Thiết kế mẫu

Một phần của tài liệu THÁI MINH QUANG -1906012023-KDTM26 (Trang 63)

Bảng câu hỏi khảo sát bao gồm 39 biến quan sát, trong đó có 7 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, một trong các hình thức chọn mẫu phi xác suất. Theo đó tác giả có thể chọn đối tượng nghiên cứu có thể tiếp cận được. Các đối tượng tác giả có thể tiếp cận chủ yếu trong khu vực Hà Nội, và Thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu từ độ tuổi 20 đến 40 tuổi, có thu nhập ổn định. Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và hồi quy đa biến:

-Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), kích thước mẫu cần đạt ít nhất từ 3 đến 5 lần số biến trong phân tích nhân tố khám phá EFA. Kích thước mẫu cần lớn hơn 100 và kích thước mẫu phải đạt 5 lần số biến (Hair, Black, Babin và Anderson, 2010). Trong nghiên cứu này dự kiến có tổng số biến quan sát là 39, cỡ mẫu cần đạt là 39*5 = 195 mẫu.

- Đối với phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là 50 + 8*m (m: số biến độc lập) (Tabachick và Fidell, 1996). Trong nghiên cứu này, dự kiến số biến độc lập là 7 thì cỡ mẫu tối thiểu là 50 + 8*7 = 106 mẫu.

- Nghiên cứu về cỡ mẫu do Roger thực hiện (2006) cho thấy cỡ mẫu tối thiểu áp dụng được trong các nghiên cứu thực hành là từ 150-200.

Với thông tin trên, kích cỡ mẫu tối thiểu mả tác giả cần sử dụng cho nghiên cứu này là 195 mẫu. Tuy nhiên, để tăng thêm độ tin cậy, tác giả dự kiến kích thước mẫu cho nghiên cứu là khoảng 300 mẫu.

Một phần của tài liệu THÁI MINH QUANG -1906012023-KDTM26 (Trang 63)