Lựa chọn một số kĩ thuật đánh giá quá trình có thể sử dụng trong dạy học

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật đánh giá quá trình trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường trung học phổ thông (Trang 32 - 48)

8. Cấu trúc luận văn

1.1.3. Lựa chọn một số kĩ thuật đánh giá quá trình có thể sử dụng trong dạy học

trong dạy học lịch sử ở trường THPT

Việc sử dụng kĩ thuật ĐGQT trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông để thu thập thông tin phản hồi về việc học của học sinh và việc dạy của GV được trả lời cho những câu hỏi sau: HS đã thực sự học được gì qua tiết học/ chủ đề? HS đã tiến bộ như thế nào? HS gặp khó khăn gì? HS đã học, tư duy như thế nào? Từ đó, GV có thể đưa ra những điều chỉnh hợp lý về nội dung và PPDH cho bài giảng tiếp theo.

Những kỹ thuật đánh giá trong lớp học chú trọng vào các hoạt động diễn ra trong lớp của người học do GV tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau với mục đích làm cho người học hoạt động và thông qua những hoạt động đó, GV có thể thu nhận được những thông tin về sự nắm bắt về sự hứng thú, sự tập trung và những khó khăn của HS để GV có thể đưa ra biện pháp hỗ trợ kịp thời. Vì vậy, những kỹ thuật đánh giá này không nhằm mục đích cho điểm hay phân loại HS mà nhằm giúp HS tiến bộ từ đó có thể nâng cao hứng thú, phát triển năng lực, điều chỉnh nhận thức để đạt thành tích cao hơn trong các bài kiểm tra định kỳ, các kì thi quan trọng. Thực tế cho thấy khi GV và HS kiểm soát được quá trình học tập thì có thể dự đoán được một cách tương đối chính xác kết quả cuối khóa.

25

Hình 1.3 Một số nhóm kĩ thuật ĐGQT

Qua nghiên cứu những tài liệu về đánh giá trong lớp học như: Năm mươi kĩ thuật đánh giá của K. Patricia Cross and Thomas A. Angelo (1998),

Nghiên cứu đề xuất áp dụng các kĩ thuật đánh giá trong lớp học cho bậc học phổ thông ở Việt Nam của nhóm tác giả Đào Hoa Mai, Sái Công Hồng, Lê Thái Hưng,

Đinh Thị Kim Thoa… và thực tế giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông, chúng tôi lựa chọn một số kĩ thuật ĐGQT có thể được vận dụng trong DHLS ở trường THPT như sau:

ĐG về kiến thức, kĩ năng

• 1. Khả năng ghi nhớ

• 2. Kĩ năng phân tích và tư duy phê phán • 3. Năng lực tổng hợp, sáng tạo • 5 Năng lực vận dụng, trình diễn ĐG thái độ, giá trị và khả năng tự nhận thức • 6. Nhận thức về giá trị và thái độ • 7. Sự tự nhận thức • 8. Kĩ năng chiến lược và hành vi học tập (Năng lực tự học) ĐG phản hồi về việc giảng dạy

• 9. Sự phản hồi với GV về việc dạy học • 10. Phản ứng về các hoạt động, nhiệm vụ và tài liệu học tập.

QUAN SÁT- PHÂN TÍCH KĨ THUẬT 321

HỒ SƠ HỌC TẬP KĨ THUẬT VẤN ĐÁP THẺ NHỚ LỊCH SỬ 02 03 04 05 08 8 06 HỒ SƠ NHÂN VẬT

NHẬN DIỆN KHÁI NIỆM

01

DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG

KĨ THẬT ĐÓNG VAI KĨ THUẬT KWLH BÀI TẬP LỊCH SỬ 10 09 11 12 KHẢO SÁT SỰ TỰ TIN 07

26

Hình 1.4 Nhóm kĩ thuật ĐG mức độ nhận thức trong dạy học LS ở trường PT

Hình 1.5 Nhóm kĩ thuật tự ĐG và sự phản hồi về QTDH

Mỗi kĩ thuật ĐGQT được tiến hành theo những cách thức riêng biệt, chúng có những ưu điểm – nhược điểm nhất định, nhưng đều có thể đáp ứng mục tiêu học tập của các môn học ở nhà trường phổ thông. Điểm chung khi sử dụng kĩ thuật ĐGQT là đều phải trải qua ba bước: Thu thập thông tin (bằng nhiều hình thức khác nhau như quan sát, thu thập thông tin – qua các bài kiểm tra, qua sản phẩm của HS) trên cơ sở thông tin có được GV tiến hành đánh giá (nguyên nhân), cuối cùng là đưa ra giải pháp. Để sử dụng hiệu quả những kĩ thuật đó, chúng ta phải hiểu sâu sắc được bản chất, những ưu điểm hạn chế và

13 14

27

cách thức thực hiện sao cho phù hợp với từng mục tiêu ĐG. Mặc khác, thực tế áp dụng kĩ thuật ĐGQT trong DHLS, GV gặp một số khó khăn như: nghèo nàn về kĩ thuật, mất nhiều thời gian trong việc thu thập và phân tích thông tin… Vì vậy, ĐGQT chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, tập huấn, tiếp cận mà chưa được áp dụng thường xuyên trong QTDH ở trường THPT. Nhằm giúp GV tháo gỡ được những khó khăn trên, chúng tôi giới thiệu một kĩ thuật ĐGQT và gợi ý ứng dụng CNTT trong ĐGQT ở trường THPT.

Kĩ thuật quan sát – phân tích

Là việc GV sử dụng các giác quan để theo dõi, thu thập và phân tích thông tin cần thiết về quá trình HS thực hiện hoạt động (quan sát – phân tích quá trình, quan sát – phân tích hành vi) hoặc nhận xét một sản phẩm, câu trả lời của HS (quan sát – phân tích sản phẩm), từ đó đưa ra những đánh giá, góp ý để cải thiện hoạt động học tập. Thông qua quan sát – phân tích GV có thể đánh giá được đánh giá phẩm chất, năng lực của HS, đồng thời cũng đánh giá được mức độ hiệu quả của phương pháp/kĩ thuật dạy học đang tiến hành.

Trong quan sát, GV có thể sử dụng các loại công cụ để thu thập thông tin: Phiếu ghi chép, thang đo, bảng kiểm và rubric.

Phiếu ghi chép: là một công cụ lưu trữ những ghi chép ngắn của GV

khi quát sát thái độ, hành vi, biểu hiện bất thường của HS hoặc những tình huống phức tạp phát sinh trong QTDH.

Quan sát để đánh giá thái độ, hành vi của HS là một hoạt động cần thiết nhưng cũng vô cùng phức tạp nhất là ở lứa tuổi HS THPT đang có nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Trong thực tế dạy học chúng ta thường gặp một số HS đặc biệt với những thái độ, hành vi, tình huống phức tạp không có cách giải quyết tức thời. Khi đó, GV cần dùng Phiếu ghi chép sự việc bất để thu thập thông tin đầy đủ về HS từ đó có biện pháp kịp thời giúp điều chỉnh hành vi, thái độ giúp các em tiến bộ. Phiếu ghi chép này thường chứa những thông tin như:

28

Họ tên HS, lớp, hoàn cảnh gia đình, tình huống bất thường xảy ra ghi nào, biện pháp giải quyết của GV, kết quả, những lưu ý của GV với HS….Để thuận tiện trong ghi chép lưu trữ thông tin, GV có thể sử dụng các ghi chú trên điện thoại hoặc ứng dụng google keep. Ưu điểm của ứng dụng này là có thể lưu trữ thông tin dưới dạng viết hoặc hình ảnh, có thể chia sẻ thông tin ghi chép cho người khác, đặt thông báo cho ghi chép để nhắc nhở GV …

Hình 1.6 Mẫu ghi chú được thiêt kế trên google sheet.

Thang đo, bảng kiểm, rubric có thể được dùng cả trong quan sát hành vi quan sát quá trình và quan sát sản phẩm. Thang đo đòi hỏi người đánh giá chỉ ra mức độ biểu hiện của một phẩm chất hoặc một thuộc tính, còn bảng kiểm chỉ yêu cầu đánh giá thuộc tính đó có hay không. Để xây dựng thang đo, bảng kiểm và rubics GV cần xác định tiêu chí đo. Thông thường GV muốn phát triển cho HS phẩm chất năng lực gì thì thang đo, bảng kiểm, rubric sẽ có những tiêu chí đó. Như vậy, thông qua công cụ này HS tự nhận thấy được mục tiêu và yêu cầu cần đạt. Những tiêu chí của công cụ nói trên cũng chính là sự phân tích, phản hồi của người đánh giá dành cho người được đánh giá. Do đó trong quá trình xây dựng, GV phải đưa ra được những tiêu chí đo chính xác, phù hợp với mục tiêu đề ra.

29

Ví dụ khi cần đánh giá hoạt động thuyết trình, sản phẩm hoặc biểu hiện của phẩm chất náo đó của HS chúng ta có thể sử dụng kĩ thuật quan sát – phân tích với công cụ thang đo, bảng kiểm, rubric được thiết kế trên google forms như sau:

30

31

Kĩ thuật 321

Là một kĩ thuật dạy học quen thuộc với GV và HS được sử dụng như là một kĩ thuật đánh giá giúp thu thập thông tin phản hồi của nhóm báo cáo hoặc của từng cá nhân nhằm huy động sự tham gia tích cực của HS.

Với kĩ thuật 321, Gv chỉ cần dành một khoảng thời gian ngắn song vẫn có thể giúp HS tổng kết lại được những gì đã tìm hiểu được trong bài học, trong hoạt động. Kĩ thuật 321 có thể được sử dụng trong những trường hợp sau: Dùng để hướng dẫn HS nhận xét nhóm báo cáo, trình bày. Ví dụ, Em hãy nêu 3 điều tâm đắc, 2 điều chưa tốt và 1 ý kiến cải tiến cho phần sản phẩm của nhóm bạn vừa trình bày? GV cũng có thể tổ chức cho HS tự củng cố sau khi kết thúc chủ đề/bài học. Ví dụ, EM hãy nêu 3 điều hài lòng, 2 điều chưa hài lòng và một ý tưởng để cải thiện bài học hôm nay? Để thu thập được nhiều thông tin từ HS trong thời gian nhanh nhất, GV có thể sử dụng google form để thu thập tất cả câu trả lời của HS.

Kỹ thuật vấn đáp

Vấn- đáp (còn gọi là hỏi -đáp) là phương pháp GV đặt câu hỏi và HS trả lời câu hỏi (hoặc ngược lại), nhằm rút ra các kết luận, những tri thức mới mà HS cần nắm vững, hoặc nhằm tổng kết, củng cố, kiểm tra mở rộng, đào sâu những tri thức mà HS đã học. Kĩ thuật vấn đáp cung cấp rất nhiều thông tin chính thức và không chính thức về HS. Hỏi - đáp là một phương pháp đặc trưng rất phổ biến sử dụng ở mọi lớp học và sau mỗi chủ đề dạy học. Đây là PPDH thường được sử dụng nhiều nhất.

Việc làm chủ, thành thạo các kĩ thuật đặt câu hỏi đặc biệt có ích đối với GV khi tiến hành đánh giá, nhất là khi cần ôn lại một chủ đề trước đó, suy nghĩ về một chủ đề mới, xem HS có hiểu bài hay không và thu hút sự chú ý

32

của một HS nào đó đang mất tập trung. Với việc sử dụng phương pháp vấn đáp, GV có thể thu thập được thông tin mình muốn mà không cần đến bất kì một loại đánh giá viết nào.

Kĩ thuật vấn đáp có một số ưu điểm nổi bật như: Kích thích tính tích cực, độc lập trong tư duy ở HS để tìm ra câu trả lời tốt nhất trong thời gian nhanh nhất; hình thành và phát triển cho HS năng lực ngôn ngữ: diễn đạt bằng lời nói; Nâng cao hứng thú học tập cho HS thông qua kết quả trả lời của các em; Giúp GV thu được tín hiệu ngược từ HS một cách nhanh gọn kể kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình, mặt khác GV có điều kiện quan tâm đến từng HS, đặc biệt là những HS giỏi và chậm tiến bộ; Tạo ra không khí hoạt động sôi nổi, sinh động cho giờ học. Sử dụng phương pháp hỏi đáp có thể đánh giá được các phẩm chất, các năng lực chung như: tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo và năng lực lịch sử.

Tuy nhiên việc lạm dụng kĩ thuật này cũng đưa đến một số tồn tại: Dễ làm mất thời gian ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp cũng như mất nhiều thời gian để soạn hệ thống câu hỏi. Hơn nữa nếu không khéo léo sẽ không thu hút được cả lớp mà chỉ dừng lại là cuộc đối thoại giữa GV và một HS.

Các công cụ sử dụng trong hỏi đáp là hệ thống các câu hỏi nhằm đánh giá phẩm chất, năng lực hoặc bảng các câu hỏi về các vấn đề của bài học.

Ví dụ: Bạn có thích học môn Lịch sử không? Vì sao? Trước khi học bài mới bạn có tìm hiểu bài học ở nhà không? Tìm hiểu những nội dung nào?...

Ví dụ về câu hỏi về chủ đề học: Bài 21 (Lịch sử 11), có thể đặt các câu hỏi: Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Vì sao phong trào được chia thành 2 giai đoạn phát triển 1885- 1888, 1888 – 1896? Nhận xét về đặc điểm nổi bật của hai giai đoạn phát triển đó? Vì sao bước sang giai đoạn 2 phong trào phát triển mạnh mẽ và quy tụ thành các trung tâm lớn? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

33

Bài 23: (Lịch sử 11): Nêu những sự kiện chứng tỏ Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động? Nêu những sự kiện chứng tỏ Phan Châu Trinh chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp cải cách?

Bài sơ kết lịch sử Việt Nam 1858 – 1918 (Lịch sử 11): Vì sao các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến 1819 diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại? Phân tích ý nghĩa của phong trào.

* Kĩ thuật bảng hỏi kiểm tra kiến thức nền

Bảng hỏi thường là những câu hỏi mở hoặc đóng hay đó là một bài trắc nghiệm đơn giản yêu cầu HS tiến hành trước khi bắt đầu một tiết học hay sang học một chương mới. Bảng hỏi kiến thức nền không chỉ giúp GV thu được thông tin về kiến thức HS đã chuẩn bị cho tiết học, bài học hay chương học mà còn giúp xác định được điểm bắt đầu hiệu quả nhất của một bài học mới phù hợp với từng đối tượng. Bên cạnh đó, kết quả thu được từ bài kiểm tra kiến thức nền sẽ giúp HS hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã tích lũy được liên quan đến bài học.

Ví dụ về bảng hỏi kiến thức nền: Bài 19,20 (lịch sử 11): Em có biết vì sao Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam? Nhân dân Việt Nam chiến đấu chống Pháp và giành được những thắng lợi tiêu biểu nào? Triều đình Nguyễn đã có vai trò gì trong lãnh đạo nhân dân chống Pháp 1858 – 1884? Vì sao nước ta bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp?

Bài 21 (Lịch sử 11): Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã tác động đến kinh tế, xã hội nước ta như thế nào?

Kĩ thuật sơ đồ tư duy

Trong những năm gần đây, sơ đồ tư duy là một kiểu “ghi chép” bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời những “từ khóa”, hình ảnh, đường nét, màu sắc với sự tư duy tích cực, nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng ý tưởng, tóm

34

tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa kiến thức của một chủ đề, cách giải một dạng bài tập,…

Với đặc trưng của môn khoa học xã hội, GV có thể hướng dẫn HS sử dụng sơ đồ tư duy trong KTĐG với nhiều hoạt động khác nhau như: Tóm tắt nội dung chủ đề trước hoặc sau khi học; Trình bày tổng quan một chủ đề; Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay thuyết trình một sản phẩm; tìm kiếm, thu thập, sắp xếp các ý tưởng, thông tin, dữ liệu cho các dự án, tình huống học tập; cách thức ghi chép khi thực hiện hoạt động thảo luận nhóm, lớp…

Ưu điểm khi sử dụng sơ đồ tư duy trong KTĐG quá trình là:

- Có thể khái quát, bổ sung, phát triển, sắp xếp lại ý tưởng trình bày.HS được luyện tập, củng cố, sắp xếp các ý tưởng, tư duy khác nhau.

- Định hướng tư duy liên quan đến nội dung học tập mở ra ngay từ đầu. - Hình dung, tưởng tượng mối quan hệ với nội dung của chủ đề rõ ràng.

* Kĩ thuật ma trận dấu hiệu đặc trưng

Kĩ thuật ma trận dấu hiệu đặc trưng là kĩ thuật đánh giá kĩ năng đọc và phân tích các thông tin, kiến thức quan trọng trong bài học của HS. Mục đích nhằm xác định được kĩ năng nhận biết, phân biệt các nội dung/khái niệm tương đối giống nhau của HS, đồng thời giúp HS xác định được sự khác biệt giữa các khái niệm đó. Trong lịch sử có rất nhiều các khái niệm, nội dung, sự kiện tương đồng, HS dễ nhầm lẫn. Do vậy, kĩ thuật ma trận dấu hiệu đặc trưng có ưu điểm lớn trong việc phát triển năng lực lịch sử. Ví dụ: Trong phần lịch sử Việt Nam lớp 11, HS hay nhầm lẫn giữa Phan Bội Châu và Phan

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật đánh giá quá trình trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường trung học phổ thông (Trang 32 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)