Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật đánh giá quá trình trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường trung học phổ thông (Trang 72 - 73)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp

Trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng, ĐGQT được xem là PPDH. Các kĩ thuật ĐGQT sẽ không hiệu quả nếu không phù hợp với trình độ phát triển trí tuệ chung của HS trong lớp cũng như với trình độ phát triển riêng của HS. Vì vậy, trong khi sử dụng kĩ thuật ĐGQT, GV phải phải quan tâm đến tính vừa sức, đảm bảo cho mọi HS có thể ứng yêu cầu của đặt ra. Đảm bảo tính vừa sức trong ĐGQT có nghĩa là những yêu cầu, nhiệm vụ phải phù hợp với giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất của HS mà HS có thể hoàn thành được với sự nỗ lực cao nhất về trí tuệ và thể lực. Nguyên tắc này rất quan trọng bởi vì dù kĩ thuật có hay, có mới lạ mà khi vận

65

dụng vào thực tế HS lại không có điều kiện thực hiện (về cơ sở vật chất, thời gian, trình độ, năng lực...) hoặc nhận thức của HS không đáp ứng được yêu cầu, không có khả năng thực thi nhiệm vụ KTĐG của GV thì mọi kỹ thuật trở nên không tác dụng. Một kỹ thuật đánh giá được coi là vừa sức với HS khi HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhất định, HS hứng thú với hoạt động đó; HS tiếp nhận phản hồi và có tiến bộ so với trước. Đảm bảo tính vừa sức trong đánh giá đồng nghĩa với việc đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra. Do đó khi xây dựng kỹ thuật ĐGQT GV phải ưu tiên đặc biệt đến nguyên tắc này.

Cần nắm vững những đặc điểm riêng của HS cũng như đặc điểm chung của chúng về các mặt năng lực nhận thức, động cơ, tinh thần thái độ học tập. Vì vậy, phải nghiên cứu sơ bộ tập thể lớp vào đầu năm và dần dần nắm sâu hơn đầy đủ và chính xác hơn về đối tượng HS để việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn, phục vụ cho việc dạy học phù hợp với trình độ HS. Trong QTDH, phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ gần đến xa, từ nắm tri thức đến rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo từ vận dụng tri thức trong những tình huống tương tự đến những tình huống mới… GV phải thường xuyên theo dõi hoạt động, biểu hiện của HS để có thể kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc, tiếp tục chỉ dẫn, điều chỉnh hoạt động của HS cũng như của bản thân.

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật đánh giá quá trình trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường trung học phổ thông (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)