Vai trò, nghĩa của việc vận dụng một số kĩ thuật đánh giá quá trình trong dạy

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật đánh giá quá trình trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường trung học phổ thông (Trang 48 - 51)

8. Cấu trúc luận văn

1.1.4. Vai trò, nghĩa của việc vận dụng một số kĩ thuật đánh giá quá trình trong dạy

quá trình trong dạy học lịch sử trường THPT

* Đối với GV:

Thông qua ĐGQT, giúp GV hiểu rõ việc học tập của HS, phát hiện được những điểm mạnh và thiếu sót của HS để tiếp tục phát huy hoặc điều chỉnh sửa chữa, bổ sung. Thông qua đó góp phần củng cố kiến thức, hình thành và phá triển năng lực phẩm chất cho HS.

Nhờ hoạt động đánh giá này, GV tự đánh giá được năng lực sư phạm của bản thân, thấy được những thành công và những vấn đề cần rút kinh nghiệm. GV có thể kiểm chứng mục tiêu đã đặt ra có thực hiện được hay không, từ đó có những phương pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ thông.

* Đối với HS: để tiến hành ĐGQT, GV vận dụng một số kỹ thuật đánh giá HS để biết được khả năng tiếp thu kiến thức, phát hiện những nguyên nhân sai sót để điều chỉnh hoạt động học, qua đó phát triển được kỹ năng tự đánh giá để nhận ra sự tiến bộ của mình, tự nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, rèn luyện, có thêm niềm tin vào khả năng của bản thân, tự KTĐG thường xuyên trong suốt quá trình học tập. Với vai trò đó, sử dụng một số kỹ thuật ĐGQT có ý nghĩa với HS trên các mặt kiến thức, năng lực và phẩm chất. Cụ thể:

41

Thứ nhất, giúp HS chủ động, tích cực nghiên cứu bài học chiếm lĩnh kiến thức mới và ghi nhớ kiến thức cũ sâu sắc hơn. Với quan điểm/triết lí đánh giá là học tập, vì học tập, ĐGQT được xem như một hoạt động học tập để xem xét và theo dõi sự tiến bộ của HS, cho nên ĐGQT giúp HS vừa lĩnh hội, vừa củng cố tri thức mới…, qua đó làm giàu tri thức của bản thân HS. Sử dụng kỹ thuật ĐGQT học tập giúp HS nắm vững kiến thức lịch sử trên các mức độ ghi nhớ, biết, hiểu, vận dụng. Ví dụ: Sử dụng kỹ thuật ĐGQT như ma trận trí nhớ, hồ sơ người nổi tiếng, kiểm tra kiến thức nền... HS có thể tự đánh giá được kết quả học tập của bản thân. Với đặc điểm tâm lí HS ở lứa tuổi THPT, HS đã có thể nhận biết và phân loại trong trí nhớ: kiến thức nào cần phải ghi nhớ từng câu từng chữ, kiến thức nào cần hiểu mà không cần nhớ máy móc, kiến thức nào là trọng tâm, kiến thức nào là nâng cao, mở rộng... Các kỹ thuật ĐGQT tạo điều kiện để GV tiến hành thường xuyên đánh giá kết quả học tập của HS, qua đó tìm ra những lỗ hổng thiếu sót về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS trong từng bài học. Ví dụ: Kỹ thuật “bài tập một phút” sẽ giúp HS biết phân biệt kiến thức trọng tâm với kiến thức mở rộng...

Thứ hai, sử dụng những kĩ thuật ĐGQT, HS hiểu rõ vấn đề, sự kiện lịch sử với đúng bản chất của nó. Với việc sử dụng một số kỹ thuật đánh giá vào tổ chức hoạt động học tập, GV định hướng, giúp đỡ HS nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề, sự kiện lịch sử một cách sâu sắc trên nhiều góc độ để tìm ra nguyên nhân, ý nghĩa hay bản chất của sự kiện.

Thứ ba kĩ thuật đánh giá tạo điều kiện cho HS phát huy năng lực vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực sáng tạo, sáng tạo, tự học,... Khi vận dụng một số phương pháp này trong dạy học đòi hỏi HS có sự liên hệ, vận dụng vận dụng linh hoạt nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau hoặc vận dụng chính những kiến thức vừa học để

42

thực hiện nhiệm vụ mà GV yêu cầu, thực chất là GV tiến hành KTĐG kiến thức của HS.

Hình thành và phát triển phẩm chất cho HS: vận dụng những kĩ thuật ĐGQT giúp HS rèn luyện tinh thần vượt khó vươn lên trong lao động, học tập – một biểu hiện của chất chăm chỉ. Những phương pháp đánh giá mới này đòi hỏi tinh thần chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập của HS. Đối với những nhiệm vụ học tập khó, HS cần phải kiên trì nhẫn nại để nghiên cứu, suy nghĩ tìm ra câu trả lời. Bên cạnh đó, việc vận dụng những kỹ thuật ĐGQT góp phần nâng cao tinh thần hợp tác, thái độ tôn trọng bạn bè.

Ngoài ra còn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của bài học. Khi vận dụng các kĩ thuật đánh giá mới, HS có cơ hội được trình bày, thể hiện quan điểm, thái độ của các em với những vấn đề lịch sử, nhân vật lịch sử, từ đó góp phần bồi dưỡng năng lực, phẩm chất cho các em. Với những kĩ thuật ĐGQT, HS được phát huy tính tích cực, chủ động trong việc nghiên cứu, phân tích và đưa ra những quan điểm của mình với những sự kiện, vấn đề lịch sử quan trọng. Thái độ kính yêu, căm thù, cảm thông qua các sự kiện lịch sử hay qua một nhân vật được chính HS tìm hiểu, khám phá và trình bày quan điểm cá nhân sẽ góp phần khắc sâu kiến thức bài học trong tâm trí các em. Ví dụ: Khi GV vận dụng kĩ thuật lập hồ sơ người nổi tiếng vào KTĐG quá trình học tập của HS thông qua việc GV giao nhiệm vụ cho HS lập hồ sơ nhân vật Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trung Trực, Hoàng Hoa Thám, ... trong quá trình HS tìm hiểu thông tin về nhân vật lịch sử mà chính các em ngưỡng mộ, yêu quí, các em sẽ thấy hứng thú với nhiệm vụ, sẽ chủ động tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của GV. Các em biết được những công lao, những đóng góp to lớn của các nhân vật lịch sử. Qua đó, HS không chỉ nắm chắc kiến thức lịch sử mà lòng biết ơn với những người có công với đất nước, xúc cảm với quê hương, lòng tự hào dân tộc ngày càng sâu đậm ở mỗi em HS. Tuy nhiên, cần nhận thức rằng, những kĩ thuật ĐGQT này ngoài những ưu điểm như trên, còn

43

có những điểm chưa hoàn hảo. Nếu áp dụng một cách tràn lan mà không tính đến mục đích, yêu cầu, nội dung và đối tượng HS cụ thể, không phối hợp với các phương pháp đánh giá mới, không coi trọng vai trò của GV... thì chẳng những không nâng cao được chất lượng đánh giá mà còn làm cho hiệu quả trở nên kém chất lượng dẫn tới phản tác dụng. Vận dụng kĩ thuật đánh giá nào cho phù hợp với từng loại bài học, cách bố trí không gian lớp học, thời gian làm việc theo nhóm, trình độ HS, điều kiện cơ sở vật chất... là những vấn đề GV cần lưu ý trong quá trình vận dụng.

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật đánh giá quá trình trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường trung học phổ thông (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)