1 2.2 Mục tiêu cụ thể
3.7. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI
3.7.1. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngắn hạn
Mở rộng việc huy động vốn, quan tâm giữ vững quan hệ với khách hàng truyền thống. Xem xét để thiết lập thêm các Phòng giao dịch tại những nơi thích hợp để
có thể huy động nguồn vốn của những hộ có thu nhập cao tại các vùng nông thôn. Tranh thủ các nguồn vốn điều hòa từ trung ương để cân đối đủ nguồn vốn tín
dụng đáp ứng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Mở rộng mạng lưới kinh doanh ở những khu vực trọng điểm, đẩy mạnh tiến độ
cho vay các dự án phát triển sản xuất kinh doanh.
Nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung thu hồi nợ quá hạn, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, phối hợp các cấp, các ngành có liên quan để thu hồi nợ quá hạn, xử
lý nợ tồn động. Thường xuyên chỉđạo phân loại NQH để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.
Thực hiện việc mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ NH như: công tác thanh toán chuyển tiền điện tử, công tác thanh toán quốc tế, đặc biệt công tác thanh toán trực tiếp với người nước ngoài....Nhằm phục vụ tốt công tác thanh toán, chuyển tiền trong nước cũng như quốc tế. Phát triển các hình thức bảo lãnh nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng tham gia cả quốc doanh và ngoài quốc doanh.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn nhàn rỗi trên địa bàn bằng nhiều hình thức và lãi suất huy động theo quy định nhằm tăng cường nguồn quỹ cho vay phát triển kinh tếđịa phương.
Phấn đấu tăng cường nguồn vốn huy động tại địa phương tăng từ 20% đến 25% .
Định hướng dự nợ cho vay trên địa bàn huyện trong năm 2010 phải tăng từ
10% đến 15% .
3.7.2. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh dài hạn
Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xem xét và điều chỉnh sản xuất đầu tư
cho từng đối tượng “cây con giống” một cách hợp lý phù hợp với tình hình giá cả thị trường nhằm giúp cho hộ nông dân vay vốn thực hiện phương thức sản suất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
Nghiên cứu cho vay mô hình kinh tế hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất. Hoạt
động trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh vật liệu xây dựng, dịch vụ và các tổ hợp tác ngành nghề truyền thống của địa phương nhằm thu hút lao
động giải quyết việc làm và tăng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp cho huyện nhà. Tiếp xúc với các ngành liên quan đẩy mạnh cho vay xuất khẩu lao
động tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tăng thu nhập cho gia đình.
Ngoài việc cho vay sản xuất kinh doanh và dịch vụ sẽ tiếp tục đẩy mạnh cho vay phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như: Cho vay hạ thế điện, cho vay thủy lợi kết hợp với giao thông nông thôn, cho vay sửa chữa và xây dựng nhà ở, cho vay chương trình nước sạch góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Đẩy mạnh cho vay vốn trung hạn để mua sắm máy móc phục vụ nông nghiệp từng bước tiến tới sản xuất quy mô với năng suất và chất lượng cao.Toàn chi nhánh phấn đấu tăng trưởng dư nợ.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TRÀ ÔN
4.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG: 4.1.1. Phân tích tình hình huy động nguồn vốn
Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt thì trước hết phải có nguồn vốn dồi dào. Ðối với hoạt động NH cũng vậy, nguồn vốn hoạt động chủ
yếu là “đi vay để cho vay”.NHNo&PTNT huyện Trà Ôn là một NH chuyên phục vụ đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn của huyện, nhằm tác động tích cực phát triển kinh tế địa phương. Đáp ứng nhu cầu vốn vay càng cao quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn,
đặt ra công tác huy động vấn của NHNo&PTNT huyện Trà Ôn là vấn đề hết sức cấp thiết. Vì vậy, trong các năm qua chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trà Ôn đã tập trung và đưa ra các biện pháp tích cực nhằm thu hút nguồn vốn bằng cách huy
động tiền gửi trong dân cư, thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động như
tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu có mục đích, phát hành chứng chỉ tiền gửi và các hình thức huy động khác. Cùng với đó là thông tin khuyến khích cá nhân tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua NH, từđó thu hút nguồn vốn khá lớn để đầu tư cho vay phát triển kinh tếđịa phương.
Tuy nhiên trong những năm qua do tình hình kinh tế trong huyện xuất hiện những khó khăn lẫn thách thức với tất cả các lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp thương mại và cũng không ngoại trừ tài chính NH. Do đó làm
BẢNG 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA 03 NĂM (2007 - 2009) Đơn vi tính: triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % A. Vốn huy động 206,324 72.02 272,612 91.66 354,088 90.48 66,288 32.13 81,476 29.89 I. Nội tệ 201,089 70.19 267,013 89.78 347,375 88.76 65,924 32.78 80,362 30.10 1. TGTT 4,675 1.63 12,480 4.20 13,420 3.43 7,805 166.95 940 7.53 2. TGKB 39,676 13.85 34,288 11.53 28,430 0.07 (5,388) (13.58) (5,858) (17.08) 3. TGTK 130,704 45.62 192,707 64.79 274,755 70.21 62,003 47.44 82,048 42.58 Không kỳ hạn 10,581 3.69 17,345 5.83 14,580 3.73 6,764 63.93 (2,765) (15.94) Có kỳ hạn 120,123 41.93 175,362 58.96 260,175 66.48 55,239 45.99 84,813 48.36 4. GTCG 26,034 0.91 27,538 9.26 30,770 7.86 1,504 5.78 3,232 11.74 II. Ngoại tệ 5,235 1.83 5,599 1.88 6,713 1.72 364 6.95 1,114 19.90 1. Không kỳ hạn 240 0.08 42 0.01 150 0.04 (198) (82.50) 108 257.14 2. Có kỳ hạn 4,995 1.74 5,557 1.87 6,563 1.68 562 11.25 1,006 18.10 B. Vốn điều chuyển 80,159 27.98 24,807 8.34 37,267 9.52 (55,352) (69.05) 12,460 50.23 Tổng cộng: 286,483 100 297,419 100 391,355 100 10,936 3.82 93,936 31.58
Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Trà Ôn qua 03 năm điều tăng nhằm đảm bảo hoạt động cho vay của NH, đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của người dân trên địa bàn huyện.
Tổng nguồn vốn hoạt động của NH trong năm 2007 là 286,483 triệu đồng sang năm 2008 là 297,419 triệu đồng tăng 3.82% và đến năm 2009 đạt 391,355 triệu đồng tăng 31.58%. Nhìn chung, tổng nguồn vốn hoạt động có tăng và tăng vượt bậc trong năm 2009 do cán bộ ngân hàng đã phát huy hết mạng lưới của Phòng giao dịch được đặt tại các xã để huy động vốn. Sự tăng trưởng này giúp cho NH vừa đảm bảo hoạt động được liên tục, vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho người dân. Nguyên nhân mà NH tăng vốn hoạt động lên đó là do nhu cầu vốn của khách hàng ngày càng tăng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh hay phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Được thể hiện qua biểu đồ sau:
80,159 206,324 286,483 24,807 272,612 297,419 37,267 354,088 391,355 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 1 2 3 B. Vốn điều chuyển Vốn huy động Tổng cộng
HÌNH 4: BIỂU ĐỒ BIỂU HIỆN NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG QUA 03 NĂM (2007 – 2009)
4.1.1.1. Vốn huy động:
Sự gia tăng nguồn vốn hoạt động chủ yếu là do sự gia tăng nguồn vốn huy động trên địa bàn. Ta thấy vốn huy động năm 2007 là 206,324 triệu đồng chiếm 72.02% tổng nguồn vốn, đến năm 2008 đạt 272,612 triệu đồng chiếm 91.66% tổng nguồn vốn, sang năm 2009 đạt đến 354,088 triệu đồng chiếm 90.48% tổng nguồn vốn. Cụ thể như sau:
NH có thể huy động từ phát hành từ các giấy tờ có giá ngắn hạn và có kỳ hạn. Các giấy tờ có giá với mục đích thu hút nguồn vốn nhanh chóng để phục vụ cho việc kinh doanh của NH.
Bên cạnh tiền gửi kho bạc thì tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn bằng cách mở tài khoản cho khách hàng gọi là tài khoản thanh toán. Tài khoản này mở cho các khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu thanh toán qua NH như thực hiện các khoản chi trả trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Nhưng đây là loại tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần báo trước nên NH khó có kế hoạch sử dụng số dư tiền gửi này.
Tuy nhiên, đây cũng là nguồn vốn huy động đem lại cho NH nhiều lợi nhuận vì ngoài việc sử dụng nguồn vốn này để cho vay, NH còn thu được các khoản phí dịch vụ thanh toán trong quá trình chi trả chokhách hàng.
a. Tiền gởi thanh toán:
Năm 2008 tiền gửi thanh toán đạt 12,480 triệu đồng chiếm tỷ trọng tăng 7,805 triệu đồng tương đương tăng 166.95% so với năm 2007, đến năm 2009 đạt tăng % so với năm 2007 và đạt 13,420 triệu đồng trong năm 2009, tăng 941 triệu đồng, tương đương tăng 7.54% so với năm 2008. Nguyên nhân là do những năm gần đây nền kinh tế của huyện Trà Ôn ngày càng tăng trưởng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng phát triển và có xu hướng là thanh toán qua NH và NH mở máy rút tiền tự động (ATM) thuận tiện cho người dân rút tiền, dịch vụ SMS banking... Bên cạnh đó, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trà Ôn còn mở rộng mạng lưới thanh toán chuyển tiền điện tử nhanh, chi trả kịp thời việc thanh toán tiền mua hàng hóa, thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt nên thu hút nhiều doanh nghiệp đến mở tài khoản. Và cứ tiếp tục theo xu thế hiện nay thì loại tiền gởi này sẽ ngày một tăng. Mặc dù nguồn vốn này không ổn định bằng TGTK và TGKB nhưng cũng góp phần đáng kể trong việc NH “rót vốn” vào nền kinh tếđịa phương.
b. Tiền gởi tiết kiệm:
Tiền gửi tiết kiệm chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động trong những năm qua nguồn vốn huy động của đối tượng này
có nhiều biến động. Cụ thể năm 2008 huy động tiền gửi tiết kiệm là 192,707 chiếm 64.79% tổng nguồn vốn triệu đồng tăng 62,003 triệu đồng tương ứng tăng 47.44% so với năm 2007 đạt 130,704 triệu đồng chiếm tỷ trọng 45.62%, đến năm 2009 đạt 274,755 triệu đồng chiếm tỷ trọng 70.21% tăng 82,048 triệu đồng tương ứng tăng 42.58% so với năm 2008. Nguyên nhân là do:
+ NH ngày càng khẳng định được uy tín trong lòng khách hàng mặc dù lãi suất thấp hơn so với NH lân cận.
+ Thu nhập của người dân Trà Ôn ngày càng được nâng cao do thực hiện các chính sách chủ trương của Đảng áp dụng quy trình sản xuất mới như quy trình sản xuất trái cây sạch theo tiêu chuẩn châu âu (GAP), mô hình kết hợp chăn nuôi – biogas, chương trình nạc hóa đàn heo, chương trình sản xuất lúa nguyên chủng, và đặc biệt huyện đã mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng cam sành, và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi có hiệu quả, đặc biệt là mức lương cơ bản của công nhân viên được nâng lên 650.000đ/tháng.
+ Do NH mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch đến tận xã đã huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.
+ Do tình hình trật tự xã hội và việc để tiền tại nhà ngày càng bất trắc nên việc gởi tiền vào NH ngày càng có xu hướng tăng cao trong dân cư.
Tiền gửi tiết kiệm có hai loại: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại NHNo&PTNT huyện Trà Ôn loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao. Trụ sở của NH đặt tại Thị Trấn địa điểm thuận lợi cho người dân gửi tiền và đặt điểm của người dân với mục đích an toàn và hưởng lãi mà loại tiền gửi tiết kiệm phù hợp với mục đích của người dân. Loại tiền gửi này có nguồn vồn kinh doanh mang tính ổn định nên NH có thể chủ động để cho vay. Vì vậy NH rất quan tâm và sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ để huy động loại tiền gửi này như: Quy định nhiều loại tiền gửi với mức lãi suất phù hợp theo nguyên tắc thời gian càng dài thì lãi suất càng cao. Ngoài ra NH còn đưa ra nhiều chương trình khuyến mại nhằm thu hút tiền gửi này.
Phát hành chứng chỉ tiền gửi: Hai loại chứng chỉ có giá mà NH hoạt động là kỳ phiếu và trái phiếu. Nguyên nhân phát hành hai loại chứng chỉ này là để bù đắp thiếu hụt trong thời gian kinh doanh của NH. Qua số liệu NH có xu hướng giảm dần và phát hành chứng chỉ tiền gửi trung và dài hạn. Đồng thời tăng chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn làm cho vốn huy động phát hành chứng chỉ tiền gửi tăng lên năm năm 2008. Cụ thể năm 2008 là 27,538 chiếm 9.26% tổng nguồn vốn tăng 1,504 triệu đồng tương ứng tăng 5.78% so với năm 2007. Bước sang 2009 lượng chứng chỉ này tăng vọt lên 30.770 triệu đồng tăng 4,736 triệu đồng tương đương tăng 11.74 % so với năm 2008. Do nhu cầu tín dụng ngày càng tăng nên NH mở liên tiếp các đợt phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gởi để huy động vốn tối đa tìm năng trên thị trường do lãi suất cao hơn các loại tiền gởi nhằm hỗ trợ cho nguồn vốn.
d. Tiền gởi kho bạc:
Kho bạc nhà nước luôn là khách hàng gởi tiền thường xuyên của NH. Do ngân sách tạm thời nhàn rỗi, hơn nữa kho bạc nhà nước không có chức năng kinh doanh tiền tệ nên dung số tiền đó gởi vào NH để sinh lợi. TGKB giảm là do kho bạc phải rút ra để thanh toán cho các dự án xây dựng cơ bản như xây dựng Cầu Trà Ôn và khắc phục hậu quả của dịch cúm gia cầm và dịch heo tai xanh…
e. Tiền gởi ngoại tệ:
Tiền gởi ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động nhưng có khuynh hướng tăng dần, lần lượt là 5,235 triệu đồng, 5,599 triệu đồng và 6,713 triệu đồng qua 03 năm 2007, 2008 và 2009. Đặc biệt là loại tiền gởi này có kỳ hạn không ngừng tăng lên, loại tiền này tập trung chủ yếu ở những hộ kinh doanh khá giả có nhân thân nước ngoài như Nhật, Hàn, Canada… lãi suất huy động được tính trên năm tương đối cao dẫn đến thu hút khách hàng. Tuy nhiên, việc huy động ngoại tệ ít được sử dụng để cấp tín dụng trên địa bàn huyện nên được chuyển về NH Tỉnh với mức lãi suất cao hơn đã huy động, sẽ làm tăng lợi nhuận cho NH.
4.1.1.2. Vốn điều chuyển
Hoạt động tín dụng cảu NH chủ yếu dựa vào vốn huy động tại chỗ. Nếu nguồn vốn trên không đáp ứng đủ nhu cầu thì NH có một cách giải
quyết là xin điều chuyển từ cấp trên. Việc dùng nguồn vốn này không mất nhiều thời gian huy động nhưng phải chịu lãi suất cao hơn lãi suất huy động tại chỗ, làm giảm lợi nhuận của NH. Một kết quả khả quan là vốn điều chuyển càng ngày càng giảm qua các năm. Cụ thể là: Năm 2007: 80,159 triệu đồng chiếm 27.98% tổng nguồn vốn, sang năm 2008 giảm còn 24,807 triệu đồng chiếm 8.34% tổng nguồn vốn là do công tác huy động vốn ngày càng được chú trọng, đến năm 2009 tăng 37,267 triệu đồng chiếm 9.52%.
Điều này cho thấy NHNo&PTNT huyện Trà Ôn không ngừng cải tiến đổi mới trong giao dịch tổ chức tuyên truyền vận động, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư để tăng cường nguồn vốn hoạt động của mình đáp ứng kịp thời và không ngừng nâng cao doanh số cho vay của chi nhánh.
BẢNG 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH TRONG 06 THÁNG