Sử dụng kĩ thuật đánh giá quá trình trong hoạt động khởi động

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật đánh giá quá trình trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường trung học phổ thông (Trang 75 - 80)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Sử dụng kĩ thuật đánh giá quá trình trong hoạt động khởi động

Hoạt động khởi động là hoạt động được tổ chức khi bắt đầu một bài học mới nhằm tạo hứng thú học tập, huy động kiến thức, kĩ năng đã có của HS để tiếp thu kiến thức, kĩ năng mới và định hướng cho bài học. Hoạt động khởi động tuy chỉ chiếm thời lượng rất ít trong mỗi bài học nhưng lại giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng và phát triển tính tích cực học tập của HS. Để hoạt động này diễn ra hiệu quả và đúng mục đích, GV cần chú ý những vấn đề sau:

- Không nên tổ chức hoạt động khởi động bằng chỉ kiểm tra cho điểm. - Khi sử dụng câu hỏi/bài tập không nên nặng về lí thuyết mà cần huy động kỹ năng thực tiễn có liên quan đến bài học để tạo hứng thú và sự quan tâm của HS. Không nên sử dụng quá nhiều câu hỏi/bài tập.

- Nhiệm vụ đặt ra gần gũi, HS dễ thực hiện.

-Tổ chức trò chơi, xem video, tranh ảnh…tất cả đều phải có liên quan đến bài học, tạo sự tò mò, hứng thú cho HS. Một số gợi ý ứng dụng CNTT

68

trong tổ chức trò chơi lịch sử ở hoạt động khởi động sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

Như vậy, khởi động tốt của mỗi tiết học giúp HS hứng thú, hăng hái trong học tập, thuận lợi cho hoạt động hình thành kiến thức ở phần sau. Nhưng GV cần lưu ý, kết thúc hoạt động này, GV không cho điểm câu trả lời của HS, cũng không cần chốt vấn đề mà cần để mở, gợi sự tò mò của HS để dẫn dắt vào bài mới.

Với mục tiêu nêu trên, có thể sử dụng những kĩ thuật đánh giá trong hoạt động khởi động như: Bảng kiểm tra kiến thức nền, kỹ thuật KWLH.

Những kỹ thuật này có những ưu điên: không tốn thời gian thực hiện, thu thập được nhiều thông tin, tạp hứng thú cho HS đồng thời kích thích tính tò mò ham khám phá của đặc trưng tâm lý HS lứa tuổi THPT.

Ví dụ: Trước khi tìm hiểu chủ đề: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược 1858 – 1884, GV đưa ra bảng hỏi kiến thức nền sau:

69

Nội dung Đồng ý Không

đồng ý

Chế độ phong kiến Việt Nam giữa thế kỉ XIX có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng

Chính sách “cấm đạo” của nhà Nguyễn đã làm cho Thiên Chúa giáo không thể phát triển ở Việt Nam Ở thế kỷ XIX, Việt Nam nằm trong tầm ngắm của thực dân Pháp trong kế hoạch giành giật thị trường và mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á Trương Định đã kháng lệnh triều đình, phất cao ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”

Câu nói nổi tiếng “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” của Nguyễn Trung Trực

Triều đình Nguyễn đã ký với Pháp 3 bản hiệp ước Thực dân Pháp đã 2 lần tấn công Cầu Giấy nhưng đều thất bại

Ví dụ khi dạy bài 21: “Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX”, GV sử dụng câu hỏi sau: Theo em, mỗi nhân vật lịch sử trên gắn liền với sự kiện lịch sử nào? Hãy chia sẻ một vài hiểu biết hoặc ấn tượng nhất về nhân vật và sự kiện đó?

70

Khi dạy bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, GV có thể đưa ra câu hỏi kiểm tra kiến thức nền:

- Em đã tìn hiểu được gì về hoàn cảnh và mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương

- Hãy kể tên những tài liệu em đã tìm hiểu về cuộc khai thác đó? EM thích nhất tài liệu nào? Vì sao? Trong những tài liệu đó em nhận thấy thực dân Pháp đã tiến hành khai thác trên những lĩnh vực nào?

- Em có biết công trình kiến trúc nào được xây dựng trong cuộc khai thác đó hiện còn tồn tại ở nước ta?

- Theo em cuộc khai thác đó có lợi ích /tổn hại và làm thay đổi gì cho đất nước ta thời đó?

71

Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Câu hỏi: Hãy thể hiện quan điểm của em đối với những nhận định sau đây bằng cách: điền Đ (đồng ý) hoặc K (không đồng ý) vào ô trống:

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chính quyền thực dân tăng cường bóc lột sức người, sức của ở Đông Dương.

Khâm phục tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh nên Nguyễn Ái Quốc đi theo con đường cứu nước của hai ông.

Trong nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man.

Nguyễn Ái Quốc rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đướng cứu nước Những năm hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1918 là

quá trình khảo sát, lựa chọn. Quá trình ấy đã giúp Người tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Điểm mới trong những câu hỏi/ bảng kiểm tra kiến thức nền chúng tôi xây dựng ở trên thể hiện ở việc GV không yêu cầu HS phải lựa chọn “Đúng”/ “Sai” mà chỉ yêu cầu HS thể hiện quan điểm của mình “Đồng ý” hoặc “Không đồng ý” về vấn đề được nêu ra; tăng cường các từ ngữ khuyến khích HS thể hiện quan điểm cá nhân “Theo em”, “em đã đọc được gì”…. Cách làm đó khuyến khích được HS thoải mái bộc lộ nhận thức của mình từ đó giúp GV đánh giá được chính xác những gì HS của mình đang có, cần điều chỉnh những gì. Trong khi đó cách làm truyền thống tạo áp lực cho HS về kết quả câu trả lời của mình (Đúng/ sai), dẫn đến tình trạng nhiều HS không tin không thể hiện quan điểm của mình mà nhìn bài bạn khác. Như vậy thông tin về kiến thức nền của HS mà GV thu được đã giảm đi độ chính xác.

72

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật đánh giá quá trình trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường trung học phổ thông (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)