Phân định và nâng cao trách nhiệm trong kiểm soát chi

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã phường qua Kho bạc Nhà nước Uông Bí. (Trang 87 - 90)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Phân định và nâng cao trách nhiệm trong kiểm soát chi

Phân định rõ trách nhiệm trong quá trình kiểm soát chi nhằm làm rõ trách nhiệm của từng công việc, từng cá nhân, từng đơn vị trong quá trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước, đảm bảo công việc không bị sót hoặc trùng lặp trong quá trình triển khai thực hiện, đồng thời giúp cho mỗi cá nhân, đơn vị ý thức rõ được trách nhiệm của mình, tránh nhầm lẫn, đùn đẩy né tránh trách nhiệm, đảm bảo cho công việc được hoàn thành đúng thời gian và hiệu quả.

-Phân định rõ trách nhiệm của kho bạc và các cơ quan đơn vị khác trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã:

Trách nhiệm của đơn vị xã phường: Các xã phường phải chịu trách nhiệm trong suốt quá trình gồm trước, trong và sau khi chi ngân sách sao cho đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, có liên quan trong quá trình quản lý, sử dụng kinh phí NSNN cấp; đảm bảo sử dụng kinh phí đúng định mức tiêu chuẩn, đúng chính sách chế độ, tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao nhất. Các xã phường phải chấp hành đúng các quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kho bạc và phải chịu trách nhiệm về tính tính pháp lý, đầy đủ, chính xác và trung thực đối với hồ sơ, chứng từ gửi đến kho bạc.

Trách nhiệm của phòng Tài chính - Kế hoạch TP Uông Bí: chịu trách nhiệm kiểm soát trong suốt quá trình chi tiêu ở khâu xét duyệt, phân bổ dự toán, khâu theo dõi tiến độ chi tiêu để đáp ứng bổ sung cân đối kịp thời hoặc thu hồi vốn chi sai hoặc tạm dừng cấp phát ở khâu kế toán, quyết toán ngân sách; nhập kịp thời, chính xác dự toán chi ngân sách của các đơn vị xã phường vào hệ thống TABMIS.

Trách nhiệm của KBNN Uông Bí: Chấp hành các quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kho bạc, có trách nhiệm kiểm soát hồ sơ chứng từ chi và thanh toán chi trả kịp thời khi đủ điều kiện, từ chối thanh toán các khoản chi không đúng đối tượng, không đủ điều kiện theo quy định và hướng dẫn đơn vị giao dịch cung cấp hồ sơ và kê khai đầy đủ các thông tin trên các mẫu biểu theo quy định; tham gia với cơ quan tài chính và các cơ quan khác trong việc kiểm tra sử dụng ngân sách xã khi có yêu cầu, xác nhận số thực chi qua KBNN.

Việc xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị có liên quan trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN đảm bảo từng đơn vị thực

hiện đúng trách nhiệm công việc của mình, không đùn đẩy, né tránh công việc cũng như có các yêu cầu vượt qua phạm vi trách nhiệm công việc được giao, giúp cho quá trình chi ngân sách được diễn ra kịp thời, hiệu quả và đúng quy định. Muốn vậy, mỗi đơn vị cần xác định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được giao và thường xuyên có sự trao đổi, phối hợp với nhau trong thực thi nhiệm vụ.

-Phân định rõ trách nhiệm của từng người trong nội bộ kho bạc trong quá trình kiểm soát chi, đảm bảo mỗi khoản chi đơn vị gửi đến kho bạc được theo dõi và xử lý đến cùng. Đồng thời, việc phân định rõ trách nhiệm của từng người trong quá trình kiểm soát chi giúp cho quy trình nghiệp vụ kế toán được thực hiện theo đúng chế độ quy định, đảm bảo an toàn tiền và tài sản của Nhà nước., phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm theo đúng thẩm quyền đã được phân cấp trong hệ thống KBNN.

Trách nhiệm của giao dịch viên: Thực hiện công tác kiểm soát chi trong phạm vi công việc được phân công. Là đầu mối trong công tác kiểm soát chi, trực tiếp giao dịch với đơn vị sử dụng ngân sách, chịu trách nhiệm từ khâu đầu đến khâu cuối trong suốt quá trình kiểm soát chi ngân sách, trực tiếp thực hiện kiểm soát mẫu dấu, chữ ký trên các chứng từ giao dịch tại KBNN, thực hiện kiểm soát chi các hồ sơ, chứng từ đơn vị được phân công chuyên quản gửi đến kho bạc, khi phát hiện ra sai phạm, vướng mắc trong quá trình kiểm soát chi cần báo cáo kế toán trưởng và lãnh đạo để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trách nhiệm của kế toán trưởng: Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên trong quá trình kiểm soát chi, kiểm soát nghiệp vụ kiểm soát chi của giao dịch viên, báo cáo lãnh đạo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiểm soát chi, tham mưu, đề xuất những giải pháp xử lý, hướng dẫn giao dịch viên trong hoạt động nghiệp vụ kiểm soát chi.

Trách nhiệm của lãnh đạo phụ trách: Chỉ đạo, điều hành và kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát chi tại đơn vị, kiểm soát nghiệp vụ kiểm soát chi của kế toán trưởng, giao dịch viên, giải quyết những khó khăn vướng mắc tại đơn vị trong

quá trình kiểm soát chi, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm trong kiểm soát chi ngân sách trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN Uông Bí, mỗi cá nhân có liên quan cần phải xác định rõ trách nhiệm của mình, có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc được giao, đồng thời dám chịu trách nhiệm về kết quả công việc mình đã thực hiện. Để làm được điều đó, trước hết lãnh đạo KBNN Uông Bí khi phân công, bố trí, sắp xếp công việc cần phải hợp lý và đảm bảo công bằng, tạo được động lực làm việc cho mỗi cán bộ, công chức trong đơn vị. Khi phân công, giao nhiệm vụ cho mỗi công chức cần đảm bảo người đó hiểu được chính xác trách nhiệm công vụ mà mình phải thực hiện, mức độ trách nhiệm cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ và nếu có lỗi hoặc không thực hiện đúng trách nhiệm thì phải chịu trách nhiệm đến đâu. Đồng thời cần đánh giá ý thức trách nhiệm công việc của mỗi cán bộ công chức một cách công bằng, khách quan, minh bạch, từ đó có các biện pháp động viên, khen thưởng hoặc xử lý vi phạm kịp thời để đảm bảo tính thiết thực và khuyến khích cán bộ, công chức nâng cao trách nhiệm của mình trong công việc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã phường qua Kho bạc Nhà nước Uông Bí. (Trang 87 - 90)