6. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Cơ cấu vốn tín dụng
Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại khách hàng:
Biểu đồ 2.1 – Cơ cấu dư nợ theo loại khách hàng
Tỷ trọng dư nợ theo từng nhóm đối tượng khách hàng tại VCB có sự phân bổ hợp lý và đồng đều, không tập trung quá nhiều vào một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể nào. Theo đó, tỷ trọng dư nợ nhóm đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn duy trì ở mức 31% – 36% tổng dư nợ, đang trong xu hướng tăng dần, đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ từ 35%-44%, trong xu hướng giảm dần. Đối với các khách hàng cá nhân thì xu hướng tăng dần từ 24% lên 29%.
Tỷ trọng này phản ánh sự điều chỉnh kịp thời từ Ban lãnh đạo VCB Thanh Xuân trong việc điều chỉnh tỷ trọng dư nợ vào các khách hàng trước những diễn biến phức tạp của dịch covid trong năm 2020. Theo đó chi nhánh ưu tiên nguồn vốn vào các khách hàng lớn đầu chuỗi kinh doanh, đang được ưu tiên hỗ trợ để phục hồi sản xuất kinh doanh và cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình để phục hồi kinh doanh. Đồng thời giảm dần tỷ trọng dư nợ của nhóm KHDN VVN vì đây là nhóm chịu tác động mạnh của dịch Covid, hầu hết đều phải tạm dừng sản xuất kinh doanh.
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 2018 2019 2020 2634 2860 3464 3621 3783 3367 1975 2583 2790 KHDN Lớn KHDN VVN KHCN
Biểu đồ 2.2 – Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn
Tỷ trọng dư nợ tín dụng kỳ hạn ngắn hạn tăng mạnh trong giai đoạn 2019 – 2020, từ 4.609 tỷ đồng năm 2018 lên 5.351 tỷ đồng năm 2019 và 6.446 tỷ đồng năm 2020. Tương ứng với đó là dư nợ tín dụng kỳ hạn trung và dài hạn có xu hướng giảm dần.
Việc này đến từ các nguyên nhân:
(i) Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, hầu hết các dự án đầu tư mới hoặc mở rộng của các khách hàng cần vốn trung và dài hạn phải tạm ngừng triển khai. Các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng. Chủ yếu nhu cầu cần vốn lưu động để hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện cho phép.
(ii) Một số khoản vay trung dài hạn của chi nhánh phát sinh vào những năm trước đây, do nhiều lý do khách quan và chủ quan để chuyển thành nợ xấu. Nhưng với sự quyết tâm và nỗ lực hỗ trợ của chi nhánh cùng với khách hàng thì trong năm 2019, một số khoản vay này đã được thu hồi trước hạn giúp cho chi nhánh giảm được tỷ lệ nợ xấu, đồng thời cùng giảm tỷ trọng cơ cấu dư nợ vay trung dài hạn.
- 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000 2018 2019 2020 4,609 5,351 6,446 1,893 2,307 1,155 1,728 1,568 2,020 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn
theo sát diễn biến từng khoản vay, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để có những giải pháp hỗ trợ cụ thể, giúp KH phục hồi kinh doanh cũng như có nguồn tiền để trả nợ ngân hàng. Việc này làm giảm tỷ lệ nợ xấu trong tổng cơ cấu dư nợ tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng của VCB Thanh Xuân.
Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại tiền tệ:
Biểu đồ 2.3 – Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại tiền tệ
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại tiền tại VCB Thanh Xuân là nội tệ. Theo đó, số dư cho vay bằng nội tệ lần lượt là 5.514 tỷ đồng năm 2018, 6.089 tỷ đồng năm 2019 và 6.735 tỷ đồng năm 2020 tương ứng với tỷ trọng trong tổng dư nợ tín dụng là 67%, 66% và 70%.
Cho vay theo ngoại tệ lần lượt đạt 2.716 tỷ đồng năm 2018, 3.137 tỷ đồng năm 2019 và 2.886 tỷ đồng năm 2020; tương ứng với tỷ trọng lần lượt là 33%, 34% và 30%.
Cho vay ngoại tệ vốn là thế mạnh của VCB do ngân hàng có nguồn ngoại tệ dồi dào. Việc cho vay ngoại tệ mang lại mức lợi nhuận cao hơn so với lợi nhuận cho vay bằng nội tệ do lãi suất chi trả cho khách hàng = 0%. Do vậy, việc tăng tỷ trọng
5,514 6,089 6,735 2,716 3,137 2,886 - 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 2018 2019 2020 Nội tệ Ngoại tệ
nâng cao chất lượng tín dụng.
Mặc dù trong giai đoạn 2018 – 2019, VCB Thanh Xuân nỗ lực nâng cao tỷ trọng dư nợ cho vay theo ngoại tệ từ 33% lên 34%, tuy nhiên tỷ trọng này đã giảm xuống còn 30% trong năm 2020, nguyên nhân một phần là do năm 2020, việc cách ly và không tiếp nhận người nước ngoài vào Việt Nam do dịch bệnh đã khiến cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI phải ngừng hoạt động, không phát sinh nhu cầu giải ngân vay vốn.
Trong thời gian tới, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nền kinh tế đi vào hoạt động bình thường, VCB Thanh Xuân cần tiếp tục nỗ lực để cải thiện tỷ trọng cho vay bằng nguồn ngoại tệ để tăng lợi nhuận thu về cũng như nâng cao chất lượng tín dụng tại đơn vị.
Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề, lĩnh vực:
Biểu đồ 2.4 – Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề, lĩnh vực
Có thể thấy, VCB Thanh Xuân cấp tín dụng cho các khách hàng trải đều trên các lĩnh vực chính như thương mại dịch vụ, sản xuất chế biến, giao thông xây dựng, năng lượng…Trong đó tập trung chính vào lĩnh vực Thương mại dịch vụ và năng
- 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000 2018 2019 2020 2,716 3,137 2,694 988 923 1,347 1,646 1,661 2,020 1,646 2,030 2,501 1,235 1,476 1,058
VCB và của Ban lãnh đạo VCB Thanh Xuân do ít rủi ro, phù hợp với định hướng chỉ đạo của Chính phủ.
Đặc biệt, trong năm 2020, tỷ trọng dư nợ tín dụng của 2 nhóm ngành là giao thông xây dựng và năng lượng tăng cao hơn các năm trước đó do Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh đầu tư công, phát triển hạ tầng và năng lượng làm tiền đề để sau khi dịch bệnh Covid kết thúc kinh tế sẽ có những sự phục hồi mạnh mẽ.
Việc nguồn tín dụng phân bổ đều trên nhiều nhóm ngành giúp VCB Thanh Xuân chia sẻ rủi ro, tránh việc tập trung quá nhiều vào một lĩnh vực ngành nghề. Nếu lĩnh vực ngành nghề đó chịu tác động khách quan dẫn tới các doanh nghiệp trong ngành không thể hoạt động sản xuất kinh doanh, sẽ ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng, khoản vay chuyển sang nợ xấu, tác động trực tiếp tới chất lượng tín dụng. Ví dụ như ngành du lịch trong giai đoạn dịch Covid vừa qua, hầu hết các doanh nghiệp đều phải ngừng hoạt động, các khoản vay tại các ngân hàng đều chuyển thành quá hạn hoặc phải thực hiện tái cơ cấu.
Cơ cấu dư nợ tín dụng theo nhóm nợ:
Bảng 2.6 – Cơ cấu dư nợ tín dụng theo nhóm nợ
Đơn vị: tỷ đồng,% Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng dư nợ tín dụng 8,230 9,226 9,621 996 12% 395 4% Theo nhóm nợ 8,230 9,226 9,621 996 12% 395 4% Nhóm 1 7,766 8,807 9,067 1,041 13% 260 3% Nhóm 2 290 273 418 (17) -6% 144 53% Nhóm 3 115 93 90 (22) -19% (3) -3% Nhóm 4 59 53 46 (7) -11% (6) -12% Nhóm 5 - - - - -
(Nguồn: Báo cáo quản trị nội bộ năm 2018 – 2020 của VCB Thanh Xuân)
Dư nợ tại VCB Thanh Xuân chủ yếu là nợ nhóm 1, chiếm tỷ trọng > 94% trong tổng dư nợ. Nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng <4% trong tổng dư nợ tín dụng tại đơn vị. Nợ
năm 2020 với mức tăng 144 tỷ đồng so với năm 2019. Nguyên nhân ở đây là do trong năm 2020, nhiều doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp của đại dịch Covid, hoạt động kinh doanh cầm chừng, nguồn thu về doanh nghiệp thực hiện chi trả cho giá vốn/nguyên liệu đầu vào, trả lương nhân công sau đó mới trả nợ cho ngân hàng. Thường nguồn tiền còn lại để trả cho ngân hàng thiếu hụt hoặc bị chậm. Điều này cũng là tình trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua.
Chính phủ và VCB trụ sở chính liên tục ban hành các chỉ thị, hướng dẫn để chỉ đạo các Chi nhánh thực hiện giãn nợ cho khách hàng nhằm hỗ trợ cho khách hàng phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế, dịch bệnh Covid có thể được kiểm soát nhưng vẫn tác động tới nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng trong thời gian dài tới đây. Do vậy, dự báo trong thời gian tới đây các khoản nợ quá hạn nợ xấu có thể sẽ tiếp tục tăng nếu VCB Thanh Xuân không có những giải pháp kiểm soát chặt chẽ và linh hoạt từ bây giờ.