6. Kết cấu của đề tài
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
ngân sách xã qua KBNN cấp huyện
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngân sách xã phường và kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã: Việc kiểm soát các khoản chi thường xuyên ngân sách xã được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên ngân sách xã. Vì vậy, nếu hệ thống này được xây dựng đồng bộ, thống nhất (thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật với nhau, thống nhất giữa các địa phương); đầy đủ, rõ ràng, cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế sẽ góp phần giúp công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã được hiệu quả, minh bạch, chính xác và kịp thời.
- Các chính sách, chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã liên quan đến công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã như Mục lục NSNN, chứng từ kế toán, tài khoản kế toán.Các chế độ, chính sách này nếu được quy định khoa học, thống nhất chặt chẽ, logic, đầy đủ sẽ giúp cho công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã được thuận tiện, dễ dàng và hiệu quả.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và điều hành ngân sách: Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và đã được ứng dụng rộng rãi trong quản lý công. Hệ thống KBNN hiện nay đã hình thành được hệ thống kiến trúc tổng thể về công nghệ thông tin, hình thành quy trình giao dịch điện tử trong lĩnh vực kho bạc. Việc này giúp công tác kiểm soát chi nói chung, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã nói riêng được kịp thời, chính xác, hiệu quả và minh bạch, giảm thiểu các rủi ro trong công tác kiểm soát chi NSNN.
- Cơ chế quản lý điều hành ngân sách của chính quyền địa phương: Các đơn vị xã phường, ngoài việc là một đơn vị dự toán còn là một cấp chính quyền địa phương. Công tác kiểm soát chi qua KBNN cần tuân thủ theo các quy định chung của ngành kho bạc, đồng thời cũng cần chấp hành theo sự chỉ đạo địa hành của cấp ủy, chính quyền địa phương. Các quy định về quản lý, điều hành ngân sách hàng năm của địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm soát chi ngân sách nói chung và chi thường xuyên ngân sách xã nói riêng. Nếu việc chỉ đạo, quản lý, điều hành ngân sách của địa phương bám sát dự toán được giao, cân đối, bổ sung kịp thời ngân sách cho các đơn vị sẽ giúp cho công tác kiểm soát chi qua kho bạc được chủ động, kịp thời, đáp ứng được yêu cầu.
- Năng lực và ý thức chấp hành chế độ tài chính – ngân sách xã của đơn vị xã phường: Nếu các đơn vị xã phường, đặc biệt là chủ tịch UBND và kế toán các xã phường có năng lực, trình độ, có tính tự giác cao trong việc chấp hành chế độ chi tiêu NSNN thì các khoản chi sẽ đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ... từ đó giúp cho công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã của KBNN được thuận lợi, nhanh chóng, tránh tình trạng phải trả lại hồ sơ, chứng từ, thông báo từ chối cấp phát nhiều lần... gây lãng phí thời giờ và công sức. Các đơn vị xã phường cần thấy được trách nhiệm của mình trong tất cả các khâu của quy trình ngân sách, từ lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát và thanh toán các khoản chi, đối chiếu và quyết toán các khoản chi ngân sách.
1.3.2.Nhân tố chủ quan
- Trang thiết bị, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Các nhân tố này là thành tố cơ bản của quá trình kiểm soát chi NSNN tại kho bạc. Nếu những điều kiện về vật chất, hạ tầng kỹ thuật này không được đảm bảo, hoạt động kiểm soát chi không thể diễn ra một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Hạ tầng công nghệ thông tin phát triển sẽ góp phần hiện đại hóa hệ thống kho bạc, nâng cao năng suất và chất lượng kiểm soát chi, minh bạch hóa công tác quản lý và điều hành ngân sách.
- Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã và ý thức tuân thủ quy trình của công chức làm công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã. Muốn công tác kiểm soát chi đạt hiệu quả thì cần phải có một quy trình khoa học, hợp lý. Quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi sẽ giúp cho công tác kiểm soát chi được thực hiện theo trình tự thống nhất, nâng cao năng suất và chất lượng kiểm soát chi, tạo điều kiện cho khách hàng chủ động và mặt thời gian và thủ tục, hồ sơ chứng từ khi giao dịch với kho bạc. Đồng thời, việc tuân thủ đúng quy trình sẽ góp phần làm cho công tác kiểm soát chi được thực hiện trôi chảy, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, kho bạc và khách hàng sẽ kiểm tra giám sát lẫn nhau, đảm bảo công khai minh bạch nhằm phòng chống, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong quá trình quản lý và sử dụng NSNN.
- Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã. Trình độ và năng lực cán bộ kiểm soát chi là nhân tố có tính quyết định đến chất lượng công tác kiểm soát chi. Vì vậy, cán bộ kiểm soát chi phải có trình độ chuyên sâu về quản lý tài chính, nắm vững quy trình nghiệp vụ, am hiểu về các lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý, có khả năng phân tích, xử lý thông tin được cung cấp và giám sát đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước. Bên cạnh đó, công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi cần có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, không lợi dụng quyền hạn, trách nhiệm được giao để vụ lợi, sách nhiễu đối với đơn vị trong quá trình kiểm soát chi. Chỉ có như thế, chất lượng công tác kiểm soát chi mới được đảm bảo, các khoản chi của các đơn vị sử dụng ngân sách được giải quyết đúng chế độ quy định, nhanh chóng chuyển trả kịp thời cho đơn vị thụ hưởng; góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
- Sự phối hợp giữa đơn vị sử dụng ngân sách và kho bạc: Khối lượng công việc kiểm soát chi ngân sách mà kho bạc thực hiện là do đơn vị sử dụng ngân sách gửi đến. Điều này có nghĩa kho bạc không được chủ động trong thực hiện công việc kiểm soát chi, trong khi thời gian kiểm soát chi thì có hạn, đặc biệt là thời điểm cuối tháng kho bạc không được phép để tồn chứng từ sang tháng sau. Vì vậy, cần có sự phối hợp giữa đơn vị sử dụng ngân sách và KBNN, đơn vị hạn chế gửi dồn nhiều hồ sơ, chứng từ vào cùng một thời điểm, đặc biệt là cuối tháng, cuối quý, cuối năm, tạo áp lực về mặt thời gian kiểm soát chi, ảnh hưởng đến chất lượng kiểm soát chi của KBNN. Đồng thời, các khoản chi thường xuyên ngân sách xã là rất đa dạng và phức tạp, vì vậy cần có sự phối hợp, chia sẻ về thông tin và các quy định của nhà nước về các khoản chi đó giữa đơn vị xã phường và kho bạc, giúp cho việc kiểm soát chi được chính xác và nhanh chóng hơn.