Sử dụng kĩ thuật đánh giá quá trình trong hoạt động hình thành kiến thức mới

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật đánh giá quá trình trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường trung học phổ thông (Trang 80 - 90)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Sử dụng kĩ thuật đánh giá quá trình trong hoạt động hình thành kiến thức mới

thành kiến thức mới

Đây là hoạt động trọng tâm trong một bài dạy. Nó có tác dụng giúp HS chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng mới bằng cách tổ chức các hoạt động thành phần tương thích với từng nội dung học tập

Các hoạt động thành phần này nhằm vào một mục tiêu cụ thể, ví dụ như phát triển tư duy, kiến tạo kiến thức, tri thức phương pháp, củng cố kiến thức. Trong hoạt động này, GV vận dụng đa dạng hình thức và phương pháp – kỹ thuật dạy học. Do đó, tùy vào mỗi hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động cụ thể để GV lựa chọn kĩ thuật đánh giá phù hợp.

Từ thực tế dạy học cho thấy để hoạt động này thu hút được sự hứng thú, tích cực của HS, GV cần chú ý những vấn đề sau: Hạn chế những hoạt động, câu hỏi, bài tập nhằm cung cấp kiến thức đơn thuần, tăng cường cơ hội cho HS được tự trải nghiệm, chiếm lĩnh kiến thức. Nhẹ hóa những nội dung kiến thức mang tính hàn lâm, ít có tính ứng dụng vào thực tiễn. Câu hỏi, bài tập phải có tính logic hệ thống theo sự phát triển của năng lực, của con đường hình thành kiến thức lịch sử cho HS. Để hoạt động hình thành kiến thức mới phát huy tính tích cực học tập của HS, GV cần vận dụng đa dạng, linh hoạt những phương pháp - kỹ thuật dạy học. Thực tế dạy học cho thấy, GV thường sử dụng các phương pháp sau:trao đổi đàm thoại; dạy học dự án, dạy học giải quyết vấn đề; dạy học hợp tác; dạy học khám phá; sử dụng tài liệu. Mỗi phương pháp trên có cách thức tổ chức hoạt động riêng biệt. Tùy theo PPDH GV có thể sử dụng những kĩ thuật ĐGQT học tập của HS sao cho phù hợp.

G.O.Martin-Kniep từng nói: “Không phải lập trình mà chính là sự tái kiến thiết mới là kỹ năng quan trọng nhất cần dạy cho HS”. Trong dạy học, “lập trình” là ghi nhớ, học thuộc, bắt chước, ngược lại “tái kiến thiết” là sự sáng tạo, vận dụng, là cá tính, là điểm khác biệt. Tái kiến thiết là năng quan trọng cần hình thành và phát triển cho học sinh theo yêu cầu của đổi mới giáo

73

dục trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Theo công văn 5521 trong xây dựng giáo án phát triển năng lực phẩm chất cho HS, hoạt động hình kiến thức mới thực chất là hướng tới kỹ năng tái kiến thiết như trên. Xuất phát mục đích đó, chúng tôi lựa chọn trong rất nhiều kỹ thuật ĐG khác nhau để vận dụng vào hoạt động hình thành kiến thức mới trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Khi sử dụng những kỹ thuật này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân hoặc nhóm khai thác tư liệu lịch sử để tái kiến thiết nên những tri thức cho mình, tức là HS chủ động lĩnh hội kiến thức, phát triển năng lực phẩm chất, phát triển tư duy, hình thành thế giới quan đúng đắn. Những kỹ thuật đó bao gồm: Kĩ thuật vấn đáp, sử dụng hỏi và bài tập, hồ sơ, thẻ nhân vật, ma trận trí nhớ, ma trận dấu hiệu đặc trưng, sơ đồ tư duy, kỹ thuật 321, biên tập lịch sử.

- Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX có gì nổi bật ( kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)?Chính sách của nhà Nguyễn để lại những hậu quả gì? - Khi chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên, Pháp đã có những toan tính gì? Cuộc chiến đấu ở Đà nẵng diễn ra như thế nào?

- Tai sao sau khi thất bại ở Đà Nẵng, Pháp không tấn công Huế mà lại chọn Gia Định?

- Vì sao sau trận Gia Định Pháp phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang chinh phục từng gói nhỏ?

- Việc nhà Nguyễn kí hiệp ước với Pháp nói lên điều gì? Phải chăng triều đình nhà Nguyễn mong muốn có được hoà bình sau khi kí hiệp ước? - Cuộc kháng chiến của nhân dân 3 tỉnh miền Đông sau Hiệp ước 1862 diễn ra như thế nào?

- Nêu đặc điểm cuộc chống Pháp của nhân dân 3 tỉnh miền Tây Nam kì. - Pháp đã dựa vào duyên cớ nào để đánh chiếm Bắc Kì lần 1 (1873)? - Quá trình đánh chiếm Bắc Kì của Pháp đã diễn ra như thế nào?

74

- Phân tích đặc điểm phong trào chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858 đến 1884?

Ví dụ 2: Từ việc nhà Nguyễn ký với Pháp hiệp ước đầu hàng, hãy rút ra bài học trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền của tổ quốc hiện nay?

Ví dụ 3: Phong trào Đông Du để lại bài học gì cho việc đưa học sinh, cán bộ đi học tập ở nước ngoài hiện nay?

- Lập bảng thống kê hiệp ước được kí kết giữa triều đình Nguyễn và thực dân Pháp từ 1858 đến 1884?

Hiệp ước Hoàn cảnh Nội dung Hậu quả

- So sánh chiến thắng Cầu Giấy lần 1 và lần 2 theo nội dung sau: Nội dung Diễn biến Kết quả Cầu Giấy lần 1

Cầu Giấy lần 2

Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX

- Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?Nêu đặc điểm và diễn biến chính của Phong trào Cần Vương.

- Thái độ của các tầng lớp văn thân, sỹ phu và nhân dân đối với chiếu Cần Vương như thế nào? Vì sao học có thái độ đó?

- Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

75

- Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào Cần vương là phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến?

- Lí giải nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ

phong trào Cần vương

- Nếu là một văn thân, sĩ phu ở cuối thế kỉ XIX, em có hưởng ứng chiếu

Cần vương không? Vì sao?

Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp.

Ví dụ 1 - Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương trong bối cảnh như thế nào?

Ví dụ D2 - Những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương đã tạo nên những chuyển gì trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX?

So sánh cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam trước và trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tại Đông Dương?

Nội dung Trước cuộc khai thác Trong cuộc khai thác Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu xã hội

Những sự kiện nào chứng tỏ chủ trương giải phóng dân tộc của Phan Bội Châu theo khuynh hướng dân chủ tư sản bằng con đường bạo động, Phan Châu Trinh theo khuynh hướng dân chủ tư sản bằng phương pháp cải cách?

76

- Theo em, phong trào yêu nước từ đầu thế kỷ XIX đến năm 1914 tiến bộ hơn so với phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX ở những điểm nào?

Em hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trước các ý sau về cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế?

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế diễn ra là do mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Việt Nam, nhất là nông dân với thực dân Pháp

Nông dân yên Thế đứng lên khởi nghĩa để bảo vệ cuộc sống của mình, chống lại việc bình định của Pháp.

Thực dân Pháp muốn dập tắt khởi nghĩa Yên Thế để ổn định tình hình, đẩy mạnh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Trong bối cảnh phong đấu tranh chống Pháp bị đàn áp dữ dội, nhiều cuộc khởi nghĩa đã thất bại, nhưng Đề Thám vừa củng cố lực lượng vừa quyết tâm chống Pháp đến cùng.

Khởi nghĩa Yên Thế chứng tỏ sức mạnh tiềm tàng cũng như những hạn chế của giai cấp nông dân trong phong trào giải phóng dân tộc.

Khởi nghĩa Yên Thế đã chứng tỏ nông dân là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở VIệt Nam đi đến thắng lợi.

- So sánh điểm giống và khác nhau trong tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh?

- Vì sao Phan Bội Châu và những người sáng lập Hội Duy Tân chủ trương dựa vào Nhật cứu nước?Trình bày nội dung tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu?

- Hai xu hướng bạo động và cải cách có làm suy yếu phong trào yêu

77

- Phát biểu ý kiến về nhận định: Khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế

kỉ XX là bước phát triển về chất so với phong trào yêu nước trước đó.

- Những nguyên nhân nào thôi thúc Nguyễn Tất thành ra đi tìm đường cứu nước? Tóm tắt hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1917? Ý nghĩa của những hoạt động đó?

- Tại sao nói từ cuối thế kỉ XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất, cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo?

Kỹ thuật biên tập lịch sử

Ví dụ 1: Trong bài 23: Phong trào yêu nước ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến CTTG thứ nhất

Nhiệm vụ 1: Em hãy viết lời thoại cho cuộc nói chuyện giữa Phan Bội Châu

và Phan Châu trinh trong cuộc gặp giỡ chia sẻ về chủ trương và hành động cứu nước của mình? ( Cuộc hội thoại phải làm nổi bật được thân thế và sự nghiệm cách mạng cảu các nhân vật)

Nhiệm vụ 2: Đóng vai thực hiện cuộc đối thoại

Ví dụ: Khi dạy học phần lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) lớp 11, GV sử dụng kĩ thuật biên tập lịch sử bằng cách đưa ra một trong những yêu cầu sau:

(1) Viết một đoạn văn ngắn tường thuật lại chiến sự ở Đà Nẵng 1858. (2) Thiết kế timeline tóm tắt quá trình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp?

78

(2) Thiết kế infographic về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 – 1918?. Ý nghĩa của những hoạt động đó là gì?

79

* Kỹ thuật hồ sơ nhân vật

Hình 2.2 Hồ sơ nhân vật, sự kiện

* Kỹ thuật ma trận trí nhớ

Bài 21: Phong trào Cần Vương và phong trào nông dân Yên Thế Khởi nghĩa Hương Khê PT Nông dân Yên Thế

Thời gian Lãnh đạo Địa bàn

Thắng lợi tiêu biểu Ý nghĩa

80

Bài 22 (Lịch sử 11): Tóm tắt những đặc trưng cơ bản về: xuất thân, đời sống kinh tế, thái độ chính trị của các gia cấp tầng lớp trong xã hội Việt Nam? Hãy nhận xét và lựa chọn những lực lượng cần liên kết trong cuộc đấu tranh chống xâm lược giành độc lập cho dân tộc Việt Nam.

1. Địa chủ: ... ... ... ... ... 2. Nông dân : ... ... ... ... ... 3. Công nhân: ... ... ... ... ... 4. Tư sản: ... ... ... ... ... 5. Tiểu tư sản: ... ... ... ... ... Nhận xét: ... ... ... ... ...

81

Bài 23 (Lịch sử 11)

Nội dung Phan Bội Châu Phan Châu Trinh

Quê hương Nghệ An ✓ ✓

Dùng bạo lực để dành độc lập ✓

Dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua. ✓

1904, lập hội Duy Tân ✓

Tổ chức phong trào Đông Du ✓

1906, mở cuộc vận động Duy tân ✓

6/1912, lập Việt Nam Quang phục hội ✓

Mở trường dạy chứ quốc ngữ và những môn học mới

Đánh đuổi giặc Pháp, lập quân chủ lập hiến

Vận động cải cách trang phục lối sống ✓

Cứu dân để cứu nước ✓

Cứu nước để cứu dân ✓

Khuynh hướng dân chủ tư sản ✓ ✓

Xu hướng bạo động ✓

Xu hướng cải cách ✓

Lập bảng so sánh phong trào Cần Vương và phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX theo mẫu dưới đây: (chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa phong trào nông dân Yên Thế và phong trào Cần Vương cuối thế kỳ XIX):

82

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật đánh giá quá trình trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường trung học phổ thông (Trang 80 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)