Tăng cường công tác thu nợ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trà ôn (Trang 87)

1 2.2 Mục tiêu cụ thể

5.2.4. Tăng cường công tác thu nợ

Đi đôi với việc tăng cường doanh số cho vay là công tác thu nợ, NH muốn hoạt động có hiệu quả thì cần phải có sự nổ lực của cán bộ tín dụng trong việc phân loại khách hàng, cũng cố khách hàng truyền thống có uy tín đối với NH, tích cực thông báo đôn đốc thu nợ đến hạn và quá hạn của khách hàng. Đối với những khách hàng không thanh toán được nợ cho NH vì nguyên nhân bất

khả kháng nhưng vẫn còn khả năng sản xuất hay phương án kinh doanh có hiệu quảđể khắc phục thì cán bộ tín dụng nên đề nghị xem xét cho gia hạn nợ hoặc có thể cho vay vốn tiếp để tăng cường sức mạnh tài chính cho khách hàng để họ khôi phục sản xuất và ngân hàng phải giám sát chặt chẽ những khách hàng này cho đến khi thu hối được nợ. Nếu thấy không có khả năng thu hồi nợ thì sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện để phát mải tài sản thế chấp để thu nợ giúp NH bảo toàn nguồn vốn hoạt động.

Thu hồi nợ là vấn đề cần thiết của NH. Bởi vì NH chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, một ngành nghề mà thu nhập của khách hàng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, giá cả nông sản rất nhạy cảm với những biến động của thị trường. Vì vậy, NH có thể áp dụng một số biện pháp sau để nâng cao khả năng thu hồi nợ.

5.2.6. Dùng các bin pháp mang tính cht phòng nga:

Xem xét tính chất ngành nghề công việc của khách hàng đang sản xuất kinh doanh khảo sát đánh giá trình độ kỹ thuật, dây truyền công nghệ, giá cả chất lượng, thị phần của sản phẩm trên thị trường từđó xác định triển vọng của khách hàng trong tương lai.

NH có thể kiểm soát được rủi ro một cách tích cực như quản lý rủi ro bằng cách giảm thiểu các hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro hay đa dạng hoá rủi ro (hoạt động kinh doanh lãi, lỗ sẽ bù trừ nhau)

NH có thể quản lý rủi ro một cách thụ động như tăng khả năng chịu đựng rủi ro bằng cách trích lập dự phòng rủi ro.

Rủi ro pháp lý: nhiệm vụ của cán bộ kế toán là kiểm tra danh mục hồ sơ pháp lý, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản và phát thẻ lưu tiền gởi huy động vốn tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu… đối chiếu chữ ký dăng ký ban đầu, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo quy định hiện hành về chế độ kế toán. Cho nên quy trình kiểm tra kiểm soát phải rất nghiêm ngặt tránh việc khách hàng lợi dụng sơ hở có thể lừa đảo đánh cắp chứng chỉ tiền gởi, giả mạo chữ ký để rút tiền vấn đề này thường xuyên xảy ra sẽ dẫn đến rủi ro.

Rủi ro tỷ giá: hiện nay NH cơ sở có thực hiện nghiệp vụ huy động vốn tiền gởi ngoại tệ với đồng USD làm đầu mối huy động cho NH cấp trên, nhưng không được cho vay ngoại tệ, hiện nay đồng USD có xu hướng tăng trong năm 2010

nên phải dựđoán đến các yếu tố thị trường thế giới về xăng dầu, giá nguyên liệu của thức ăn chăn nuôi hay phân bón nhập khẩu…để có cách phòng tránh rủi ro.

Rủi ro do chính cán bộ NH: cán bộ kế toán ngân hàng có thể móc nối thông đồng khách hàng gởi tiền sửa chữa chứng từ ghi sổ số tiền gởi để tham ô tài sản nhà nước đây cũng chính là một trong những rủi ro về nguồn vốn nên đối với cán bộ ngân hàng cần phải giáo dục chính trị tư tưởng thường xuyên để phục vụ cho ngành lâu dài.

Việc khách hàng thế chấp tài sản đảm bảo làm vật chứng cho món vay khi xảy ra rủi ro nhưng đây chỉ là giải pháp sau cùng, cho nên CBTD khi thẩm định cũng cần quan tâm đến pháp lý của tài sản thế chấp có hợp pháp không? Người đồng sở hữu có đồng ý không? Và bắt buộc phải công chứng nhà nước và việc định giá tài sản thế chấp cũng phải theo đúng quy định của Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành theo từng thời kỳ cho nên các vấn đề trên phải thận trọng nó liên quan đến rủi ro trong hoạt động của NH.

5.3. CÁC GII PHÁP KHÁC:

Phối hợp với các cơ quan có chức năng như trung tâm khuyến ngư, phòng nông nghiệp, sở thủy sản, cùng với chính quyền địa phương tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho hộ nuôi cá áp dụng các biện pháp khoa học cũng như quy trình kỹ thuật, kinh nghiệm nhằm đảm bảo chất lượng tăng năng suất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Từng bước thay đổi cơ cấu đầu tư cho phù hợp với từng đối tượng, từng vùng quy hoạch. Đặc biệt là với lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản (nuôi cá tra) phải đảm bảo quy trình kỹ thuật, đảm bảo môi trường sinh thái cũng như tính lâu dài của hầm cá, tuân thủ quy trình còn phải đảm bảo hệ thống xử lý chất thải để bảo vệ môi trường.

Nhà nước nên có chính sách ưu đãi bà con nông dân, những hộ nông dân luôn phải đối mặt với thực trạng “trúng mùa, rớt giá”. Vì vậy nhà nước cần có những chính sách trợ giá để tìm đầu ra cho bà con nông dân.

Nhà nước nên có những quy định chặt chẽ hơn với cán bộ kiểm định con giống ở tất cả các trại cá giống liên doanh hoặc tư nhân khi bán cho bà con nông dân khi thả nuôi. Vì nếu con giống không đạt được chất lượng sẽ tốn chi phí rất

lớn cho con giống, thức ăn, ngày công lao động từ đó sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán nợ cho NH.

Hiện nay nhu cầu cá tra phát triển mạnh giúp bà con nông dân và doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, nhưng nó sẽ là con dao hai lưỡi nếu như bà con nông dân quá lạm dụng và khai thác quá triệt để, cần phải giữ đúng mật độ cá trên ao. Nhà nước cần thúc đẩy công tác khuyến ngư, cho cán bộ đến tận địa bàn để tập huấn cho bà con nông dân trong kỹ thuật nuôi nhằm hạn chế chi phí đến mức thấp nhất và lợi nhuận đem lại cao nhất.

Cũng cố mối quan hệ giữa NH và chính quyền địa phương: NH và chính quyền địa phương đều có mục đích là tạo điều kiện phát triển kinh tế tại địa phương, nâng cao cải tạo đời sống của người dân. Thực tế hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua cho thấy vai trò của các cấp chính quyền, đoàn thể trong việc hỗ trợ cho người dân vay vốn, đồng thời dựa vào uy tín của các cấp chính quyền để tác động thu hồi nợ vay là rất hữu hiệu. Vì thế đòi phải tạo lập mối quan hệ thân thiết với các cấp chính quyền, địa phương.Có chính sách tuyên truyền huy động đối với những hộ nuôi cá đạt hiệu quả. Tư vấn cho hộ nuôi cá đạt hiệu quả thấp có biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế rủi ro.

Tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp ủy, chính quyền nhất là đối với chính quyền xã, ấp, để công tác tín dụng NH được phổ biến kịp thời về những quy định thủ tục cho vay của NH đến từng hộ dân.

Từng CBTD phụ trách địa bàn và lãnh đạo phải nắm vững cụ thể thực trạng nợ quá hạn trong phạm vi mình quản lý để từđó đưa ra những biện pháp thu hồi nợ thích hợp. Những món nợ có khả năng thu hồi ngay, CBTD trực tiếp xuống gặp khách hàng đểđôn đốc trả nợ. Những món nợđang gặp khó khăn nên cần có thời gian mới trả được thì tiến hành cho khách hàng lập cam kết thời gian thanh toán dứt điểm. Trường hợp người vay khó khăn quá thì thu gốc trước, thu lãi hoặc giảm miễn lãi theo chế độ quy định, các khoản nợ có khả năng trả nhưnh kì kèo, tránh né không trả nợ thì nhờ chính quyền địa phương can thiệp. Trường hợp đã động viên và áp dụng các biện pháp hành chánh nhưng chưa thu hồi được thì lập hồ sơ khởi kiện lên toà án theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng ban đầu mà khách hàng và NH đã ký kết.

Cho vay phần lớn là hộ sản xuất, đặc biệt khách hàng vay vốn có bản chất thật thà, cần cù nhưng mặt bằng dân trí còn thấp, đòi hỏi NH phải tận tình hướng dẫn tỷ mỹ thủ tục hồ sơ vay vốn, thái độ phục vụ vui vẽ, hoà nhã trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình để tạo cho khách hàng có cảm giác thân thiện theo đúng nghĩa NH là người bạn đồng hành của khách hàng, từđó khách hàng sẽ luôn có ý thức và nghĩa vụ thanh toán nợ cho NH khi đến hạn.

Mở rộng một số hình thức tín dụng mới: Đểđáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển của khách hàng trong nền kinh tế thị trường, đồng thời đạt được những mục tiêu mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng vì thế NH cần tìm thêm thị trường mới bằng việc mở rộng thêm một số hình thức tín dụng. Tín dụng thuê mua: NH có thể áp dụng hình thức tín dụng thuê mua đối với khách hàng trong kĩnh vực máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm phục vụ cho khách hàng không đủ điều kiện vay vốn theo hình thức cho vay thông thường. Nếu áp dụng được hình thức tín dụng này thì sẽ góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp nông thôn, ngân hàng phải có biện pháp tác động khách hàng là phải tiết kiệm gửi vào NH để khi hết hợp đồng thì họ có thể mua lại máy móc đó, áp dụng tín dụng thuê mua trong lĩnh vực này thì có mức độ rủi ro tín dụng thấp.

NH thường xuyên có chính sách gửi cán bộ, nhân viên đi đào tạo huấn luyện để nâng cao thêm trình độ chuyên môn cho họ. Nhằm hạn chếđến mức tối đa những sai phạm của cán bộ, nhân viên trong hoạt động của mình cũng như phân tích đánh giá sai khách hàng. Làm việc này, cán bộ nhân viên của NH sẽ nâng cao được hiệu quả trong phân tích, đánh giá đúng đắn đối tượng khách hàng trước, trong và sau khi vay vốn. Từ đó hiệu quả cấp tín dụng được nâng cao, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả nên hoàn trả nợđúng hạn cho NH và giảm được NQH.

CBTD cần phối hợp với phòng kế toán nhiều hơn để theo dõi tình hình trả nợ và lãi của khách hàng đồng thời nắm được nợđến hạn của khách hàng mà thông báo đôn đốc khách hàng trả nợ.

Đánh giá, xem xét trình độ quản lý điều hành, sự linh hoạt của người điều hành nếu khánh hàng là doanh nghiệp, còn đối với hộ sản xuất đòi hỏi kinh nghiệm trong sản xuất.

CBTD cần học hỏi và hiểu biết ngành nghề kinh doanh của khách hàng: Ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, CBTD cần hiểu biết ngành nghề kinh doanh của khách hàng để từđó đánh giá chính xác tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng từđó quyết định cho vay một cách phù hợp, đồng thời trong quá trình giám sát tín dụng CBTD có thể phát hiện được hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng. Bên cạnh đó có thể tham gia tư vấn cho khách hàng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của góp phần vào việc giúp khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quảđể ngăn ngừa hạn chế rủi ro tín dụng.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KT LUN:

Trong nhiều năm hoạt động và trưởng thành, mặc dù đã có không ít những khó khăn và tồn động cần phải giải quyết nhưng với sự chỉ đạo, giúp đỡ của NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trà Ôn đã đạt được những bước tiến xa hơn và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trong mọi lĩnh vực hoạt động của NH, trong đó bao gồm cả hoạt động tín dụng. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH đạt hiệu quả cao mặc dù gặp nhịu khó khăn, NHNo&PTNT huyện Trà Ôn đạt được kết quả như vậy là nhờ quá trình bền bỉ phấn đấu của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của NH. Từđó cho thấy NH đã thực hiện tốt một trong những chức năng quan trọng của một NHTM là hỗ trợ vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế.

Và như chúng ta đã biết tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và tạo ra lợi nhuận cao nhất cho NH, thật vậy, kết quả mà chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trà Ôn đạt được trong những năm qua được thể hiện trong công tác huy động vốn tăng bằng nhiều hình thức huy động vốn phong phú đã thu hút được vốn nhàn rỗi trong nhân dân và đã tạo hiệu quả cho đồng vốn huy động bằng việc mở rộng quy mô tín dụng thông qua các chính sách ưu đãi NH đã tạo được niềm tin và uy tín cho KH vay vốn. Từ đó giúp cho hoạt động của NH ngày càng hiệu quả. Ðiều này đã phần nào phù hợp với chiến lược tín dụng của NH là “huy động vốn để cho vay" vừa thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vừa thúc đẩy kinh tế phát triển đồng bộ. Bên cạnh những kết quả đạt được, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trà Ôn vẫn còn một số hạn chế mà tự bản thân mình không thể khắc phục mà cần có sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo địa phương và NHNo&PTNT Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Những hạn chế này được trình bày trong phần kiến nghị dưới đây.

6.2. KIN NGH:

Qua 3 tháng tìm hiểu và tiếp xúc thực tế tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trà Ôn, cũng như qua quá trình phân tích rủi ro tín dụng tại NH em xin đưa ra

một số kiến nghịđến NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long chính quyền địa phương và chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trà Ôn với hy vọng nó sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc đưa ra những chính sách hoạt động cho NH để ngày càng phát triển hơn.

6.2.1. Đối vi NHNo&PTNT Vit Nam :

- Hiện nay đa phần CBTD của đơn vị còn mới mẻ chưa có kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực cho vay các DN do đó khi tiếp xúc với những đối tượng này còn rất nhiều lúng túng trong việc hướng dẫn khách hàng lập các phương án, dự án; thiết lập các báo cáo thẩm định, thẩm định hồ sơ vay vốn . . . Kiến nghị NHNo&PTNT Việt Nam mở các lớp tập huấn ngắn ngày hoặc có văn bản hướng dẫn cụ thể các đối tượng kinh doanh nhất là các khách hàng kinh doanh dịch vụ có điều kiện.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm hiểu rõ tình hình hoạt động kinh doanh của NH để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

- Mặc dù hiện nay hệ thống IPCAS phần mềm đã được trang bị nắm bắt kịp thời các thông tin khách hàng để cập nhật và phòng ngừa rủi ro nhưng mạng chưa được liên thông khó khăn trong việc giao dịch.

+ NHNo&PTNT Việt Nam cần bổ sung sửa đổi kịp thời với quy chế cho vay và quy chếđảm bảo tiền vay vì hiện nay bộ luật dân sự sửa đổi bổ sung thực hiện từ ngày 01/06/2006 nghị định 163/2006/NĐ-CP ban hành ngày 29/12/2006 của thủ tướng Chính Phủ hướng dẫn về giao dịch đảm bảo.

+ NHNo&PTNT Việt Nam cần nghiên cứu giảm bớt thủ tục cho vay nhất là hộ vay phải thực hiện việc đảm bảo tài sản vì NH cơ sở chủ yếu đầu tư cho vay hộ sản xuất nông nghiệp trình độ dân trí của họ còn thấp nên việc lập hồ sơ thủ tục còn gặp rất nhiều khó khăn.

6.2.2. Đối vi chính quyn địa phương:

- Tiếp tục hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng như cầu bê tông, lộ giao thông nối liền các xã, thị trấn trong huyện nhằm thuận tiện cho việc đi lại của người dân để giao dịch với NH được dễ dàng hơn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trà ôn (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)