Cơ sở xuất phát của việc sử dụng kĩ thuật ĐGQT trong DHL Sở trường THPT

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật đánh giá quá trình trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường trung học phổ thông (Trang 27 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.1.2. Cơ sở xuất phát của việc sử dụng kĩ thuật ĐGQT trong DHL Sở trường THPT

ở trường THPT

* Mục tiêu môn học lịch sử theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS

Bộ môn lịch sử ở trường THPT có mục tiêu là trang bị cho HS kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam từ cội nguồn đến nay để hiểu rõ sự phát triển đi lên của lịch sử xã hội loài người và dân tộc. Đồng thời, góp phần hình thành và phát triển cho HS năng lực chung cốt lõi (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo…) và năng lực lịch sử (gồm các năng lực thành phần: tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học). Bên cạnh đó còn giáo dục HS năm phẩm chất, đặc biệt là lòng yêu nước, tinh thần dân tộc chân chính, niềm tự hào về truyền thống lịch sử của quê hương, đất nước; phát triển các giá trị nhân văn, nhân ái, trung thực; tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, sẵn sàng tham gia xây dựng và

20

bảo vệ Tổ quốc; có tinh thần khai phóng và cởi mở để chủ động hội nhập quốc tế, tiếp thành tựu và tinh hoa văn hóa nhân loại; yêu hòa bình, tôn trọng sự khác biệt, hữu nghị và hợp tác. Để thực hiện được mục tiêu của bộ môn lịch sử trường THPT nhằm đáp ứng yêu cầu của giáo dục tổ chức DHLS phải căn cứ vào mục tiêu bộ môn, của từng chương, từng bài, lựa chọn cách thức, phương pháp thực hiện. Chính vì vậy, khi lựa chọn phương tiện, công cụ hỗ trợ học tập và KTĐG đối với môn lịch sử cần tìm hiểu mục tiêu của môn học đó để lựa chọn phù hợp và áp dụng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Trong đề tài này, các kĩ thuật ĐGQT được xem như một công cụ hỗ trợ người học trong ĐGQT học tập. Chính vì vậy, sử dụng khi sử dụng kĩ thuật ĐGQT, GV phải căn cứ vào mục tiêu của môn học, mục tiêu bài học về kiến thức, năng lực, phẩm chất của người học, để chọn lọc sử dụng các kĩ thuật ĐGQT phù hợp. Có như vậy kĩ thuật ĐGQT mới thực sự trở thành công cụ hỗ trợ hiệu quả trong dạy học và KTĐG HS.

Căn cứ vào Chương trình GDPT 2018, mục tiêu của chương trình giáo dục THPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS nói chung cần nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để chuẩn bị cho chương trình SGK mới, nâng cao chất lượng KTĐG kết quả học tập nhất là đối với kì thi THPT Quốc gia; ban hành chương trình GDPT mới; hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa (SGK); xây dựng nội dung và tài liệu giáo dục địa phương; hướng dẫn tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới.

Chương trình môn Lịch sử quán triệt đầy đủ quan điểm, mục tiêu, định hướng chung về xây dựng và phát triển Chương trình GDPT tổng thể. Mục tiêu của chương trình môn Lịch sử nhằm giúp HS phát triển năng lực lịch sử, biểu hiện của năng lực khoa học đã được hình thành ở cấp THCS, góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, các phẩm chất, năng lực của người

21

công dân Việt Nam, công dân toàn cầu, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; giúp HS tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học lịch sử cũng như sự kết nối giữa sử học và các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác, tạo cơ sở để định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Thực tế, dạy học theo hướng phát triển năng lực ở trường phổ thông trong môn Lịch sử còn không phải là vấn đề mới. Mục tiêu của dạy học theo hướng phát triển năng lực trong môn Lịch sử không phải là hệ thống kiến thức, là khối lượng nội dung, biết thật nhiều… mà là phát huy những năng lực chung và năng lực lịch sử của HS để các em sống tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn và đáp ứng được những yêu cầu của xã hội đang thay đổi từng ngày. Nội dung kiến thức lịch sử là phương tiện để đạt được mục tiêu cuối cùng là hình thành cho học sinh những năng lực cốt lõi để giải quyết vấn đề thực tiễn đời sống. Vì vậy, GV cần phải lựa chọn nội dung dạy học và PPDH phù hợp... Mỗi khi dạy một vấn đề, một kiến thức nào đó, người GV cần xác định rõ dạy cái này để làm gì? Giúp ích gì cho người học? Kiến thức lịch sử này có thể vận dụng giải quyết tình huống nào trong cuộc sống? Học sinh cũng luôn phải đặt ra câu hỏi tương tự, tìm hiểu và trả lời. Sử dụng các kĩ thuật ĐGQT chính là thước đo để kiểm chứng các mục tiêu đó.

Như vậy, chương trình môn Lịch sử được xây dựng theo hướng phát triển năng lực người học. Dạy học phát triển năng lực trong môn Lịch sử vẫn coi trọng nội dung kiến thức. Nhưng nếu chỉ mình nội dung kiến thức chưa đủ; cần thay đổi cách dạy và cách học theo hướng HS chủ động tham gia kiến tạo nội dung kiến thức, vận dụng tri thức vào cuộc sống và hình thành phương pháp tự học, tự KTĐG để học suốt đời.

Để dạy học theo hướng phát triển năng lực đạt được mục tiêu đề ra, GV cần lưu ý lựa chọn những nội dung học tập, hình thức, PPDH và KTĐG, phương tiện dạy học tạo cơ hội thuận lợi cho HS trong việc khám phá, tìm tòi, khai thác kiến thức, lĩnh hội tri thức. Sử dụng các kĩ thuật ĐGQT là biện pháp

22

hữu hiệu để đổi mới PPDH và KTĐG, giúp cho HS chủ động chiếm lĩnh được kiến thức của môn học đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay.

* Đặc trưng môn lịch sử ở trường phổ thông

Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Đó là kết quả hoạt động của con người trong không gian và thời gian xác định, trong những điều kiện cụ thể. Do đó, khác với tri thức của nhiều bộ môn khoa học khác, tri thức lịch sử mang tính quá khứ; tính không lặp lại; tính cụ thể; tính hệ thống (tính logic lịch sử); tính thống nhất giữa “sử” và “luận”.

Sự kiện lịch sử chỉ xảy ra một lần duy nhất không bao giờ lặp, không thể trực tiếp quan sát, không thể làm thí nghiệm khôi phục lại giống như nó đã tồn tại. Đây là nét khác biệt cơ bản giữa tri thức lịch sử với tri thức của các bộ môn khoa học khác trong nhà trường phổ thông. Đặc điểm này đặt ra nhiệm vụ cho người giảng dạy lịch sử là làm thế nào để HS dễ dàng tưởng tượng, hình dung lại những sự kiện, hiện tượng đó đúng như nó từng tồn tại.

Lịch sử loài người và lịch sử dân tộc không chỉ diễn ra một cách rất phong phú, đề cập đến mọi vấn đề của đời sống xã hội loài người bao gồm cả chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật và giữa những nội dung tri thức đó lại có mối liên hệ nội tại chằng chịt, phức tạp. Yêu cầu đối với mỗi GV lịch sử khi cung cấp kiến thức cho HS không chỉ giúp HS hiểu những kiến thức cơ bản của khoa học lịch sử, ghi nhớ sự kiện mà điều quan trọng là trên cơ sở nắm vững sự kiện cơ bản của chương trình SGK, HS hiểu được bản chất của sự kiện, hiện tượng và rút ra quy luật và bài học kinh nghiệm của quá khứ với hiện tại. Kết quả của việc dạy và học lịch sử ở trường THPT không chỉ phụ thuộc vào phương pháp dạy của GV, mà còn phụ thuộc vào phương pháp học của HS.

Học lịch sử không chỉ dừng lại ở việc HS nắm các sự kiện chung chung hay điểm qua một vài sự kiện chính, mà phải nhận thức được toàn bộ nội dung cơ bản của lịch sử xã hội loài người. Đặc biệt dạy học lịch sử còn nhằm

23

mục đích hình thành cho HS năng lực lịch sử và những năng lực phẩm chất cốt lõi. Năng lực lịch sử được đề cập trong chương trình GDPT tổng thể 2018 bao gồm 3 thành phần: Tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dung. Hay nói cách khác học lịch sử không chỉ “nhớ” (biết) mà phải đi đến hiểu biết, biết vận dụng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Với những đặc trưng trên, để HS nhận thức một cách toàn diện, GV phải biết kết hợp nhiều PPDH khác nhau phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh, phải sử dụng ĐGQT như một phương pháp dạy học hướng tới mục tiêu thúc đẩy hiệu quả dạy – học.

* Yêu cầu đổi mới PPDH và KTĐG phát huy tính tích cực chủ động của HS

Theo Leibniz “người làm chủ giáo dục có thể thay đổi thế giới”. Tại Việt Nam, Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) luôn được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho tăng trưởng và phát triển. Hiện nay, trước những tác động đa chiều của xu thế toàn cầu hóa, của hội nhập quốc tế, của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đặc biệt là của xu thế đổi mới giáo dục trên thế giới, Việt Nam cần phải đẩy mạnh và hiệu quả hơn nữa việc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Chương trình GDPT 2018 đã xác định mục tiêu của GDPT là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để làm được điều đó đòi hỏi phải tiến hành đổi mới một cách đồng bộ nội dung, chương trình, SGK, hình thức, PPDH và KTĐG.

Để đạt được mục tiêu trên, GV cần tổ chức đa dạng hóa các hình thức, phương pháp học tập và KTĐG để tạo điều kiện cho HS được hoạt động tích

24

cực, tự khám phá kiến thức, tự đánh giá, rút ra kết luận dưới sự hướng dẫn, điều khiển của GV, phải hướng tới tăng cường sự tương tác, phối hợp giữa người dạy với người học và giữa người học với nhau, tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, kĩ thuật dạy học hiện đại đặc biệt ứng dụng hiệu quả những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT) vào việc đổi mới PPDH và KTĐG, phải thực hiện thường xuyên ĐGQT tạo động lực học, tạo điều kiện cho HS bộc lộ hết khả năng của bản thân, rèn luyện năng lực tự học, tự KTĐG, độc lập sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức, hình thành năng lực, phẩm chất.

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật đánh giá quá trình trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường trung học phổ thông (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)