Dự báo nhu cầu hàng không tại Việt Nam

Một phần của tài liệu THÁI MINH QUANG -1906012023-KDTM26 (Trang 40 - 42)

Hiện nay, diễn biến dịch Covid trên thế giới vẫn rất phức tạp với số người nhiễm, tử vong do dịch bệnh tại nhiều nước vẫn gia tăng nhanh. Suy thoái kinh tế trong thời gian ngắn sau dịch bệnh Covid là tương lai có thể dự báo trước. Đối với ngành hàng không, IATA ước tính rằng các hãng hàng không trên thế giới dự kiến sẽ mất 314 tỷ USD doanh thu vận chuyển hành khách năm 2020. Các nhà phân tích nhấn mạnh rằng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không sẽ tiếp tục giảm mạnh do Covid trong những

tháng tới và nhiều hãng hàng không dự kiến sẽ cạn kiệt dòng tiền dẫn đến phá sản. Kinh tế suy thoái, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khó khăn, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, đòi hỏi sự thắt chặt chi tiêu khiến mức chi trả cho các hoạt động du lịch, đi lại có khả năng giảm.

Dựa trên các kịch bản dự báo của McKinsey, VNA dự kiến thị trường hàng không Quốc tế Việt Nam đến năm 2022 sẽ phục hồi quy mô tương đương năm 2019 đối với kịch bản lạc quan và đến năm 2023 sẽ phục hồi quy mô tương đương năm 2019 đối với kịch bản thận trọng.

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid, năm 2020, nằm trong xu hướng chung của toàn cầu, tổng thị trường hàng không Việt Nam cũng sụt giảm nghiêm trọng từ 37,4 triệu lượt khách nội địa xuống còn 28,3 triệu lượt khách. Tổng thị trường quốc tế, giảm từ 35,5 triệu lượt khách năm 2019 xuống còn ước tính 6,0 triệu lượt năm 2020. Tuy nhiên, Việt Nam được đánh giá là quốc gia thuộc nhóm các nước bị ảnh hưởng ít nhất bởi dịch và dự báo sẽ vượt qua “cơn bão” suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong bảng xếp hạng sức khỏe tài chính của 66 nền kinh tế mới nổi của The Economist, Việt Nam đứng thứ 12, thuộc nhóm an toàn sau dịch Covid nhờ các chỉ số tài chính ổn định. Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá kinh tế Việt Nam có thể khởi sắc trở lại sau khi nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội. Vì vậy, IATA đánh giá ngành hàng không Nội địa Việt Nam sẽ phục hồi nhanh hơn các thị trường khác sau dịch bệnh Covid. Thị trường hàng không nội địa Việt Nam đến năm 2021 sẽ phục hồi quy mô tương đương năm 2019. Trong giai đoạn sắp tới, nếu Nhà nước có các chính sách điều tiết cạnh tranh tại thị trường hàng không nội địa thì quy mô thị trường nội địa có thể thu hẹp lại do các hãng sẽ điều chỉnh theo hướng cải thiện doanh thu bình quân.

Đối với giai đoạn sau phục hồi Covid, VNA dự báo thị trường đạt tốc độ tăng trưởng 8%/năm giai đoạn 2023-2025 và 4% năm giai đoạn 2026-2035, đạt 97,3 triệu lượt khách vào năm 2025 và 144,2 triệu lượt khách vào năm 2035. Trong đó:

-Quốc tế (bao gồm thuê chuyến): tốc độ tăng trưởng dự báo đạt 6,3%/năm giai đoạn 2023-2025 và 4,3%/năm giai đoạn 2026-2035 (theo dự báo 20 năm thị trường hàng không của IATA), đạt 45,6 triệu lượt khách vào năm 2025 và 69,6 triệu lượt

khách vào năm 2035. Theo dự báo của IATA, các thị trường có dung lượng khách lớn nhất đến Việt Nam (2019) (Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Singapore) sẽ chiếm khoảng 60% tổng dung lượng quốc tế năm 2025.

-Nội địa: Tốc độ tăng trưởng bình quân 9,8%/năm giai đoạn đến năm 2025 và 3,8%/năm giai đoạn 2026-2035 theo IATA, tổng lượng khách nội địa dự báo sẽ đạt 51,7 triệu lượt khách vào năm 2025 và 74,6 triệu lượt khách vào năm 2035.

160 140 120 100 80 60 40 20 0 (ĐVT: triệu lượt khách) 144,2 2021 2022 2023 2024 2025 2030 2035 Quốc tế Nội địa Toàn mạng

Biểu đồ 1.4: Thị trường hàng không Việt Nam dự kiến giai đoạn 2021-2035

Nguồn: VNA dự báo trên cơ sở số liệu của IATA, 2021.

Ghi chú: dự báo dựa trên giả định thị trường quốc tế hồi phục từ năm 2023 và nội địa có sự tham gia điều tiết cạnh tranh của Nhà nước

Một phần của tài liệu THÁI MINH QUANG -1906012023-KDTM26 (Trang 40 - 42)