Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 68 - 69)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.6. Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động TD của các NHTM.Theo Thông tư 13, có hiệu lực từ ngày 1/10/2010, CAR quy định các NHTM được nâng từ 8% lên 9%. Đây là mức điều chỉnh để tiến gần hơn đến mức mà các NH trên thế giới hiện nay đang áp dụng là từ 11% đến 13% cho giai đoạn đến năm 2019, theo Basel 3.

Qua đây có thể thấy VCB vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập khi CAR dao động từ 9% - 10% như hiện nay.

CAR lên không chỉ có ý nghĩa về mặt đảm bảo an toàn về vốn, qua đó tạo tiền đề đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của hệ thống VCB. Đồng thời CAR còn có ý nghĩa tích cực trong việc nâng cao uy tín của NH và là cơ sở để NH nước ngoài cân nhắc để xây dựng chiến lược hợp tác với VCB trong tương lai. Vì vậy, QĐ 493 là văn bản quan trọng giúp NHTM phân loại nợ, xác lập dự phòng và xử lý rủi ro. Vấn đề CLTD có ý nghĩa vô cùng quan trọng với an toàn của ngân hàng. Nợ xấu càng ít, tài sản “Có” rủi ro càng thấp, hệ số CAR càng cao, NHTM càng an toàn vốn trong kinh doanh.

Bảng 2.11 - So sánh chỉ số CAR của một số ngân hàng

Đơn vị: %

Ngân hàng Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

ACB 11.5% 12.8% 9.7% BIDV 10.9% 9.0% 10.7% VCB 11.6% 8.9% 9.5% MBB 12.0% 10.9% 9.5% VIB 13.1% 10.2% 9.6% CTG 9.4% 9.3% 9.3%

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo quản trị của một số NHTM)

Qua số tỷ lệ CAR của một số NHTMCP, thì CAR của VCB còn thấp, trong khi đó lại có thế mạnh về nguồn vốn tự có. NHTM nào có mức độ an toàn vốn cao thì mức thanh khoản của NH càng cao. Vì nếu NH sử dụng vốn vay (huy động) ít hơn so với quy định, khi gặp sự cố về chính sách kinh tế hay xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính, ngân hàng…, bản thân NH có thể tự giải quyết được ngay vấn đề thanh khoản hay NH không bị ảnh hưởng bởi vấn đề thanh khoản do lúc này NH đang sử dụng vốn của mình để kinh doanh chứ không vay (huy động) từ bên ngoài quá nhiều, nên sự cố xảy ra, số người đến NH rút vốn ít, NH được bảo toàn. Vì vậy tỷ lệ an toàn vốn càng cao thì thanh khoản càng lớn. Ngược lại, để duy trì được khả năng thanh khoản cao thì NH đầu tư mạnh vào việc cung cấp các dịch vụ NH cho người dân, để qua đó gia tăng lợi nhuận, đảm bảo an toàn trong hoạt động cho NH.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)