8. Cấu trúc luận văn
1.2.1. Thực trạng việc sử dụng một số kĩ thuật ĐGQT trong dạy học lịch sử hiện
lịch sử hiện hành ở trường THPT
* Những quy định về đánh giá lớp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bộ GDĐT nghiên cứu và đã thông qua hệ thống văn bản pháp quy về thực hiện công tác KTĐG ở nhà trường và cũng đã có những điều chỉnh cụ thể theo từng giai đoạn. Cụ thể: Quy chế đánh giá, xếp loại người học THCS và người học THPT ban hành theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT; Quyết định số 51/2008/QĐ-BGDĐT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại người học THCS và người học THPT ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ- BGDĐT; Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT, Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại người học ĐGQT và người học THPT.
Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và HS THPT; thông tư 21/2021/TT-BGDDT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS và THPT:
- “Đối với các môn học kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số: nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả học tập môn học sau mỗi học kì, cả năm học; tính điểm trung bình môn học và tính điểm
44
trung bình các môn học sau mỗi học kì, cả năm học;" (Trích 26/2020/TT- BGDĐT).
- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập;
Đặc biệt, ngày 20/7/2021 Bộ GD&ĐT ban hành thông tư 22/2021/TT- BGDĐT Quy định về đánh giá HS THCS và HS THPT được thực hiện theo lộ trình bắt đầu từ năm học 2021- 2022 đối với lớp 6, các năm học tiếp theo cho lớp 7 và lớp 10; đến năm học 2024- 2025 thực hiện ở tất cả các lớp THCS và THPT. Thông tư này sẽ thay thế hoàn toàn cho thông tư 58 và thông tư 26 đang được áp dụng. Theo thông tư 22, đánh giá trong giáo dục nhằm hai mục đích cơ bản: trước hết, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của HS theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình GDPT; hai là, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để HS điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập, cán bộ quản lý giáo dục và GV điều chỉnh hoạt động dạy học.
Những chỉ đạo của Bộ GD&ĐT cho thấy điểm tích cực trong công tác chỉ đạo và triển khai hoạt động đánh giá ở nhà trường phổ thông hiện nay:
- Về vai trò, mục đích của đánh giá: giúp GV phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và những khó khăn chưa của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; là căn cứ để GV điều chỉnh phương pháp tổ chức dạy học tức thời trong và sau mỗi bài học/chủ đề, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục. Đồng thời, giúp HS có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự
45
học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
- Đa dạng hóa hình thức đánh giá, loại bài kiểm tra: chú trọng ĐGQT. - Đa dạng hóa các loại minh chứng thành công của HS.
- Kết hợp kết quả học tập định tính và kết quả học tập định lượng. - Nhấn mạnh vai trò của năng lực quản lí, chỉ đạo của cán bộ quản lí, năng lực triển khai của GV đối với việc đổi mới đánh giá kết quả học tập của người học phổ thông.
* Thực trạng việc vận dụng các kĩ thuật ĐGQT trong DHLS ở trường THPT
Để tìm hiểu thực trạng việc vận dụng các kĩ thuật ĐGQT trong DHLS ở trường THPT, chúng tôi đã tiến hành điều tra, lấy ý kiến của các GV và HS. Phạm vi điều tra là một số trường THPT tại tỉnh Lào Cai (THPT số 1, THPT số 2, THPT số 3 huyện Bát Xát, TTGDNN – GDTX huyện Bát Xát, Văn Bàn, Bảo Thắng). Sau khi xử lí kết quả điều tra (phụ lục 2A và 2B), chúng tôi rút ra những kết luận cụ thể như sau:
Đối với giáo viên:
Về quan điểm, nhận thức về ĐGQT trong dạy học LS ở trường PT
Kết quả điều tra cho thấy: 90% ý kiến cho rằng ĐGQT giúp đánh giá toàn diện về HS, có tới 40% ý kiến khẳng định ĐGQT để đo lường kết quả học tập và xếp loại HS và cũng có đến 80% cho là “hoạt động của GV” nhưng chỉ có 60% cho là “giúp điều chỉnh hoạt động dạy học”, 50% nhận định “giúp cải thiện kết quả kiểm tra định kỳ”. Điều đó cho thấy mặc dù GV đã có những nhận thức về ĐGQT nhưng chưa thực sự thấy được triết lý của nó, dẫn đến việc khai thác và sử dụng đúng mục đích. Kết quả khi sử dụng kỹ thuật này trong DHLS không tạo ra được hứng thú cho HS (chỉ có 20% cho là ĐGQT tạo hứng thú), không phát huy được tính tích cực chủ động ở các em (chỉ có 30 % cho là phát huy tính tích cực).
46
Tuy nhiên, thực tế vẫn có không ít GV chưa thấu hiểu hết triết lí của KTĐG. Họ quan niệm rằng KTĐG chỉ cần tập trung vào định kì để cho điểm, xếp loại (theo quy định, quy chế) và chỉ cần tập trung vào phần kiến thức là đủ. Cho nên, KTĐG vô hình chung chỉ đơn thuần là kiểm tra sự học thuộc bài, ghi nhớ kiến thức một cách máy móc của HS, yếu tố tư duy, sáng tạo, hoạt động thực tiễn không được coi trọng. Đồng thời, một số GV cũng cho rằng, vai trò của KTĐG quá trình là bình thường, thực hiện khó khăn, mất công, tốn thời gian, không cần thiết…Vì thế KTĐG trở thành khô cứng, rập khuôn, căng thẳng, nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học, làm cho việc KTĐG thiếu khách quan và toàn diện.
Biểu đồ 1.1 Quan niệm của GV về ĐGQT trong DHLS ở trường THPT
Vì nhận thức như trên nên chỉ có có đến 35% ý chiến cho rằng ĐGQT là cần thiết và rất cần thiết, còn lại 65% cho rằng “bình thường” có nghĩa là sử dụng cũng được, không sử dụng cũng được, không có ảnh hưởng gì đến quá trình dạy học cũng như kết quả học tập của HS. Đây thực sự là nhận thức chưa đúng đắn về ĐGQT. 55% 40% 60% 30% 20% 50% 80% 90%
Diễn ra trong suốt quá trình dạy - học Để đo lường kết quả học tập và xếp loại HS Giúp điều chỉnh hoạt động dạy học Tăng cường tính tích cực chủ động của HS Tạo hứng thú học tập cho HS Cải thiện kết quả kiểm tra định kỳ Là công việc của GV Giúp ĐG toàn diện HS
47
Biểu đồ 1.2 Quan niệm của GV về sự cần thiết của ĐGQT trong dạy học LS ở trường THPT
Thực tế đó dẫn đến việc sử dụng kỹ thuật ĐGQT trong DHLS ở trường phổ thông chưa được chú ý, chưa đa dạng: 100% GV được hỏi khẳng định đã sử dụng câu hỏi và bài tập làm công cụ ĐGQT, hầu như ít vận dụng các kỹ thuật đánh giá mới: kỹ thuật hồ sơ người nổi tiếng, kỹ thuật bài tập “một phút”, hay hồ sơ học tập…để đánh giá HS trong quá trình học tập bộ môn. Điều đó chứng tỏ GV đang gặp khó khăn trong sử dụng công cụ đánh giá quá trình trong dạy học lịch sử. Một số kỹ thuật GV đang sử dụng chỉ mang định tính định tính, tính định lượng chưa cao, chưa xác thực. Ví dụ, trong dạy học, GV chủ yếu sử dụng kỹ thuật quan sát hoạt động học của HS. Tuy nhiên, GV chưa có sự ghi chép phân tích các biểu hiện cụ thể mà chỉ cảm nhận một cách chung chung theo cảm tính cá nhân. Điều đó dẫn đến những hiểu lầm về biểu hiện của HS. Kết quả điều tra cũng cho thấy phần lớn GV dựa vào các bài kiểm tra thường xuyên theo quy định của Bộ GD&ĐT để ĐGQT học tập của HS. Những bài kiểm tra thường xuyên trong môn lịch sử ở trường THPT được quy định theo thông tư 26/2020/TT-BGDĐT về sửa đổi Quy chế đánh
Rất cầ thiết 20% Cần thiết 65% Bình thường 15% Không cần thiết 0% 100%
48
giá xếp loại HS trung học gồm được quy định từ 2 đến 3 điểm/kỳ, có thể tiền hành dưới hình thức đa dạng: viết, thuyết trình, sản phẩm học tập, dự án…
Biểu đồ 1.3 Mức độ sử dụng công cụ ĐGQT trong DHLS ở trương THPT
Một thực trạng quan trọng khác cũng được nhìn nhận qua khảo sát: Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng kỹ thuật ĐGQT trong DHLS ở trường THPT như sau:
25% 30% 15% 20% 100% 15% 5% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Thang đo Bảng kiểm Phiếu quan sát Rubrics
Câu hỏi/ bài tập
Hồ sơ học tập Khác 60% 70% 80% 80% 95%
Chưa biết nhiều kỹ thuật ĐGQT
Khó kết hợp ĐGQT trong giờ dạy
Mất nhiều thời gian
Hoạt động dạy học bị gán đoạn
49
Biểu đồ 1.4 Những khó khăn của GV khi ĐGQT học tập lịch sử của HS ở trường THPT
Bản thân GV chưa được trang bị các kĩ thuật đánh giá, chưa hiểu sâu sắc triết lý đánh giá, mục đích đánh giá… còn lúng túng trong việc đánh giá HS nên chưa có sự vận dụng đa dạng các hình thức, kĩ thuật đánh giá để lôi cuốn HS tích cực và hứng thú tham gia vào quá trình đánh giá và tự đánh giá. Nhiều GV bày tỏ những khó khăn như: cảm thấy khó kết hợp ĐGQT với các hoạt động trong giờ học; mất nhiều thời gian cho việc thiết kế công cụ ĐG; HS không hợp tác trong ĐG… nên ngại vận dụng, ngại thay đổi PPDH, hình thức KTĐG. Điều này gây khó khăn cho việc xây dựng chương trình dạy học và quản lí lớp học một cách hiệu quả. Đặc biệt, trong ĐGQT, phần lớn GV mới chỉ dừng lại ở bước kiểm tra để thu thập thông tin, việc xử lí thông tin sau kiểm tra còn mang tính định tính, cảm tính, chưa có công cụ phân tích thông tin khoa học chính xác. Do đó phần lớn GV phân tích kết quả trên kinh nghiệm. Hơn nữa việc đưa ra phương án điều chỉnh dạy – học sau khi phân tích kết quả kiểm tra còn hạn chế.
Đối với học sinh
Chúng tôi phát Phiếu điều tra 200 HS của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai để điều tra toàn diện HS về quan niệm, nhận thức, sự tham gia, cách thức tiến hành KTĐG quá trình học tập của HS. Xử lí kết quả thu được, chúng tôi rút ra một số nhận định sau:
* Về quan niệm, nhận thức về bộ môn lịch sử:
Với câu hỏi “Em có thích môn lịch sử ở trường phổ thông không?” thì kết quả nhận được là đa số HS (75 %) cho là bình thường, chỉ có 12 % HS là rất yêu thích, bên cạnh đó có 14% HS không thích bộ môn này. Nguyên nhân của tình trạng đó xuất phát từ việc học sinh gặp khó khăn trong học tập môn lịch sử: cảm thấy kiến thức dài, khó nhớ, nhiều sự kiện dễ gây nhầm lẫn; phương pháp giảng dạy của GV chưa tạo hứng thú cho HS, KTĐG còn nặng nề đòi hỏi nhớ máy móc, ngoài ra HS chưa nhận thức được vai trò quan trọng
50
của bộ môn lịch sử nên không dành sự quan tâm cho môn học. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho chất lượng học tập lịch sử hiện nay chưa tương xứng với vai trò của bộ môn vì thiếu sự hợp tác từ phía HS, thiếu động lực để đổi mới PPDH.
Biểu đồ 1.5 Mức độ yêu thích của HS THPT với môn LS
* Hiểu biết của HS về vai trò, nghĩa của ĐGQT trong học tập môn lịch sử
Đối với HS, ĐGQT học tập có vai trò ý nghĩa rất lớn. Trong QTDH nhờ KTĐG quá trình mà HS có thể so sánh, phát hiện mình tiến bộ thế nào trên con đường đạt mục tiêu học tập của mình đã đặt ra. Trên cơ sở đó, HS điều chỉnh cách học để nâng cao kết quả học tập. Đồng thời qua ĐGQT, HS có động lực học tập tốt hơn, hình thành năng lực HS (kiến thức, kỹ năng, thái độ...) và phát triển được kĩ năng đánh giá và tự đánh giá (biết được tiêu chí đánh giá, biết đánh giá mình, đánh giá lẫn nhau, biết thay đổi để đạt mục tiêu). Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy chỉ HS chưa nhận thức đúng về ĐGQT, cụ thể: chỉ có 15% ý kiến cho rằng ĐGQT trong DHLS là rất thiết, không quá 20% HS nhận thấy ý nghĩa to lớn thiết thực của hoạt động này (giúp điều chỉnh phương pháp học, tăng hứng thú học tập, cải thiện điểm số các bài kiểm tra cuối kỳ). Đặc biệt, có đến 80% ý kiến cho rằng hoạt động này gây căng thẳng và chủ yếu là công việc của GV, học không được tham gia ĐGQT. 12% 74% 14% Rất yêu thích Bình thường Không thích
51
Biểu đồ 1.6 Quan niệm của HS THPT về ĐGQT học tập lịch sử.
Như vậy qua thực tiễn, hoạt động ĐGQT ở các nhà trường THPT cho thấy một số vấn đề như sau:
- Đa số GV và HS chưa có nhận thức đúng sâu rộng về đặc trưng, vai trò ý nghĩa của hoạt động này. ĐGQT chưa được nhìn nhận như một công cụ, phương pháp dạy và học hữu hiệu. Việc sử dụng kỹ thuật ĐGQT trong DHLS ở trường THPT đang diễn ra ở cấp độ lẻ tẻ, tự biên tự diễn, thiếu thống nhất, đồng bộ, thiếu cơ sở lý luận và bài hoc thực tế. Các kỹ thuật ĐGQT còn đơn điệu, chưa đa dạng về hình thức, chưa thu hút được HS. Đánh giá còn nặng về kết quả và xếp loại. Đánh giá còn mang tính một chiều, chưa chú trọng tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng (HS đánh giá lẫn nhau), và đánh giá phản hồi về GV. Chủ thể tham gia đánh giá chủ yếu là GV, HS là đối tượng được đánh giá. GV chưa chú trọng đến việc thu thập thông tin về hoạt động học tập của HS, chưa phân tích một cách sâu sắc những thông tin đó và chưa có những