6. Kết cấu của đề tài
1.2.2. Sự cần thiết của việc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN
cấp huyện
Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN được hiểu là quá trình KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên của ngân sách xã theo đúng dự toán được giao, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong quá trình cấp phát, thanh toán và chi trả các khoản chi của NSNN. Chủ thể của công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN là công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN.
Đối tượng của công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN là các khoản chi thường xuyên ngân sách xã.
1.2.2. Sự cần thiết của việc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã quaKBNN cấp huyện KBNN cấp huyện
Kho bạc Nhà nước là cơ quan có chức năng thực hiện việc thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN và quản lý quỹ NSNN. Kho bạc Nhà nước có quyền và trách nhiệm phải kiểm soát chính xác, đầy đủ và chặt chẽ mọi khoản chi NSNN đặc biệt là các khoản chi thường xuyên. Việc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN cấp huyện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ:
- Xuất phát từ tình hình thực tế quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và cơ chế quản lý NSNN nói riêng, đòi hỏi mọi khoản chi của NSNN phải đảm bảo tính tiết kiệm và có hiệu quả. Đặc biệt với ngân sách cấp xã, nguồn thu của xã có hạn, trong khi nhu cầu chi tiêu lại rất lớn, vì vậy cần phải kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên của ngân sách xã trước khi xuất quỹ NSNN, góp phần nâng cao trách nhiệm và phát huy được vai trò của chính quyền cấp xã trong công tác quản lý và sử dụng NSNN.
- Từ những hạn chế của bản thân cơ chế quản lý chi NSNN: cơ chế quản lý, cấp phát thanh toán NSNN tuy đã được thường xuyên sửa đổi và từng bước hoàn thiện, nhưng cũng chỉ có thể quy định được những vấn đề chung nhất, mang tính nguyên tắc. Vì thế, nó không thể bao quát được hết tất cả những công việc, hoạt động cụ thể nảy sinh trong quá trình thực hiện chi NSNN. Mặt khác, cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế xã hội, công tác chi NSNN cũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Điều này cũng làm cho cơ chế quản lý chi NSNN nhiều khi không theo kịp với các biến động và phát triển của hoạt động chi NSNN. Trong khi đó, việc quản lý chi thường xuyên NSNN qua cơ quan Tài chính chủ yếu mang tính chất phân bổ ngân sách, dựa trên các định mức phân bổ được xây dựng từ trước mà không kiểm tra, kiểm soát đến từng khoản chi NSNN. Chính vì thế, cần thiết phải thực hiện kiểm soát chi NSNN nói chung, chi thường xuyên ngân sách xã nói riêng qua KBNN để giám sát chặt chẽ đến từng khoản chi trước khi xuất quỹ NSNN, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.
- Từ ý thức chấp hành ngân sách của các đơn vị xã phường: Việc chấp hành ngân sách được thực hiện trên cơ sở dự toán đã lập và được duyệt của ngân sách xã.Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan hoặc chủ quan, dự toán được xây dựng có thể không sát với tình hình thực tế, với nhu cầu chi tiêu của bộ máy chính quyền xã. Từ đó xuất hiện tâm lý là các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước tìm mọi cách để sử dụng hết số kinh phí NSNN theo dự toán được giao mà không quan tâm đến tính hiệu quả của nó. Vì vậy, cần thiết phải có một cơ quan nhà nước độc lập, khách quan, có chuyên môn và thẩm quyền để kiểm soát các khoản chi thường xuyên của ngân sách xã, đảm bảo mọi khoản chi trước khi xuất quỹ NSNN đều có trong dự toán được duyệt; đúng chế độ,tiêu chuẩn, định mức; có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo đúng quy định …; ngăn chặn các sai phạm và lãng phí có thể xảy ra trong việc sử dụng ngân sách nhà nước của các đơn vị; đảm bảo ngân sách nhà nước được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
- Xuất phát từ đặc thù các khoản chi thường xuyên của ngân sách cấp xã: chi thường xuyên ngân sách cấp xã gắn chặt với hoạt động của bộ máy nhà nước cấp xã và những nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội ở địa phương, bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống hội. Đồng thời, các khoản chi thường xuyên ngân sách xã thường mang tính chất tiêu dùng, không bồi hoàn trực tiếp, rất khó để có thể đánh giá chính xác hiệu quả mà nó mang lại. Vì vậy, cần phải kiểm soát các khoản chi đó, đảm bảo số tiền ngân sách chi ra phải đúng đối tượng, đúng mục đích.
1.2.3. Nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN cấp huyện
Ngân sách xã là một bộ phận của NSNN. Chính vì vậy mọi khoản thu, chi ngân sách xã phải thực hiện quản lý qua Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách xã qua KBNN được quy định cụ thể như sau:
- Tất cả các khoản chi ngân sách đều phải được kiểm tra, kiểm soát và chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên (Quốc hội, 2015). Như vậy, tất cả các khoản chi thường xuyên ngân sách xã phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. Các khoản chi thường xuyên ngân sách xã chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao và Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn phê duyệt; đã được chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, trị trấn hoặc người được ủy quyền quyết định chi và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
- Việc thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ tài khoản của đơn vị sử dụng ngân sách mở tại KBNN cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ; trường hợp chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp, KBNN thực hiện thanh toán qua đơn vị sử dụng NSNN (Bộ Tài chính, 2012). Theo đó, các khoản chi thường xuyên ngân sách xã thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ tài khoản của đơn vị tại KBNN cho người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp một số khoản chi chưa có đủ điều kiện thực hiện việc thanh toán trực tiếp từ KBNN, các xã phường được rút tiền mặt về để chủ động chi theo dự toán được giao.
- Mọi khoản chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN (Bộ Tài chính, 2012). Theo đó,
tất cả các khoản chi thường xuyên ngân sách xã cũng được hạch toán, chi trả bằng đồng Việt Nam, khoản chi thuộc nhiệm vụ chi của năm ngân sách nào thì chỉ được chi trả vào năm ngân sách đó (trừ các trường hợp được chuyển nguồn sang năm sau), nội dung chi phải theo đúng mục lục NSNN.
- Các khoản chi tạm ứng và thanh toán bằng tiền mặt phải thực hiện theo đúng quy định về quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua KBNN. Nội dung các khoản chi thường xuyên ngân sách xã bằng tiền mặt gồm chi cho cán bộ xã, thôn, khu đương chức; chi thực hiện chế độ chính sách người có công với cách mạng; chi công tác xã hội; chi lương hưu và trợ cấp xã hội; các khoản chi của đơn vị giao dịch có giá trị nhỏ không vượt quá 5 triệu đồng đối với một khoản chi; các khoản chi hỗ trợ thôn, khu ở các xã phường và các khoản chi khác cho các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ không có tài khoản tại ngân hàng;…(Bộ Tài chính, 2016)
- Trường hợp các khoản chi NSNN thực hiện bằng hình thức giao dịch điện tử qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, việc kiểm soát, thanh toán của KBNN phải tuân thủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN theo quy định tại Nghị định 165/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực KBNN (Bộ Tài chính, 2020)
Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi ngân sách nhà nước các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách (Bộ Tài chính, 2012). Theo đó, đối với các khoản chi thường xuyên ngân sách xã nếu chi sai, chi vượt chế độ, tiêu chuẩn, định mức thì đơn vị xã phường đều phải thực hiện thu hồi giảm chi ngân sách xã hoặc nộp thu ngân sách nhà nước.