6. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Kinh nghiệm từ các NHTM trong nước
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV):
Trong các năm vừa qua, BIDV luôn là ngân hàng dẫn đầu thị trường về quy mô, đặc biệt là quy mô tín dụng đạt 1.230 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 13,4% dư nợ tín dụng của nền kinh tế, trong khi đó lợi nhuận duy trì ổn định, nằm trong top các doanh nghiệp dẫn đầu về số tiền nộp NSNN. Để có được các kết quả này, trong các năm vừa qua BIDV đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là nâng cao chất lượng tín dụng cho vay như:
+ Đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình trở thành nhóm khách hàng có tỷ trọng dư nợ tín dụng lớn nhất. Duy trì đã tăng trưởng ổn định đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực ngành nghề được Chính phủ ưu tiên. + Tìm kiếm các nguồn huy động vốn giá rẻ thông qua các công cụ, chính sách điều tiết phù hợp như phát hành trái phiếu, chú trọng gia tăng tiền gửi KKH.
+ Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách tín dụng, cơ chế quản trị điều hành liên quan đến hoạt động tín dụng có sự thay đổi, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với hoạt động kinh doanh.
+ Tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác tín dụng làm cơ sở cho việc tăng trưởng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu.
+ Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch xử lý nợ xấu giai đoạn 2017-2022 theo chỉ đạo của NHNN về thí điểm triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tuân thủ quy trình nghiệp vụ, giám sát chặt chẽ các khoản vay vượt quyền phán quyết.
+ Thường xuyên rà soát các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, các khoản nợ bán cho VAMC.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác tín dụng.
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank):
Với mục tiêu ngắn hạn duy trì Top 5 các NHTM về chất lượng hoạt động và hiệu quả, dẫn đầu về ứng dụng số, trong các năm qua, MB đã đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng, MB thực hiện một loạt các giải pháp thích ứng với tình hình thị trường để nâng cao chất lượng và hiệu quả: + Ưu tiên phát triển tín dụng bán lẻ trên cơ sở phát triển các nền tảng số, tạo sự thuận tiện tối đa cho khách hàng;
+ Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với mức độ tăng trưởng của nguồn vốn, tập trung ưu tiên cho vay ngắn hạn. Cấp tín dụng trung dài hạn xem xét các dự án trọng điểm, có hiệu quả, thuộc các lĩnh vực ngành nghề được ưu tiên;
+ Tập trung ưu tiên phát triển tăng trưởng nguồn vốn KKH để làm cơ sở nguồn vốn ưu đãi cho vay các khách hàng lớn, các dự án trọng điểm, là các đối tượng vốn có sự cạnh tranh gắt gao từ các TCTD khác;
+ Tăng tốc phát triển các dịch vụ công nghệ, ứng dụng nền tảng số để mang lại lợi thế kinh doanh và quản trị rủi ro tốt hơn;
+ Giám sát chặt chẽ dư nợ cho vay có vấn đề, gắn trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc thu hồi xử lý các khoản nợ có vấn đề;
+ Đẩy mạnh nhiều chương trình marketing, đặc biệt là marketing số.
+ Nâng cao năng lực nhân sự và quản trị theo hiệu suất. Bổ sung nhiều hình thức đãi ngộ mới nhằm tạo sự yên tâm cho CBNV về thu nhập, tăng gắn bó với tổ chức;