6. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho VCB Thanh Xuân
Từ kinh nghiệm của một số NHTM trong nước được đánh giá có công tác quản trị rủi ro và chất lượng tín dụng tốt, một số bài học kinh nghiệm để VCB Thanh Xuân có thể áp dụng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng:
+ Kiểm tra, giám sát việc tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình thị trường, quy mô nguồn vốn huy động, cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo khai thác tối đa và hiệu quả từng nguồn vốn huy động;
+ Phát triển tín dụng trên cơ sở ưu tiên phát triển tín dụng ngắn hạn, tiêu dùng. Tín dụng trung dài hạn tập trung vào các dự án hiệu quả, thuộc các lĩnh vực ưu tiên phát triển của VCB. Đảm bảo cơ cấu kỳ hạn phù hợp với kỳ hạn nguồn vốn;
+ Gia tăng tiện ích khách hàng từ việc cấp tín dụng để thu hút khách hàng sử dụng tối đa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tăng hiệu quả và lợi nhuận;
+ Giám sát, đề xuất các biện pháp thu hồi đối với các khoản vay có vấn đề;
+ Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhằm hạn chế phát sinh các khoản vay có vấn đề.
TÓM TẮT CHƯƠNG I
Như vậy, Chương I đã khái quát các cơ sở lý luận chung về tín dụng và chất lượng tín dụng trong Ngân hàng thương mại như các khái niệm, đặc điểm, các tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại.
Chương I cũng đã trình bày kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của một số NHTM trong nước, làm bài học kinh nghiệm để VCB Thanh Xuân có thể áp dụng.
Những lý luận và bài học kinh nghiệm trên làm cơ sở để tác giả luận giải những vấn đề thực tế về nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của VCB Thanh Xuân từ 2018 – 2020. Từ đó tác giả đánh giá những ưu điểm, tồn tại của VCB Thanh Xuân trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trong thời gian qua.
CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH