1 2.2 Mục tiêu cụ thể
3.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HUYỆN TRÀ ÔN:
3.1.1. Vị trí địa lý:
Huyện Trà Ôn nằm cặp sông Hậu cách thành phố Vĩnh Long 47km vềđường bộ, phía Tây Bắc giáp huyện Tam Bình, Phía Tây Nam giáp Huyện Bình Minh và Thành Phố Cần Thơ. Toàn Huyện có 13 xã và 01 thị trấn gồm có 32,689 hộ, dân số
156,450 người. Trong đó, hộ dân tộc: 1,108 hộ chiếm 3.39% so số hộ toàn huyện tập trung chủ yếu ở 02 xã Tân Mỹ và Trà Côn.
3.1.2. Dân số lao động và việc làm:
Huyện Trà Ôn có diện tích tự nhiên 25,837 ha, diện tích đất nông nghiệp 21,716 ha, diện tích cây hàng năm 13,000 ha, diện tích cay lâu năm 8,613 ha. Toàn Huyện hộ thành thị 2,338 hộ chiếm 7.15% và hộ nông thôn 30,351 hộ chiếm 92.85% so tổng số hộ toàn Huyện
3.1.3. Đặc điểm kinh tế và xã hội:
Huyện Trà Ôn là 01 Huyện vùng sâu vùng xa của Thành Phố Vĩnh Long là vùng căn cứ kháng chiến cũ, trãi qua bao cuộc chiến tranh ác liệt đã tổn thất nhiều về người và của. Qua bao thời gian hàn gắn vết thương xây dựng lại quê hương đến nay tình hình kinh tế xã hội đã từng bước đi lên và phát triển. Trong năm 2008 tổng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 644,430 triệu tăng 4.56% so với năm 2007, giá trị công nghiệp xây dựng đạt 144,760 triệu tăng 17.52%, giá trị thương mại dịch vụ 299,370 triệu tăng 14.13%, thu nhập bình quân đầu người 2008: 5.9 triệu
đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo 5,530 hộ chiếm 16.81% so với tổng số hộ toàn huyện.
3.2.MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA NHNo & PTNT HUYỆN TRÀ ÔN: 3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi Nhánh NHNo&PTNT Huyện Trà Ôn:
Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Trà Ôn là một trong những NHTM trực thuộc sự quản lý của NHNo&PTNT Tỉnh Vĩnh Long được thành lập vào ngày 26/03/1988 trụ sở đặt tại 30B – Gia Long – Thị trấn Trà Ôn bao gồm ngân hàng và 03 Phòng giao dịch đặt tại trung tâm các xã Hòa Bình, Hựu Thành và Vĩnh Xuân.
Trong giai đoạn mới thành lập tình hình hoạt động của NHNo&PTNT huyện Trà Ôn gặp rất nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, dịch vụ chưa phát triển, đa số cán bộ ngân hàng ở trình độ sơ cấp và trung cấp, tình hình tài chính còn gặp khó khăn. Mặt khác, trong giai đoạn này cơ sở pháp lý chưa đồng bộ, hiệu lực pháp chế
thấp, đến nay NHNo&PTNT huyện Trà Ôn từng bước chuyển hướng vào hoạt động trong một cơ chế thị trường đầy năng động và đã có những chuyển biến tích cực trưởng thành và vượt bậc phát triển đi lên thực sự ở thị trường nông nghiệp nông thôn.
HÌNH 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC
Qua sơ đồ cơ cáu bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Huyện Trà Ôn nhìn chung gọn nhẹ, đảm bảo tính linh hoạt và nhanh chóng trong vấn đề giải quyết công việc phù hợp và đáp ứng được nhu cầu phục vụđầu tư phát triển kinh tế của địa phương, xã hội của nền kinh tế thị trường. Hiện nay, NHNo&PTNT Huyện Trà Ôn bao gồm 48 cán bộ công nhân viên chức đều được đưa đi đào tạo quy trình nghiệp vụ chếđộ
thể lệ quy tắc điều hành, luôn được cũng cố và phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ
nên quá trình công tác rất thuận lợi và nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu thị
trường. GIÁMĐỐC P.Giám Đốc Phòng Tín Dụng Tổ Tín Dụng P. Giám Đốc Phòng k.toán& Ngân quỹ Tổ k.toán & Ngân quỹ Giám Đốc
Phòng giao dịch Kiểm soát viên Phó Giám Đốc
Phòng Giao Dịch
Tổ Kế Toán Tổ Tín Dụng
3.2.2. Chức năng của từng phòng ban:
+ Giám Đốc: Chịu trách nhiệm chung về lãnh đạo điều hành họat động kinh doanh, tài chính trong toàn chi nhánh Huyện.
Xây dựng phương án kế hoạch kinh doanh theo mục tiêu, định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam và của NHNo&PTNT Tỉnh Vĩnh Long đề ra.
Tổ chức triển khai và thực hiện có hiệu quả các giải pháp kinh doanh đến tất cả
cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh.
Ký duyệt các hợp đồng tín dụng theo thẩm quyền ký duyệt của Giám Đốc.
Được quyền đề bạt, ra quyết định về tổ chức, kỹ luật, khen thưởng các cán bộ
công nhân viên thuộc NH cấp huyện.
+ Phó Giám Đốc: Có trách nhiệm hổ trợ cùng Giám Đốc về các nghiệp vụ cụ thể
trong tổ chức, tài chính, thẩm định, huy động vốn. + Phòng tín dụng và tổ tín dụng:
- Trực tiếp giao dịch với khách hàng, kiểm tra phương án xin vay vốn, phân tích, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình Giám Đốc ký duyệt các hợp đồng tín dụng.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn.
- Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ tín dụng đầu tư, trình lên Giám Đốc để lập kế họach cụ thể.
- Tham mưu đề xuất về chiến lược khách hàng, nắm bắt thị trường, các vấn đề
liên quan đến hoạt động kinh doanh một cách kịp thời.
- Tổ chức kiểm tra công tác tín dụng của chi nhánh, thực hiện chế độ thông báo, báo cáo theo quy định.
+ Phòng kế toán và ngân quỹ:
-Tổ chức hạch toán - kế toán các nghiệp vụ phát sinh đảm bảo đúng nguyên tắc chếđộ quy định.
- Quản lý theo dõi các tài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra, kiểm soát chứng từ trước quỹ.
- Theo dõi quản lý tài sản, xây dựng cơ bản, công cụ lao động, chi tiêu tài chính… theo đúng chế độ. Tham mưu đề xuất các vấn đề liên quan về nghiệp vụ kế
toán. Phối hợp với các phòng chuyên môn để thực hiện tốt họat động kinh doanh. - Tổ chức kiểm tra công tác kế toán- ngân quỹ tại chi nhánh; thực hiện chế độ
thông tin báo cáo theo quy định.
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Ban Giám Đốc. + Kiểm soát viên:
- Thực hiện chương trình kế họach kiểm tra kiểm soát hàng tháng, quý năm do phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộđề ra.
- Thực hiện kiểm tra giám sát việc chấp hành nguyên tắc, chế độ, thể lệ và công tác kế toán, tài chính, ngân quỹ, tín dụng…
- Được Giám Đốc ủy quyền thực hiện công tác tiếp dân, nhận và trả lời những
đơn thư kiếu nại tố cáo của công dân.
- Thực hiện một số mặt công tác khác theo ủy quyền của Giám Đốc.
3.3. QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CHO VAY
Bước 1: Cán bộ tín dụng tiếp nhận đơn xin vay và hướng dẫn hồ sơ vay vốn nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn .
Cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn cho khách hàng làm hồ sơ vay vốn . Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. Ngân hàng kiểm tra hồ sơ phản ánh tính đầy đủ
chân thực hợp nhất và tính thống nhất.
Bước 2:Thẩm định tín dụng ( hồ sơ vay vốn, điều tra, thu nhập và tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương án vay vốn ).
- Phỏng vấn khách hàng vay
- Kiểm tra thực tếđối với khách hàng vay vốn
- Đánh giá khách hàng, tập trung vào các nội dung: tư cách pháp nhân ( hồ sơ
pháp lý ), cách thức, khả năng, kinh nghiệm, tổ chức quản lý và điều hành. Uy tín của khách hàng và người điều hành, uy tín, lợi thế kinh doanh và các thông tin khác.
- Thẩm định phương án vay vốn và trả nợ của khách hàng như: nhu cầu vay vốn, mục đích vay, tổng nhu cầu vốn cho phương án kinh doanh.
- Xác định khả năng rủi ro và biện pháp phòng ngừa. NH sẽ xem xét rủi ro từ
sự thay đổi của chính sách và cơ chế của nhà nước; rủi ro có thể phát sinh từ khách hàng, thị trường, giá cả, tỉ lệ lạm phát hoặc từ các nguyên nhân khác.
- Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay ( nếu có): chất lượng tài sản đảm bảo, khả năng chuyển thành tiền, thị trường tiêu thụ. Xác định giá trị tài sản đảm bảo.
Bước 3: Phê duyệt và ký hợp đồng tín dụng.
- Phê duyệt khoản vay: trên cơ sở tài liệu thu nhập được, nếu khoản vay đã phê duyệt thì cấp có thẩm quyền: Trưởng phòng, phó phòng, ... phải phê duyệt bằng văn bản sau đó NH sẽ thông báo cho khách hàng kết quả dược phê duyệt để làm các thủ tục kế tiếp.
- Hoàn thiện thủ tục và kí hợp đồng tín dụng: NH sẽ bổ sung những tài liệu
được yêu cầu từ văn bàn phê duyệt khoản vay, lập sáp nhập vào bộ hồ sơ đã được hoàn thiện để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chính thức trên cơ sở các hợp đồng
được CBTD lập, người có thẩm quyền sẽ cùng với khách hàng ký hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay ( nếu có ). NH thông báo cho cơ quan quản lý về tài sản đảm bảo tiền vay, mở hồ sơ cho khách hàng và lưu hồ sơ gốc.
Bước 4: Giải ngân theo hợp đồng tín dụng đã được ký.
Để ngân hàng hướng dẫn cho khách hàng làm thủ tục rút tiền vay. Khi khách hàng rút tiền vay thì NH phải kiểm tra lại như: mục đích sử dụng vốn vay trên chứng từ rút tiền vay như hợp đồng, hoá đơn mua vật tư thiết bị, biên bản giao nhận hàng, phiếu nhập kho, biên bản thanh lý hợp đồng, bảng thanh toán tiền lương, giấy tạm
ứng, các chứng tứ thanh toán: uỷ nhiệm chi,…trên cơ sở đó lập giấy nhận nợ, chứng từ giải ngân, phê duyệt và thực hiện giải ngân.
Bước 5: Kiểm tra, giám sát khoản vay, của khách hàng và tiến hành thu nợ
hoặc xử lý nợ có vấn đề.
- Kiểm tra việc khách hàng rút vốn vay theo định kỳ ( nếu khách hàng rút tiền theo định kỳ). NH sẽ xem xét tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh, tình trạng đảm bảo tiền vay, tình hình thực hiện các cam kết, nguồn thu và khả năng trả nợ của khách hàng. Cũng có thể NH kiểm tra đột xuất nếu thấy cần thiết, mổi lần kiểm tra, cán bộ NH sẽ lập báo cáo về tình hình thực hiện khoản vay
của khách hàng. Nếu các khoản vay của khách hàng có dấu hiệu nghi ngờ hoặc có bằng chứng gặp khó khăn trong kinh doanh thí cán bộ sẽ lập tờ trình, trình lên cấp trên để xử lý và có thể xử lý theo các hướng như: chấm dứt hẳn việc cho vay hoặc là thu hồi nợ trước hạn một phần hay toàn bộ hoặc có thể xử lý bằng cách gia hạn nợ,
điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn hoặc thay đổi tài sản đảm bảo tiền vay.
- Thu nợ
CBTD sẽ đôn đốc khách hàng để đảm bảo kế hoạch thu nợ cả gốc lẫn lãi dống thời phải lập và gửi thông báo nợ đến hạn cho khách hàng trước mọi kỳ hạn trả
nợ.
- Xử lý nợ có vấn đề
Nếu như khách hàng không thực hiện được việc trả nợ gốc và lãi theo thoả
thuận trong hợp đồng tín dụng thì NH có thể xử lý như sau: + Chuyển sang nợ quá hạn
+ Thu nợ bằng việc xử lý tái sản đảm bảo + Khởi kiện trước pháp luật
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Làm thủ tục giải chấp tài sản đảm bảo tiền vay
- Tất toán tiền vay, CBTD sẽ lập bảng đối chiếu và thông báo tất toán khoản vay cho khách hàng
- Tổng kết và lưu trữ hồ sơ khoản vay sau khi tất toán khoản vay, CBTD phải tổng kết và lập báo cáo tổng kết khoản vay. Trên cơ sở đó, cập nhật những thông tin về tất toán khoản vay và tổng kết khoản vay, lưu trữ hồ sơ (phải vào danh mục hồ sơ
lưu trử, phải có biên bản bàn giao cho bộ phận lưu trữ).
3.4. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG:
- Nhận tiền gởi vào tài khoản, nhận TGTK bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
- Cho vay ngắn hạn và trung – dài hạn bằng đồng Việt Nam - Cho vay xuất khẩu lao động
- Kinh doanh dịch vụ ngoài tín dụng như: thực hiện chi lương qua thẻ ATM, đây là dịch vụ dựđịnh trong thời gian tới của NH.
- Dịch vụ union western, chuyển tiền, bảo lãnh…
3.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT HUYỆN
TRÀ ÔN
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN QUA 03 NĂM (2007 – 2009)
Trong kinh doanh để đánh giá một tổ chức kinh tế nào đó hoạt động có hiệu quả
hay không thì ta dựa vào yếu tố lợi nhuận là chủ yếu và cũng không ngoại trừ hoạt
động của NH. NHTM là một tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ và trong quá trình hoạt động nó cũng đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu.
BẢNG 1 :KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 03 NĂM (2007 - 2009)
Đơn vị tính: triệu đồng
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Thu HĐKD 35,712 36,652 49,797 940 2.63 13,145 35.86 Thu nghiệp vụ 464 740 2,672 276 59.48 1,932 261.08 Tổng doanh thu 36,176 37,392 52,469 1,216 62.11 15,077 296.95 Chi HĐKD 21,919 22,550 35,050 631 2.88 12,500 55.43 Chi nghiệp vụ 1,685 1,888 2,319 203 12.03 431 22.85 Tổng chi phí 23,604 24,438 37,369 428 3.53 12,931 78.29 Lợi nhuận 12,572 12,954 15,100 788 58.58 2,146 218.66
(Nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT Huyện Trà Ôn)
Qua bảng số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Trà Ôn cho thấy một sự phát triển tốt trong hoạt động kinh doanh của NH, thu nhập và lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2007 lợi nhuận đạt 12,752 triệu đồng sang năm 2008 đạt 12,954 triệu tăng 788 triệu đồng tương ứng tăng 58.58% đến năm 2009 đạt 15,100 triệu đồng tăng 2,146 triệu đồng tương ứng tăng 218.66%. Tuy đạt và vượt kế hoạch nhưng tỷ trọng nguồn thu khác vẫn chưa cao
đều này chứng tỏ việc mở thẻ ATM và việc thanh toán qua NH còn rất ít, hơn 98% là nguồn thu chủ yếu từ việc cho vay. Đồng hành cùng với doanh thu thì chi phí cũng tăng lên cụ thể là năm 2007 chỉ 23,604 triệu đồng sang năm 2008 tăng lên
24,483 triệu đồng tăng 428 triệu đồng tương ứng tăng 3.53% đến năm 2009 tăng lên 37,369 triệu đồng tăng 12,931 triệu đồng tương ứng tăng 78.29%. Đạt được kết quả
như trên là do nổ lực của tập thể cán bộ công nhân viên từ Ban Giám Đốc NHNo&PTNT huyện Trà Ôn đến nhân viên nghiệp vụ. Bên cạnh đó, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Giám Đốc, Đoàn thể từ đó tạo ra bước đột phá vào những tháng cuối năm để NH hoàn thành và vượt kế hoạch tài chính được giao một cách xuất sắc. NH còn mở rộng tín dụng theo đúng định hướng, chất lượng tín dụng được giữ vững và ngày một nâng cao, thu đúng thu đủ và tiết giảm các khoản chi phí không hợp lý, đảm bảo thu nhập đủ chi lương cho cán bộ công nhân viên theo quy
định mới và tích lũy quỹ lương cao hơn. Một nguyên nhân mà chi phí tăng cao là do NH mở rộng việc kinh doanh nhu cầu máy móc thiết bị, phương tiện đi lại… nên chi phí tăng lên. Tuy nhiên doanh thu tăng vượt hơn so với chi phí nên lợi nhuận của NH ngày càng cao, chứng tỏ NH hoạt động có hiệu quả.
Tóm lại, hoạt động kinh doanh của NH qua ba năm đều đạt kết quả rất tốt. Tuy nhiên, NH cần có những biện pháp tích cực hơn để gia tăng thu nhập và giảm thiểu