1 2.2 Mục tiêu cụ thể
6.2.3. Đối với NHNo&PTNT Huyện Trà Ôn:
- Ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh và đẩy mạnh công tác thu nợ. Từng bước hạ thấp nợ quá hạn ở chi nhánh xuống mức có thể chấp nhận và đạt so với mục tiêu đề ra.
- Cần tăng cường CBTD đểđáp ứng các yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát đôn đốc thu nợ và nhằm hạn chế rủi ro do việc mở rộng quy mô tín dụng.
- Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên NH trong việc thẩm định tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.
- Nguồn thu của NH bao gồm 2 nguồn thu chính là từ lãi cho vay và thu từ dịch vụ NH. Trong đó thu từ dịch vụ là nguồn thu không tiềm ẩn những rủi ro, vì vậy để hạn chế tổn thất của rủi ro tín dụng lên hoạt động của NH ta có thể cơ cấu lại nguồn thu này theo xu hướng tăng phần thu từ dịch vụ NH. Phát
triển hệ thống chi nhánh rộng khắp Huyện nhà vừa phục vụ tốt hơn cho người dân vừa giảm chi phí cho cảđôi bên và cũng nhằm tránh ùn tắc công việc gây mất thời gian cho NH.
- NH cần đẩy mạnh công tác Marketing nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân chúng và tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện.
- Thường xuyên tổ chức cuộc họp giữa cán bộ tín dụng và các trưởng phòng tín dụng để trao đổi những kinh nghiệm, những vấn đề khúc mắc, những khuyết điểm trong quá trình thực hiện của từng CBTD… Từ đó vừa nâng cao trình độ, kinh nghiệm cho các CBTD vừa hạn chế, khắc phục những sai lầm đã mắc phải đảm bảo an toàn cho những khoản nợ vay. Hạn chế cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ của những khách hàng là người thân quen để tránh sự gian lận hoặc ý kiến chủ quan trong khâu thẩm định. Với những khoản vay có mức tín dụng cao trên 1 tỷ đồng thì ngoài CBTD phụ trách hồ sơ, cần phải có thêm Trưởng phòng dịch vụ khách hàng, Trưởng phòng quản lý tín dụng hoặc Giám đốc cùng tham gia kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh và thẩm định hồ sơ để đảm bảo cho khoản vay hoàn toàn có thể thu hồi. Để tránh trường hợp khách hàng bị tai nạn hoặc bị bệnh bất ngờ dẫn đến việc khách hàng bị giảm hay mất khả năng trả nợ, NH có thểđề nghị khách hàng mua bảo hiểm trước khi vay. Như vậy khi rủi ro xảy đến khách hàng sẽ không dùng số tiền vay cho mục đích khác nhưđiều trị bệnh và NH vẫn có thể thu hồi đủ món nợ vay.
- Đối với điều kiện trong hợp đồng cho vay cán bộ công nhân viên, ngoài điều kiện cán bộ đi vay phải có đơn vị liên kết đứng ra bảo lãnh cam kết trích lương của người vay để trả nợ, NH cũng nên yêu cầu đơn vị bảo lãnh không được chuyển công tác đối với những cán bộ có vay vốn khi thời hạn hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Điều này vừa giúp cho NH thu nợ được dễ dàng hơn, vừa ngăn chặn tình trạng khách hàng không muốn trả nợ vì đã thay đổi đơn vị khác mà đơn vị này lại không có cam kết bảo lãnh với NH.
- Tuyệt đối không phát vay cho những khách hàng đang quan hệ tín dụng với những tổ chức tín dụng khác nhằm tránh trường hợp khách hàng không đủ khả năng trả cho nhiều khoản nợ vay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.ThS.Thái Văn Đại(2003) “Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại”. Tủ sách Trường Đại Học Cần Thơ.
2. ThS. Thái Văn Ðại, ThS. Bùi Văn Trịnh(2005) “ Bài giảng Tiền Tệ Ngân Hàng” Tủ sách Trường Ðai Học Cần Thơ
3. ThS. Nguyễn Thị Thanh Nguyệt(2001) “Quản trị ngân hàng và chiến lược ngân hàng”. Tủ sách Trường Đại Học Cần Thơ.
4.TS. Hồ Diệu(2001) “Tín Dụng Ngân Hàng” NXB Thống Kê.
5. TS. Nguyễn Văn Tiến. “Đánh giá phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng”.