Những hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 71 - 72)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Những hạn chế

Trong quá trình phát triển, VCB Thanh Xuân đã đạt được những thành tựu quan trọng, tuy nhiên Chi nhánh vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục như:

Thứ nhất, Việc đảm bảo tỷ lệ cân đối vào các khoản cho vay ngắn hạn trong

những năm vừa qua nhằm hạn chế rủi ro là phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại, tuy nhiên điều này đã khiến Chi nhánh bỏ lỡ cơ hội tiếp cận với những dự án lớn, có thời gian đầu tư dài hạn, đem lại nguồn thu nhập ổn định từ lãi vay cho Chi nhánh, đặc biệt trong điều kiện Chi nhánh đã thiết lập được quan hệ với các khách hàng thường

thông qua việc tài trợ vốn cho các dự án của doanh nghiệp, Chi nhánh có thể tiếp tục tài trợ vốn ngắn hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó tạo điều kiện tăng trưởng dư nợ vững chắc và an toàn.

Thứ hai, Việc cho vay ngoại tệ của chi nhánh chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa tương

xứng với quy mô cũng như khả năng của đơn vị. VCB có thế mạnh về nguồn ngoại tệ và là địa chỉ uy tín của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khi tìm kiếm một ngân hàng trong nước để sử dụng. Việc tăng trưởng dư nợ tín dụng ngoại tệ không chỉ làm tăng quy mô bền vững cho tín dụng do hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam đều là các doanh nghiệp uy tín, mà còn giúp Chi nhánh tăng trưởng lơi nhuận tốt do chi phí trả lãi huy động khách hàng = 0%.

Thứ ba, Nợ quá hạn của Chi nhánh trong năm 2020 tăng cao. Mặc dù phần

lớn nguyên nhân khách quan là do đại dịch Covid-19 tác động tới nền kinh tế nói chung và tới các doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế hiện nay khi dịch bệnh không thể khống chế hoàn toàn, người dân và doanh nghiệp phải thích ứng sống chung với dịch bệnh, việc doanh nghiệp phục hồi và phục hồi một phần hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tiếp tục tác động tới khả năng trả nợ ngân hàng, dẫn tới nợ quá hạn sẽ có khả năng tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Thứ tư, Mặc dù việc thực hiện trích lập dự phòng tuân thủ theo đúng quy định

của NHNN và VCB, tuy nhiên việc trích lập dự phòng luôn ở mức cao đã tác động không nhỏ tới lợi nhuận của chi nhánh. Việc kiểm soát chất lượng tín dụng tốt sẽ giảm chi phí trích lập dự phòng, từ đó làm tăng lợi nhuận cho đơn vị.

Thứ năm, Công tác xử lý và thu hồi nợ xấu vẫn còn nhiều bất cập, nhất là trong công tác xử lý và thu hồi TSBĐ dẫn tới mất nhiều thời gian và chi phí.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)