàng có mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt.

2 AA

Khách hàng xếp hạng AA có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng được xếp hạng AAA. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt.

3 A

Khách hàng xếp hạng A có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt

4 BBB

Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, khách hàng có thể bị suy giảm khả năng trả nợ bởi các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài.

5 BB

Khách hàng xếp hạng BB ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này dễ dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

6

B

Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế sẽ có ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.

CCC

Khách hàng xếp hạng CCC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng có nhiều khả năng không trả

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)