Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN cấp huyện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã phường qua Kho bạc Nhà nước Uông Bí. (Trang 34 - 37)

6. Kết cấu của đề tài

1.2.6. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN cấp huyện

huyện

Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN cấp huyện được quy định như sau:

- Đối với các đơn vị giao dịch trực tiếp tại KBNN:

+ Đơn vị lập và gửi hồ sơ bằng văn bản giấy trực tiếp tại KBNN nơi giao dịch. + KBNN tiếp nhận, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ và các điều kiện chi theo chế độ quy định. Trường hợp khoản chi đảm bảo đúng chế độ quy định, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thanh toán cho đối tượng thụ hưởng theo đề nghị của đơn vị sử dụng NSNN; đồng thời, gửi đơn vị 01 liên chứng từ giấy (chứng từ báo Nợ) để xác nhận đã thực hiện thanh toán. Trường hợp khoản chi không đảm bảo đúng chế độ quy định, KBNN lập thông báo từ chối thanh toán khoản chi NSNN (trong đó nêu rõ lý do từ chối) bằng văn bản giấy gửi đơn vị.

Sơ đồ 1.2. Quy trình xử lý chứng từ đối với đơn vị giao dịch trực tiếp tại Kho bạc

Bước 1: Giao dịch viên (GDV) tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, chứng từ giấy. Nếu hồ sơ chứng từ đủ điều kiện thanh toán, GDV ký vào chức danh kế toán trên chứng từ giấy, nhập bút toán và kiểm soát số dư tài khoản của đơn vị trên hệ thống TABMIS. Nếu hồ sơ chứng từ chưa đủ điều kiện để thanh toán, GDV lập phiếu từ chối thanh toán, ghi rõ lý do từ chối, trình lãnh đạo KBNN ký gửi đơn vị giao dịch.

Bước 2: GDV trình hồ sơ, chứng từ giấy, chuyển bút toán trên hệ thống TABMIS lên kế toán trưởng.

Bước 3: Kế toán trưởng kiểm soát hồ sơ, chứng từ. Trường hợp đủ điều kiện thanh toán thì ký chứng từ giấy, phê duyệt bút toán trên hệ thống TABMIS; chuyển hồ sơ, chứng từ cho GDV trình lên Giám đốc/ Phó giám đốc phụ trách. Nếu khoản chi không đủ điều kiện chi NSNN, kế toán trưởng chuyển lại hồ sơ cho GDV lập thông báo từ chối thanh toán trình lãnh đạo KBNN ký gửi đơn vị giao dịch.

Bước 4: Giám đốc/ Phó giám đốc phụ trách kiểm soát hồ sơ, chứng từ. Nếu đủ điều kiện thanh toán thì ký duyệt trên chứng từ giấy; chuyển trả hồ sơ, chứng từ cho GDV. Trường hợp không đủ điều kiện thì chuyển trả hồ sơ, chứng từ cho GDV lập thông báo từ chối thanh toán gửi khách hàng.

Bước 5: GDV áp thanh toán trên hệ thống TABMIS theo quy định hiện hành. Đối với chứng từ rút tiền mặt tại KBNN, GDV chuyển chứng từ chi cho thủ quỹ, thực hiện chi trả cho đơn vị giao dịch. Đối với chứng từ chuyển khoản, rút tiền mặt tại ngân hàng, GDV thực hiện truyền lệnh thanh toán sang ngân hàng thương mại theo quy định hiện hành.

Bước 6: GDV tách hồ sơ chứng từ, trả 1 liên chứng từ cho khách hàng.

(Kho bạc Nhà nước, 2018)

- Đối với các đơn vị thực hiện qua Trang thông tin dịch vụ công trực tuyến của KBNN:

+ Đơn vị lập và gửi hồ sơ kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.

+ KBNN tiếp nhận, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ và các điều kiện chi theo chế độ quy định. Trường hợp khoản chi đảm bảo đúng chế độ quy định, kho bạc làm thủ tục thanh toán cho đối tượng thụ hưởng trong thời hạn 01 ngày làm việc,

3 Kế toán trưởng 2 1 4 Lãnh đạo KBNN 5 7 Giao dịch viên Khách hàng 6a 6b Hệ thống Tabmis

Thủ quỹ Trung tâm thanh toán

đồng thời gửi 01 liên chứng từ báo Nợ cho đơn vị qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN để xác nhận đã thực hiện thanh toán. Trường hợp khoản chi không đảm bảo đúng chế độ quy định, KBNN gửi thông báo từ chối thanh toán khoản chi ngân sách nhà nước (trong đó nêu rõ lý do từ chối) cho đơn vị qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.

Sơ đồ 1.3. Quy trình xử lý giao dịch điện tử qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước

(Kho bạc Nhà nước, 2017)

Bước 1: Trên trang thông tin dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), GDV tiếp nhận và thực hiện kiểm soát chi theo đúng quy định hiện hành. Trường hợp từ chối thanh toán, GDV lập thông báo từ chối thanh toán, trình lãnh đạo ký số và gửi đơn vị qua trang thông tin DVC. Trường hợp chấp nhận thanh toán, GDV in và ký chứng từ phục hồi và hồ sơ theo quy định, hoàn thiện các thông tin thanh toán cho từng chứng từ trên DVC phù hợp với từng nghiệp vụ thanh toán trên thống TABMIS

Bước 2: GDV trình hồ sơ, chứng từ in phục hồi, chuyển chứng từ trên trang thông tin DVCTT lên kế toán trưởng.

Bước 3: Kế toán trưởng kiểm soát hồ sơ, chứng từ. Trường hợp đủ điều kiện thanh toán thì ký chứng từ phục hồi, ký số yêu cầu thanh toán trên trang thông tin DVCTT; chuyển hồ sơ, chứng từ cho GDV trình lên Giám đốc/ Phó giám đốc phụ trách. Nếu khoản chi không đủ điều kiện chi NSNN, kế toán trưởng chuyển lại hồ sơ cho GDV lập thông báo từ chối thanh toán trình lãnh đạo KBNN ký số và gửi đơn vị giao dịch qua trang thông tin DVCTT

Bước 4: Giám đốc/ Phó giám đốc phụ trách kiểm soát hồ sơ, chứng từ. Nếu đủ điều kiện thanh toán thì ký số yêu cầu toán và ký chứng từ phục hồi; chuyển trả hồ sơ, chứng từ cho GDV. Trường hợp không đủ điều kiện thì chuyển trả hồ sơ, chứng từ cho GDV lập thông báo từ chối thanh toán gửi khách hàng qua trang DVCTT

Bước 5: GDV thực hiện chạy giao diện chứng từ từ trang thông tin DVCTT vào hệ thống Tabmis. Trường hợp sau khi giao diện vào TABMIS, hệ thống TABMIS kiểm tra tài khoản của đơn vị không đủ số dư, GDV thực hiện xử lý giao dịch đã được giao diện vào TABMIS theo đúng quy trình (hủy, đảo bút toán trên phân hệ AP, GL trong hệ thống TABMIS); đồng thời trên trang DVCTT GDV thực hiện lập thông báo từ chối gửi khách hàng theo quy định)

Bước 6: GDV áp thanh toán trên hệ thống TABMIS theo quy định hiện hành. Đối với chứng từ rút tiền mặt tại KBNN, GDV chuyển chứng từ chi cho thủ quỹ, thực hiện chi trả cho đơn vị giao dịch. Đối với chứng từ chuyển khoản, rút tiền mặt tại Ngân hàng, GDV thực hiện truyền lệnh thanh toán sang Ngân hàng thương mại theo quy định hiện hành.

Bước 7: GDV thực hiện báo Nợ trên trang thông tin DVCTT, trả kết quả cho đơn vị.

(Kho bạc Nhà nước, 2017)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã phường qua Kho bạc Nhà nước Uông Bí. (Trang 34 - 37)