Sử dụng kĩ thuật ĐGQT để hỗ trợ đánh giá kết quả học tập của HS

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật đánh giá quá trình trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường trung học phổ thông (Trang 92 - 96)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.4. Sử dụng kĩ thuật ĐGQT để hỗ trợ đánh giá kết quả học tập của HS

ra giấy 3 điều em tâm đắc 2, điều em còn băn khoăn, 1 điều cần góp ý về nội dung/ cách thức tổ chức bài học?

2.4.4. Sử dụng kĩ thuật ĐGQT để hỗ trợ đánh giá kết quả học tập của HS HS

ĐGQT thực chất là giai đoạn thực hành, thực tập, HS không bị bắt buộc phải chịu trách nhiệm về mức độ đạt được trong tiêu chí hay điểm số mà họ đang được đánh giá. Quá trình thực hành tốt sẽ cho kết quả tốt. Do đó về bản chất ĐGQT luôn gắn liền và hỗ trợ ĐGKQ học tập của HS đây là một đặc trưng cũng là nguyên tắc trong sử dụng kỹ thuật ĐGQT. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này của ĐGQT là một chủ đề quan trọng cần được tập trung nghiên cứu và làm rõ, đặc biệt trong bối cảnh yêu cầu đổi mới KTĐG kết quả học tập của HS theo các thông tư 26, 22 của Bộ GD&ĐT. Qua nghiên cứu sâu về ĐGQT, về các quy định đánh giá xếp loại HS THCS và THPT theo yêu

85

cầu của Bộ GD&ĐT, ĐGQT có vai trò hỗ trợ đắc lực cho đánh giá kết quả học tập của HS ở những phương diện sau:

Hỗ trợ đánh giá bằng nhận xét về sự tiến bộ của HS về thái độ, hành vi, kết quả học tập sau mỗi kỳ, cả năm học. ĐGQT thường tổng hợp thành nhận xét bằng lời về mức độ đạt được các mục tiêu ngắn hạn và những định hướng, chỉ dẫn để đạt được kết quả cao hơn. Những nhận xét đó là cơ sở quan trọng để GV đưa ra đánh giá bằng nhận xét cuối mỗi kỳ học, năm học theo quy định về KTĐG của thông tư 26 của BGD&ĐT về sửa đổi quy chế ĐG xếp loại HS THCS và THPT: ĐG bằng nhận xét về sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS trong quá trình học tập.

Hỗ trợ đánh giá bằng điểm số (kiểm tra thường xuyên): Điều 7 của thông tư 26 quy định: đánh giá thường xuyên được thực hiện trong QTDH và giáo dục, nhằm kiểm tra ĐGQT và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập và rèn luyện của HS theo chương trình môn học. Kiểm tra thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi – đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm sản phẩm học tập….Số lần kiểm tra thường xuyên không giới hạn bởi số điểm kiểm tra quy định tại khoản 1 điều 8 của thông tư này. Như vậy, ĐGQT là một phần quan trọng làm nên kết quả của đánh giá tổng kết. Để hỗ trợ tốt cho ĐGKQ học học tập của HS, GV cần xây dựng hồ sơ học tập khoa học, đánh giá qua hồ sơ học tập theo những tiêu chí nhất quán từ đầu đến cuối nhằm theo dõi được sự tiến bộ về hành vi, thái độ, năng lực của HS qua từng thời kỳ. Kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số trong đánh giá hồ sơ học tập. Cộng trung bình các điểm số để có được điểm kiểm tra thường xuyên một cách chính xác. GV và HS cùng xây dựng hồ sơ học tập, có thể sắp xếp theo gợi ý sau:

86

Phần Nội dung Người thực hiện

1. Thông tin HS Họ tên, lớp, đặc điểm tính cách, ước mơ,quan điểm sống và học tập…

Học sinh

2. Mục tiêu học tập

Mục tiêu bài học/ chủ đề/

Mục tiêu tổng quát về năng lực, phẩm chất, hành vi, thái độ…

GV định hướng, GV xây dựng

3. Bộ sưu tập Sản phẩm học tập được đánh giá bằng nhận xét hoặc điểm số

GV và HS

4. Tổng hợp - Tổng hợp ĐG bằng nhận xét

- Điểm trung bình sản phẩm ĐG bằng điểm số = Điểm kiểm tra thường xuyên

GV và HS

Ví dụ, đối với phần Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 , ở lớp 11 THPT, GV có thể yêu cầu HS đưa vào túi hồ sơ những bài làm theo nội dung chương, bài.

Cụ thể, Chủ đề : Nhân dân Việt Nam chống Pháp xâm lược 1858 - 1884 HS đưa vào túi hồ sơ những nội dung sau:

Tranh ảnh về tình hình Việt Nam, cuộc xâm lược của Pháp, cuộc chiến đấu của nhân dân ta.( phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: HS biết khai thác tư liệu có liên quan đến bài học)

Bài viết, thuyết trình, video của HS về chủ đề : So sánh các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam, khuyến khích có tranh ảnh minh họa.( Bài viết rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh), khuyến khích trình bày sáng tạo, vẽ tranh hoặc sưu tầm tranh ảnh minh họa cho bài viết.

Bảng thống kê cuộc chiến đấu trên các mặt trận; các hiệp ước của triều đình Nguyễn và thực dân Pháp; chiến thắng của nhân dân ( bài thực hành rèn kĩ năng tổng hợp, khái quát, lập bảng)

87

Một bài viết luận: Đánh giá vai trò của nhà Nguyễn, nguyên nhân thất bại,…( phát triển năng lực vận dụng; giải quyết vấn đề)

Như vậy, tùy vào mục tiêu của từng hoạt động trong tiết dạy, GV lựa chọn sử dụng kĩ thuật ĐGQT cho phù hợp sao cho đảm bảo mục tiêu bài học, vừa sức với HS, phát huy tính tích cực chủ động ở các em và đặc biệt phải bám sát vào mục tiêu đổi mới KTĐG: tạo động lực, vì sự tiến bộ của HS. Việc lựa chọn và sử dụng các kĩ thuật ĐGQT phụ thuộc vào sự sáng tạo và năng lực sư phạm của GV. Trong quá trình sử dụng, Gv có thể kết hợp nhiều kĩ thuật ĐG với nhau để đạt được mục tiêu của ĐGQT.

88

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật đánh giá quá trình trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường trung học phổ thông (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)