6. Kết cấu của đề tài
1.2.4. Nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN cấp huyện
huyện
KBNN tiến hành kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên ngân sách xã phù hợp với các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do nhà nước quy định và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong quá trình cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN.
Cụ thể với kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã, KBNN thực hiện kiểm soát như sau:
- Kiểm tra dự toán được giao: Các khoản chi phải có trong dự toán được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của Luật NSNN (trừ trường hợp tạm cấp ngân sách, chi từ nguồn tăng thu so với dự toán được giao và chi dự phòng ngân sách), số dư tài khoản của đơn vị còn đủ để chi (Bộ Tài chính, 2020). Theo đó, các khoản chi thường xuyên ngân sách xã phải đảm bảo có trong dự toán được giao (trừ các trường hợp tạm cấp ngân sách xã, chi từ nguồn tăng thu ngân sách xã so với dự toán được giao và chi dự phòng ngân sách xã), và tồn ngân xã còn đủ để chi. Dự toán chi thường xuyên ngân sách xã phải phản ánh đầy đủ các khoản chi theo đúng nhiệm vụ được giao và đã được Hội đồng nhân dân xã phê duyệt.
- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ đối với từng khoản chi: đảm bảo hồ sơ đầy đủ theo quy định pháp luật hiện hành và phù hợp giữa chứng từ kế toán và các hồ sơ có liên quan (Bộ Tài chính, 2020). Theo đó, đối với mỗi khoản chi thường xuyên ngân sách xã đơn vị gửi đến, KBNN thực hiện kiểm tra xem khoản chi có đầy đủ hồ sơ; chứng từ chi và hồ sơ kèm theo phải đúng mẫu biểu quy định. Nội dung chứng từ, hồ sơ cần được kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp. Trên chứng từ phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các nội dung theo quy định, các nội dung phải thống nhất và logic với nhau, ngày lập chứng từ còn trong thời hạn giải quyết theo quy định; các nội dung, thông tin trên chứng từ kế toán nhất quán với các hồ sơ chứng từ liên quan,...
- Kiểm tra mẫu dấu, chữ ký trên chứng từ: Các khoản chi ngân sách đều phải được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người quyết định chi (Bộ Tài chính, 2020), thể hiện qua việc thủ trưởng đơn vị hoặc người ủy quyền ký trên các chứng từ, hồ sơ thanh toán gửi đến kho bạc. Đối với chứng từ giấy, KBNN kiểm tra chữ ký của các chức danh trên chứng từ, đảm bảo chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại KBNN. Dấu của đơn vị đóng trên chứng từ phải đúng vị trí đã quy định, phải rõ nét, phải đóng vào từng liên chứng từ và đúng với mẫu dấu còn giá trị đã đăng ký tại KBNN. Trường hợp thực hiện qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, việc ký số trên
các hồ sơ phải đúng chức danh các thành viên theo quyết định của cấp có thẩm quyền, đã thực hiện đăng ký với KBNN.
- Kiểm tra chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi: Các khoản chi phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức (mức chi) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (Bộ Tài chính, 2020) và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. KBNN thực hiện kiểm soát các khoản chi thường xuyên ngân sách xã đảm bảo không vượt định mức, tiêu chuẩn chế độ chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy định quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Kiểm soát mức tạm ứng đối với các khoản chi chưa có đủ điều kiện thực hiện việc thanh toán trực tiếp từ KBNN, đơn vị thực hiện chi theo hình thức tạm ứng: Mức tạm ứng theo quy định của hợp đồng, đảm bảo không vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết và không vượt quá dự toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho khoản chi đó (đối với trường hợp thực hiện theo hợp đồng) và theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách (đối với trường hợp không có hợp đồng hoặc hợp đồng có giá trị không vượt quá mức quy định phải kiểm soát hợp đồng tại kho bạc) (Bộ Tài chính, 2020).
- Đối với các khoản chi phải gửi Hợp đồng đến KBNN, KBNN căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của đơn vị sử dụng ngân sách, các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng để kiểm soát (Bộ Tài chính, 2020). Theo đó, kho bạc thực hiện kiểm soát tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của hợp đồng và các hồ sơ chứng từ có liên quan, đảm bảo sự nhất quán, logic về các nội dung, thông tin giữa chứng từ chi và các quy định trong hợp đồng. Đối với các hợp đồng có quy định phải bảo lãnh tạm ứng, KBNN thực hiện theo dõi số dư tạm ứng đối với khoản chi đó của đơn vị, đảm bảo đơn vị thu hồi hết số tạm ứng trước khi bảo lãnh tạm ứng hết hiệu lực. Trường hợp bảo lãnh tạm ứng hết hiệu lực mà đơn vị chưa thu hồi hết tạm ứng, KBNN làm văn bản đôn đốc đơn vị thu hồi tạm ứng hoặc gia hạn bảo lãnh tạm ứng.
- Ngoài các nội dung kiểm soát như trên, tùy vào nội dung chi, KBNN kiểm soát các nội dung cụ thể như sau:
+ Đối với các khoản thanh toán cho cá nhân như chi lương và phụ cấp theo lương; tiền công lao động thường xuyên theo hợp đồng; tiền thu nhập tăng thêm;
tiền thưởng; tiền phụ cấp và trợ cấp khác; tiền khoán, tiền học bổng cho công chức, viên chức, lao động hợp đồng thuộc đơn vị sử dụng ngân sách, các khoản chi cho cán bộ xã thôn, khu đương chức: KBNN kiểm tra, kiểm soát các khoản chi này đảm bảo: Không vượt dự toán được cấp có thẩm quyền giao, số lượng người chi trả nằm trong tổng số biên chế được giao, mức chi trả cho các cá nhân nằm trong định mức quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị (Bộ Tài chính, 2020).
+ Đối với chi mua sắm máy móc, thiết bị: Đối với chi mua sắm máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến KBNN kiểm soát đảm bảo không vượt dự toán chi tiết, số lượng và mức giá tối đa quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị. Đối với việc mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của chính quyền xã, KBNN kiểm soát đảm bảo không vượt dự toán chi tiết và mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Bộ Tài chính, 2020).
+ Đối với chi trợ cấp theo quyết định trợ cấp của cấp có thẩm quyền: KBNN kiểm soát đảm bảo không vượt dự toán chi tiết được cấp thẩm quyền giao và quyết định trợ cấp của cấp có thẩm quyền (Bộ Tài chính, 2020). Đối với các khoản chi trợ cấp từ nguồn chi thường xuyên ngân sách xã, KBNN kiểm soát đảm bảo ngân sách xã có nguồn để chi, không vượt dự toán được giao; đối tượng được trợ cấp, mức trợ cấp theo đúng quy định tại quyết định trợ cấp.
1.2.5.Công cụ kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN cấp huyện
1.2.5.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản áp dụng pháp luật.
KBNN thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước trên cơ sở các quy định của pháp luật. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản áp dụng pháp luật là căn cứ quan trọng nhất để kho bạc thực hiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã, giúp kho bạc xác định được các khoản chi đó có đúng, đủ các điều kiện chi theo quy định hay không. Trong đó công cụ phổ biến nhất được kho bạc sử dụng trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã là các văn bản pháp
luật thuộc lĩnh vực kho bạc, các văn bản quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
1.2.5.2. Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị
Các đơn vị xã phường là các cơ quan thực hiện theo nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính Phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. Theo đó các đơn vị xã phường có trách nhiệm thực hiện các biện pháp tiết kiệm trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; ban hành quy chế chi tiêu nội bộ. Đầu năm ngân sách, các đơn vị xã phường phải gửi đến KBNN một bản quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị để làm căn cứ kiểm soát các khoản chi thường xuyên của ngân sách xã.
1.2.5.3. Hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước
Hệ thống Mục lục NSNN là bảng phân loại các khoản thu, chi ngân sách nhà nước theo hệ thống tổ chức Nhà nước (chương), lĩnh vực chi ngân sách nhà nước, ngành kinh tế và các mục đích kinh tế do Nhà nước thực hiện nhằm phục vụ cho công tác lập, điều hành, quản lý, kế toán và quyết toán cũng như phân tích các hoạt động tài chính thuộc khu vực Nhà nước. Hệ thống Mục lục NSNN là một trong những công cụ đắc lực giúp KBNN kiểm soát các khoản chi NSNN nói chung, chi thường xuyên ngân sách xã nói riêng, đảm bảo các khoản chi thường xuyên ngân sách xã phải được hạch toán đầy đủ, đúng theo quy định.
1.2.5.4. Hệ thống các ứng dụng công nghệ thông tin
Đến nay, hệ thống KBNN đã hình thành được kiến trúc tổng thể về công nghệ thông tin với rất nhiều các ứng dụng như hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS), hệ thống thanh toán song phương điện tử, hệ thống thu thuế trực tiếp (TCS), ứng dụng dịch vụ công trực tuyến,... Trong đó, hệ thống TABMIS có vai trò trung tâm, có khả năng kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu với một số hệ thống liên quan để cung cấp đầy đủ, kịp thời dữ liệu về thu, chi NSNN và các hoạt động nghiệp vụ khác của KBNN. Theo đó, toàn bộ dữ liệu về thu, chi của ngân sách cấp xã được tổng hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác trong hệ thống TABMIS, là cơ sở để kho bạc kiểm soát các khoản chi thường xuyên ngân sách xã theo dự toán
1 Giao dịch viên
4
6
5a
Trung tâm thanh toán
5b Kế toán trưởng 3 Thủ quỹ 2 Khách hàng (Đơn vị giao dịch) Lãnh đạo KBNN
được giao, đảm bảo nguyên tắc cân đối thu, chi ngân sách. Đồng thời, với ứng dụng dịch vụ công trực tuyến, khách hàng giao dịch với KBNN qua Cổng thông tin điện tử dịch vụ công với chữ ký số đã tăng cường tính bảo mật, tránh việc giả mạo chữ ký, con dấu của đơn vị, giúp khách hàng cũng như KBNN có thể giám sát quá trình xử lý hồ sơ và kiểm soát chi NSNN, nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch trong công tác kiểm soát chi NSNN nói riêng và giao dịch với khách hàng nói chung.