1 2.2 Mục tiêu cụ thể
4.1.3. Phân tích tình hình thu nợ
4.1.3.1. Phân tích tình hình thu nợ theo thời hạn
DSCV chỉ phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của NH chứ chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của NH cũng nhưđơn vị vay vốn. Vì hiệu quả sử dụng vốn biểu hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Nếu khách hàng luôn trả nợđúng hạn cho NH thì chứng tỏ NH sử dụng vốn vay của mình có hiệu quả, có thể luân chuyển nguồn vốn dễ dàng. một trong những nguyên tắc hoạt động tín dụng là vốn vay phải thu hồi cả gốc và lãi theo đúng quy định đã thỏa thuận. Cho nên sau khi giải ngân tiền vay NH phải thường xuyên cử cán bộ tín dụng đến kiểm tra, kiểm soát số tiền vay của khách hàng có sử dụng đúng mục đích không, nếu không đúng mục đích NH có quyền thu hồi khoản tiền vay và đề nghị trả trong khoản thời gian sớm nhất. Nhằm để thu hồi vốn nhanh và đảm bảo hoạt động hiệu quả của NH. Như vậy doanh số thu nợ là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác tín dụng qua từng thời kỳ.
BẢNG 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NH QUA 03 NĂM (2007 – 2009)
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn:trích từ bảng cân đối tài khoản chi tiết của phòng tín dụng)
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy được tình hình thu nợ của chi nhánh tăng giảm không đều qua các năm cụ thể như sau:
Năm 2007 tổng DSTN 343,388 triệu đồng đến năm 2008 đạt 385,507 triệu đồng tăng 42,119 triệu đồng tương đương tăng 12.27% sang năm 2009 tổng DSTN tăng lên 4,837 triệu đồng tương đương tăng 1.25 %. Trong đó:
+ DSTN ngắn hạn: Trong tổng DSTN, DSTN ngắn hạn chiếm 87.74% chỉ tiêu này tương đối ốn định qua ba năm. Cụ thể: DSTN ngắn hạn năm 2007 là 301,268 triệu đồng, năm 2007 là 330,500 triệu đồng tăng 29,232 triệu đồng tương đương tăng 9.7%, đến năm 2009 thì DSTN là 345,500 triệu đồng tăng 15,000 triệu tương đương tăng 4.54%. Các khoản vay phục vụ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đa số hộ vay dùng trang trải chi phí sản xuất mùa và đến khi hết vụ. Sau khi thu hoạch hộ vay đến NH trả nợ. Vì vậy doanh số nợ vay ngắn hạn hàng năm có xu hướng tăng hoặc ổn định. Ðây là khoản mục chủ yếu tạo nên DSTN của NH trong những năm qua. Điều này cho thấy công tác cho vay của CBTD đạt hiệu quả, CBTD thu nợđúng thời hạn, đúng thời điểm mùa vụ thực hiện chính sách thu nợđến từng xã, từng hộ gia đình.
+ DSTN trung – dài hạn tăng qua các năm lần lượt là năm 2007 đạt 42,120 triệu đồng đến năm 2008 đạt 55,007 triệu đồng tăng 12,887 triệu đồng tương ứng tăng 30.6% đến năm 2009 giảm xuống 48,844 triệu đồng giảm 10,163 triệu đồng tương đương giảm 18.48%. Nguyên nhân: như chúng ta đã biết cơ sở thu hồi nợ ngắn hạn đó là kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng theo mỗi chu kỳ còn đối với những khoản vốn vay trung và dài hạn thường được đầu tư cho cơ sở máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu mua sắm…Bên cạnh đó khách hàng vay vốn bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
DSTN ngắn hạn 301,268 330,500 345,500 29,232 9.70 15,000 4.54 DSTN trung - dài hạn 42,120 55,007 44,844 12,887 30.60 (10,163) (18.48)
Nên phần lớn phụ thuộc vào kết các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất và doanh nghiệp. 301,268 42,120 343,388 330,500 55,007 385,507 345,500 44,844 390,344 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2007 2008 2009 DSTN ngắn hạn DSTN trung - dài hạn Tổng cộng
HÌNH 11: BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI GIAN QUA 03 NĂM (2007 – 2009)
Như đã phân tích trên, DSCV ngắn hạn qua các năm luôn chiếm tỷ trọng khá cao cho nên doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷtrọng cao trong tổng doanh số thu nợ của NH. Đây là khoản mục chủ yếu tạo nên sự gia tăng của doanh số thu nợ của NH trong những năm qua. Và điều này cũng chỉ ra rằng người dân làm nghề tiểu thủ công nghiệp ngày càng có hiệu quả và đang mở rộng hoạt động. Đối với khoản thu nợ trung và dài hạn ta thấy qua ba năm doanh số thu nợ thực hiện tương đối tốt.
BẢNG 10: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NH TRONG 06 THÁNG ĐẦU NĂM (2008 – 2010) Đơn vị tính: triệu đồng 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % DSTN ngắn hạn 175,740 192,792 201,542 17,052 9.70 8,750 4.54 DSTN trung - dài hạn 24,570 32,087 26,159 7,517 30.59 (5,928) (18.47) Tổng cộng 200,310 224,879 227,701 24,569 12.27 2,822 1.25
(Nguồn:trích từ bảng cân đối tài khoản chi tiết của phòng tín dụng)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm của NH tương đối cao. Nguyên nhân là do trong năm 2010 NHTW ra quyết định hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp để thúc đẩy giá lúa tăng lên, trong khi đó người dân trúng mùa lại được trúng giá: cam sành, bưởi, chôm chôm…mặt khác được nhà
nước hỗ trợ kỹ thuật nên người dân có thể làm trái cây theo mùa nghịch do đó giá của các mặt hàng nông sản cũng cao hơn do đó DSTN của NH càng cao.
175,740 24,570 200,310 192,792 32,087 224,879 201,542 26,159 227,701 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2008 2009 2010 DSTN ngắn hạn DSTN trung - dài hạn Tổng cộng
HÌNH 12: BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN TRONG 06 THÁNG ĐẦU NĂM (2008 – 2010)
Cụ thể 6 tháng đầu năm 2009 là 224,879 triệu đồng tăng 24,569 triệu đồng tương ứng tăng 12.27% đến năm 2010 đạt 227,701 triệu đồng tăng 2,822 triệu đồng tương ứng tăng 1.25 %. Tuy nhiên đối với thu hồi nợ thì tỷ trọng ngắn hạn tốt hơn so với cho vay trung và dài hạn.
4.1.3.2. Phân tích tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế
BẢNG 11:DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NH QUA 03 NĂM (2007-2009) Đơn vị tính: triệu đồng 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % DSTN doanh nghiệp 10,050 12,000 16,012 1,950 19.40 4,012 33.43 DSTN hộ dân cư 333,338 373,507 374,332 40,169 12.05 825 0.22 Tổng cộng 343,388 385,507 390,344 42,119 12.27 4,837 1.25
(Nguồn: trích từ bảng cân đối tài khoản chi tiết của phòng tín dụng)
DSTN năm 2007 đạt 343,388 triệu đồng sang năm 2008 đạt 385,507 triệu đồng tăng 42,119 triệu đồng tương ứng tăng 12.27 % đến năm 2009 đạt 390,344 triệu đồng tăng 4,837 triệu đồng tương ứng tăng 1.25% nguyên nhân của sự gia tăng DSTN này là do mặc dù giá cả hàng tiêu dùng và vật tư không ổn định, giá nguyên vật liệu tăng cao, giá một số mặt hàng thiết yếu tăng như: xăng, dầu,
hàng tiêu dùng,…từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Và nguyên nhân làm cho DSTN tăng lên năm 2008 là:
- Các doanh nghiệp, hộ sản xuất làm ăn bắt đầu có hiệu quả. Giá cả hàng nông sản hầu hết các mặt hàng đều tăng lên cũng làm cho các đối tượng vay vốn kinh doanh có lời nên việc thanh toán nợ cho NH cũng đúng hạn hơn.
- Bên cạnh NHNo&PTNT huyện Trà Ôn đã có chính sách thận trọng trong việc cho vay, lấy chất lượng tín dụng làm hàng đầu. Thể hiện thu nợ nhanh chóng đúng kỳ hạn ghi trên hợp đồng.
HÌNH 13: BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 03 NĂM (2007 – 2009) 10,050 333,338 343,388 12,000 373,507 385,507 16,012 374,332 390,344 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2007 2008 2009 DSTN doanh nghiệp DSTN hộ dân cư Tổng cộng
Nhìn chung công tác thu hồi nợ của NH đạt hiệu quả cao là do:
- NHNo&PTNT huyện Trà Ôn tranh thủ mọi thời gian giải ngân kịp thời, đồng thời cán bộ tín dụng luôn đôn đốc trả nợđúng hạn, tức thời hạn kéo dài thời gian trả nợ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng đưa doanh số thu nợ ngày càng được nâng cao.
- CBTD chấp hành nghiêm túc quy trình nghiệp vụ tín dụng từ lúc đánh giá khách hàng tới lúc phát vay.
- Tìm hiểu nguyên nhân gây ra nợ quá hạn và những biện pháp giải quyết hợp lý để khách hàng có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh và đảm bảo trả nợ NH
phát triển sản xuất mà còn tạo mối quan hệ vững chắc với khách hàng thúc đẩy công tác thu nợ ngày càng nhanh chóng.
Tóm lại, công tác thu nợ là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, nó đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất tốt kể từ khâu phân tích thẩm định khách hàng, bởi một khoản tín dụng có độ rủi ro cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất lớn từ khâu đầu tiên này. Đối với NH, một khoản tín dụng cấp ra phải đạt chất lượng - tức phải thu hồi được nợ, lãi đúng hạn đó là kết quả của sự thận trọng và thường xuyên phân tích, đánh giá, kiểm tra từ lúc khách hàng vay vốn, sử dụng vốn đến khi trả nợ và lãi cho NH.
BẢNG 12: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
TRONG 06 THÁNG ĐẦU NĂM (2008 – 2010) 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % DSTN Doanh nghiệp 5,863 7,000 9,340 1,137 19.39 2,340 33.43 DSTN hộ dân cư 194,447 217,879 218,361 23,432 12.05 482 0.22 Tổng cộng 200,310 224,879 227,701 24,569 12.27 2,822 1.25
(Nguồn: trích từ bảng cân đối tài khoản chi tiết của phòng tín dụng)
Qua bảng số liệu ta thấy 06 tháng đầu năm (2008 – 2010) cho thấy doanh số thu nợ của NH có chiều hướng đi lên. Và nguyên nhân làm cho doanh số trả nợ tăng lên là:
- Các doanh nghiệp, hộ sản xuất làm ăn bắt đầu có hiệu quả. Giá cả hàng nông sản hầu hết các mặt hàng đều tăng lên cũng làm cho các đối tượng vay vốn kinh doanh có lời nên việc thanh toán nợ cho NH cũng đúng hạn hơn.
- Bên cạnh NHNo&PTNT huện Trà Ôn đã có chính sách thận trọng trong việc cho vay, lấy chất lượng tín dụng làm hàng đầu. Thể hiện thu nợ nhanh chóng đúng kỳ hạn ghi trên hợp đồng.
5,863 194,447200,310 7,000 217,879 224,879 9,340 218,361 227,701 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2008 2009 2010 DSTN Doanh nghiệp DSTN hộ dân cư Tổng cộng
HÌNH 14: BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG 06 THÁNG ĐẦU NĂM (2008 – 2010) 4.1.4. Phân tích tình hình dư nợ
4.1.4.1. Phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn
Dư nợ là kết quả có được từ quá trình cho vay, là phần tài sản sinh lời quan trọng của NH, nó mang lại nguồn thu nhập lớn cho NH. Dư nợ tỷ lệ thuận với doanh số cho vay và tỷ lệ nghịch với doanh số thu nợ, điều đó phản ánh công tác thu nợđạt hiệu quả cao bao nhiêu thì số dư nợ càng ít bấy nhiêu.Vì thế dư nợ sẽ phản ánh chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng của NH trong năm.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng chú trọng đầu tư
vào phát triển nông nghiệp, bên cạnh đó Ngân hàng cũng bám sát tình hình kinh tế thực tế tại địa phương để kịp đưa đồng vốn của mình đầu tư vào những ngành lĩnh vực có hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Những năm qua, NH đã đầu tư vào việc mở rộng và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, đồng thời NH còn mở rộng đầu tư vào nhiều ngành sản xuất khác, góp phần vào mục tiêu chung cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
BẢNG 13: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NH QUA 03 NĂM ( 2007 – 2009) Đơn vị tính: triệu đồng 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Dư nợ ngắn hạn 199,706 215,056 208,825 15,350 7.69 (6,231) (2.9) Dư nợ trung - dài hạn 86,777 87,200 121,722 423 0.49 34,522 0.4 Tổng cộng 286,483 302,256 330,547 15,773 5.51 28,291 9.36
(Nguồn: Trích từ bảng cân đối tài khoản chi tiết của phòng tín dụng)
Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm nhưng chưa đến thời hạn trả nợ theo hợp đồng đã ký hoặc những khoản vay đã đến kỳ hạn nhưng dư nợ. Qua bảng số liệu ta thấy:
Tổng dư nợ năm 2008 đạt 302,256 triệu đồng so với năm 2007 tăng 15,773 triệu đồng tương đương tăng 5.51%. Ðến năm 2009 thì doanh số dư nợ tiếp tục tăng lên là 330,547 triệu đồng tức tăng 28,291 triệu đồng so với năm 2008 tương đương tăng 9.36%. Dư nợ tăng qua các năm nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng vốn của người dân ngày càng cao và đã thu hút nhiều khách hàng mới đặc biệt những khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nguyên nhân dư nợ của đối tượng này tăng là do: có một số mô hình làm ăn đạt hiệu quả, được sự khuyến khích của Nhà Nước nên họ mạnh dạn đầu tư vào vay ngắn hạn dẫn đến nhu cầu vốn tăng, vì vậy làm cho dư nợ tăng lên.
Doanh số dư nợ tăng qua các năm, điều này nói lên hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Trà Ôn đã tìm được hướng đi phù hợp, phương pháp tiếp cận của khách hàng, bám sát các mục tiêu gắn liền với tình hình phát triển kinh tế của địa phương. Tuy phải hoạt động trong điều kiện cạnh tranh càng gay gắt của NHTM trên địa bàn nhưng NH vẫn giữđược thị phần và thị trường tín dụng nông thôn, duy trì lượng khách hàng truyền thống và NH cũng đẩy mạnh sang một số ngành khác.
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ngắn hạn tăng cụ thể là năm 2007 đạt 199,706 triệu đồng sang năm 2008 đạt 215,056 triệu đồng tăng 15,350 triệu đồng tương ứng tăng 7.69% đến năm 2009 đạt 208,825 triệu đồng giảm 6,231 triệu đồng tương ứng giảm 2.9%. Nguyên nhân là do trong 3 năm nay tình hình sản xuất kinh doanh trong huyện diễn ra sôi động, nhu cầu vay vốn của khách hàng
ngày càng tăng và có đủ điều kiện để ngân hàng cho vay nên đã được ngân hàng đáp ứng. Dư nợ ngắn hạn trong 3 năm này tập trung nhiều ở sản xuất nông nghiệp chủ yếu là ngành chăn nuôi và trồng trọt.
Đối với dư nợ trung – dài hạn năm 2007 đạt 86,777 triệu đồng sang năm 2008 tăng lên 87,200 triệu đồng tăng lên 423 triệu đồng tương ứng tăng 0.49% sang năm 2009 đạt 121,722 triệu đồng tăng 34,522 triệu đồng tăng 0.4%. Do cuộc khủng hoảng kinh tế làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của khách hàng và giá cả của các mặt hàng tăng cao ảnh hưởng đến đời sống của khách hàng. Các khoản cho vay trung dài hạn có đặc điểm là không thể thu nợ hết ngay trong năm mà chỉ thu nợ một phần. Do đó trong 3 năm dư nợ tăng cao là do doanh số cho vay tăng cao trong khi doanh số thu nợ cũng tăng so với doanh số cho vay. Dư nợ trung dài hạn tại Phòng trong 3 năm này chủ yếu tập trung ở ngành nuôi trồng thuỷ sản và tiêu dùng.
HÌNH 14: BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TẠI NH QUA 03 NĂM (2007 – 2009) 199,706 86,777 286,483 215,056 87,200 302,256 208,825 121,722 330,547 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 2007 2008 2009 Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung - dài hạn Tổng cộng
Nhìn chung, hoạt động tín dụng của NH vẫn tiếp tục phát triển khá và ngày càng phát triển với dư nợ ngày càng tăng. Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo NH và phải kểđến sự nổ lực của cán bộ tín dụng. Đặc biệt là các cán bộ tín dụng đã làm tốt trong công tác của mình, vì thái độ phục vụ của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo nguồn vốn cũng như sử dụng vốn của ngân hàng từđó tạo thêm uy tín cho NH đối với khách hàng.
BẢNG 14: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NH TRONG 06 THÁNG ĐẦU NĂM (2008 – 2010) Đơn vị tính: triệu đồng 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %