1 2.2 Mục tiêu cụ thể
4.2.3. Rủi ro nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế cho nên việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất chưa cao, việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng chưa đồng bộ, còn sản xuất mang tính đại trà, giá cả bấp bênh, hàng sản xuất không tiêu thụđược, cung lớn hơn cầu.
BẢNG 21: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NH QUA 03 NĂM (2007-2009). Đơn vị tính: triệu đồng 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % NQH doanh nghiệp 0 0 0 NQH hộ dân cư 3,660 3,468 3,169 (192) (5.25) (299) (8.62) Tổng cộng 3,660 3,468 3,169 (192) (5.25) (299) (8.62)
(Nguồn: Trích từ bảng cân đối tài khoản chi tiết của phòng tín dụng)
Còn đối với doanh nghiệp thì chủ yếu là cung cấp các loại mặt hàng gỗ và vật liệu xây dựng nắm bắt được thị trường tiêu thụ nên doanh nghiệp có khả năng trả nợ là rất cao. Rủi ro nợ quá hạn đối với hộ sản xuất không những tăng theo thời gian mà còn chiếm tỷ rất lớn và không ngừng tăng trong tổng nợ quá hạn của NH.
Mặc dù là tín hiệu đáng mừng đối với cho vay đối tượng doanh nghiệp vì không còn nợ quá hạn nhưng NH cũng cần phải chú ý tìm ra những biện pháp để giảm tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất nhằm mang lại hiệu quả hoạt động cho NH.
Nhìn chung, những nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn như trên chủ yếu là do ảnh hưởng của thời tiết, thiên nhiên, dịch bệnh nằm ngoài ý muốn của người dân. Người nông dân cực khổ một nắng hai sương nhưng khi đến với NH họđiều giữ vững quan điểm “ Vay phải trở, nợ phải đòi”. Trên đây là thực trạng về tình hình rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH trong thời gian qua.
Tuy nhiên, dù ở hình thức nào cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng và kết quả hoạt động kinh doanh của NH nói chung.
Chính vì thế, NH cần tìm ra những nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro trong hoạt động tín dụng để đề ra những biện pháp phòng ngừa và xử lý thích hợp, từng bước nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng trong NH.
0 3,660 3,660 0 3,468 3,468 0 3,169 3,169 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 2007 2008 2009 NQH doanh nghiệp NQH hộ dân cư Tổng cộng HÌNH 20 : BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NH QUA 03 NĂM (2007 – 2009)
Nói tóm lại, rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và là mối quan tâm hàng đầu đối với những người quản lý tín dụng. Mọi rủi ro phát sinh chủ yếu là do con người, khả năng vay và trả nợ vay của khách hàng. Mặc dù khi vay vốn khách hàng đã thỏa thuận với NH về mục đích, lãi suất vay, thời hạn vay và phương thức trả nợ, nhưng khi có được đồng vốn đôi khi khách hàng lại sử dụng sai mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng gây thất thoát cho NH. Hay có thể vì một khó khăn khách quan làm kế hoạch kinh doanh không đạt hiệu quả, khi đến hạn trả nợ dẫn đến xuất hiện những khoản gia hạn nợ và nợ quá hạn. Điều này xảy ra làm ảnh hưởng không ít đến kết quả kinh doanh của NH khiến nguồn vốn kinh doanh của NH xoay chuyển khó khăn, hoạt động tín dụng không đạt hiệu quả cao. Thiết nghĩ cần phải có những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Tuy nhiên, muốn đề ra được những biện pháp ngăn ngừa rủi ro thì trước hết cần phải tìm ra những nguyên nhân, dấu hiệu để nhận biết những rủi ro tín dụng, có như thế thì những biện pháp đề ra mới mang tính khả thi.
BẢNG 22: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NH TRONG 06 THÁNG ĐẦU NĂM (2008 – 2010) Đơn vị tính: triệu đồng 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % NQH doanh nghiệp 0 0 0 0 0.00 0 0.00 NQH hộ dân cư 2,136 1,115 1,848 (1,021) (47.80) 733 65.74 Tổng cộng 2,136 1,115 1,848 (1,021) (47.80) 733 65.74
(Nguồn: Trích từ bảng cân đối tài khoản chi tiết của phòng tín dụng)
Qua số liệu trên cho thấy NQH hộ dân cư có chiều hướng giảm, đây là điều đáng mừng cho NH, NQH giảm tức mức độ rủi ro của NH sẽ thấp, nguyên nhân NQH giảm là do sự hiểu biết của người dân đối với giống cây trồng và vật nuôi ngày càng cao, do nhà nước mở các lớp tập huấn tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống tốt hơn, và người dân đã biết áp dụng khoa học kỷ thuật vào mãnh vườn, mãnh ruộng của mình. Sang 2010, NQH tăng lên là do dịch heo tai xanh (tháng 04/2010) khiến người dân chăn nuôi phải vướng vào cuộc sống bấp bênh, trong khi giá nguyên liệu đầu vào là thức ăn gia súc ngày càng cao. Khiến người dân bị lỗ nặng trong đợt nuôi này, mà giá bồi thường cho 1kg heo hơi chỉ có 25,000 đồng, người dân không đủ trang trãi đủ chi phí cho số vốn đã bỏ ra đừng nói đến trảđược nợ. HÌNH 21: BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN NQH THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NH TRONG 06 THÁNG ĐẦU NĂM (2008 – 2010) 0 2,136 2,136 0 1,115 1,115 0 1,848 1,848 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 2008 2009 2010 NQH doanh nghiệp NQH hộ dân cư Tổng cộng
4.3. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Trong những năm qua hiệu quả hoạt động tín dụng của NH phát triển tốt và có hiệu quả hay không? Đểđánh giá được điều này, ta sẽ phân tích một số chỉ tiêu:
BẢNG 23 : CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG QUA 03 NĂM (2007 – 2009) Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 1.Vốn huy động Triệu đồng 206,324 272,612 354,088 2. DSCV Triệu đồng 366,836 401,280 418,635 3. DSTN Triệu đồng 343,388 385,507 390,344 4. Dư nợ Triệu đồng 286,483 302,256 330,547 5. NQH Triệu đồng 3,660 3,468 3,169 6. Dư nợ bình quân Triệu đồng 260,009 294,370 316,402 Hệ số thu nợ (3/2) % 94 96 93
Thời gian thu nợ bình quân (6/3*360) Ngày 273 275 292
Vòng quay vốn tín dụng (3/6) Vòng 1.32 1.31 1.23
Tổng dư nợ/vốn huy động (4/1) % 139 110.87 89.35
Mức độ rủi ro tín dụng (5/4) % 1 1.15 0.96
(Nguồn: Tính toán từ Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Trà Ôn)
Đánh giá chung qua quá trình phân tích cho thấy hoạt động tín dụng tại NH trong thời gian qua có chuyển biến tương đối, quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng, chất lượng nghiệp vụ tín dụng được đảm bảo. Đạt được thành quả như vậy là nhờ vào đội ngũ CBTD đã làm tốt công việc của mình như: công tác thẩm định, cho vay, thu nợ, cũng như việc sử dụng vốn vay của khách hàng…
Tuy nhiên doanh số cho vay tăng lên cũng đã làm cho tổng NQH cũng tăng lên nhưng tốc độ chậm hơn tốc độ tăng của DSCV và dư nợ. Vì thế, trong thời gian tới NH cần tiếp tục phát huy hơn nữa điểm mạnh của mình về huy động vốn, cho vay trong lĩnh vực ngắn hạn cũng như tìm các biện pháp mở rộng hoạt động dịch vụ,… để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NH. Tiến trình cho vay, thu nợ của NH được thực hiện thông qua CBTD, hiệu quả hoạt động tín dụng của NH cao hay thấp phần lớn phụ thuộc vào công tác của CBTD của NH hoạt động theo chiều hướng nào đều được đánh giá qua tỷ số DSTN/DSCV. Tỷ lệ này càng
cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của NH càng chặt chẽ, hiệu quả hoạt động tín dụng càng cao.
Nhận xét thấy trong 3 năm qua thì tỷ lệ này luôn cao và tăng giảm rất ít. Cụ thể, năm 2007 là 94% năm 2008 là 96% sang năm 2009 giảm còn 93%. Điều này chứng tỏ công tác thu nợ rất được NH chú trọng. Thời gian thu hồi nợ bình quân là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả vốn tín dụng trên cơ sở phản ánh thời gian thu nợ nhanh hay chậm trong số tiền mà NH đã phát vay cho khách hàng. Năm 2007 là 273 ngày, năm 2008 lên đến 275 ngày, sang năm 2009 tăng lên đến 292 ngày điều đó phần lớn là do trong hoạt động cho vay, CBTD của NH còn sơ suất trong quá trình thẩm định, chủ quan quá trong việc nhận định khả năng thu hồi nợ của khách hàng chưa thực hiện tốt công tác thu hồi nợđảm bảo nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NH. Bên cạnh thời gian thu nợ bình quân thì hệ số vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng của NHNN&PTNT huyện Trà Ôn trong những năm qua có sự biến động tiêu cực ở năm 2007 thì vòng quay vốn tín dụng là 1.32 vòng sang năm 2008 giảm còn 1.31 vòng đến năm 2009 thì giảm còn 1.23 vòng.
Nguyên nhân là do tốc độ tăng của dư nợ bình quân trong năm nhanh hơn tốc độ tăng của DSTN. Vì thế, NH nên xem xét lại ở mức độ trên đồng thời không ngừng tìm ra nhưng biện pháp hữu hiệu để nâng dần tỷ lệ này nhằm đưa hoạt động của NH ngày càng tốt hơn. Uy tín của NH được phản ánh thông qua chỉ tiêu Dư nợ/Vốn huy động.
Nhìn chung, trong 3 năm qua tình hình huy động vốn của NH còn thấp, tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Tỷ lệ này vào năm 2007, bình quân cứ 139 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia sang năm 2008 giảm xuống cứ 110.87 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia đến năm 2009 giảm đáng kể chỉ 89.35 đồng thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, điều này chứng tỏ NH huy động vốn chưa có hiệu quả.Ta nhận thấy mức độ rủi ro tín dụng của NH tương đối tốt vẫn giữđược mức độ rủi ro dưới mức 1% qua 03 năm vẫn giữ được định hướng mà NHNo&PTNT Tỉnh Vĩnh Long đã đưa ra NQH/tổng dư nợ không quá 3%. Tuy nhiên thì để hoạt động một cách an toàn hơn thì NH cần giảm chỉ tiêu này xuống để hoàn thành mục tiêu mà NH đã đề ra
là đến năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn tối đa 0.8%, đó sẽ là một điều tốt cho hoạt động kinh doanh của NH. Nhìn chung, hoạt động cho vay của NH đang phát triển theo chiều hướng tương đối tốt và hy vọng trong những năm tới, hoạt động của NH sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, đạt hiệu quả tốt hơn, góp phần đưa hệ thống NHNo&PTNT trở thành NH cổ phần hoạt động có hiệu quả trong tương lai.
BẢNG 24 : CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG 06 THÁNG ĐẦU NĂM (2008 – 2010) Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 1. Vốn huy động Triệu đồng 228,889 302,716 400,120 2. DSCV Triệu đồng 241,419 234,080 244,203 3. DSTN Triệu đồng 200,310 224,879 227,701 4. Dư nợ Triệu đồng 167,115 173,495 242,514 5. NQH Triệu đồng 2,136 1,115 1,848 6. Dư nợ bình quân Triệu đồng 151,672 170,305 208,005 Hệ số thu nợ (3/2) % 82.97 96.07 93.24
Thời gian thu nợ bình quân (6/3*360) Ngày 273 273 329
Vòng quay vốn tín dụng (3/6) Vòng 1.32 1.32 1.09
Tổng dư nợ/vốn huy động (4/1) %
138.85 109.10 118.72
Mức độ rủi ro tín dụng (5/4) % 1.28 0.64 0.76
(Nguồn: Tính toán từ Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Trà Ôn)
Qua kết quả trên cho thấy công tác thu nợ của NH ngày càng có hiệu quả biểu hiện qua hệ số thu nợ, NH có hệ số thu nợ rất cao, chứng tỏ CBTD của NH ngày càng chú trọng việc thu hồi nợ nâng cao lợi nhuận của NH, nhưng ngược lại thì thời gian thu nợ của NH lại cao hơn, chứng tỏ đồng tiền mà NH bỏ ra thu lại chậm so với dựđịnh, NH cần xem xét kỹ trước khi cho vay và quan sát cả trong quá trình cho vay và sau khi cho vay, xem người đi vay có sử dụng đúng mục đích không?
Bên cạnh đó, vòng quay vốn tín dụng lại chuyển biến không tốt, có xu hướng giảm do dư nợ bình quân tăng tốc độ trong khi DSTN lại tăng chậm hơn, cần có biện pháp để khắc phục đảm bảo DSTN tăng cao hơn dư nợ bình quân để hoạt động NH có chiều hướng tốt hơn. Trong khi đó mức độ rủi ro của NH lại có chiều hướng giảm đây là điều đáng mừng cho NH.
Nói tóm lại, NH đang hoạt động trong tình trạng khá tốt cần tìm ra những biện pháp khắc phục: như thực hiện nhắc nhở người dân trả nợ bằng cách thông
báo, cho CBTD xuống tận xã để thu nợ gốc và lãi… để đưa vốn huy động của NH tham gia nhiều hơn trong quá trình cho vay tạo thêm lợi nhuận cho NH.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ÐỘNG TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
5.1. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG: