1 2.2 Mục tiêu cụ thể
4.2.1. Tình hình NQH theo nhóm tại NH
Do hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân Hàng là hoạt động tín dụng, cho nên ta chỉ xem xét rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH, mà biểu hiện đầu tiên chính là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là hình thức biểu hiện đầu tiên của rủi ro hoạt động tín dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của NH. Tuy nhiên, ta khó có thể triệt tiêu được nợ quá hạn bởi vì trong từng lĩnh vực, từng đối tượng đều chứa đựng mức độ rủi ro khác nhau. Do có sự thay đổi trong việc phân loại các nhóm nợ quá hạn nên đề tài này chỉ phân thành 3 nhóm. Để hiểu rõ hơn về thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NH, ta đi sâu phân tích tình hình nợ quá hạn cụ thể tại NH trong thời gian qua:
BẢNG 17: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO NHÓM TẠI NH QUA 03 NĂM (2007 – 2009) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Nhóm 1 282,759 297,282 325,573 Nhóm 2 64 1,506 1,805 Nhóm 3-5 3,660 3,468 3,169 Tổng dư nợ 286,483 302,256 330,547
Qua bảng số liệu cho thấy tỷ trọng của nhóm 1 cao chiếm hơn 98% , nợ nhóm 2 tăng lên là do việc trễ hạn thanh toán nợ từ 1 đến 10 ngày là chuyện bình thường và thường xuyên xảy ra do khách hàng chưa gom đủ tiền, trong khi theo qui định thì các khoản nợ chậm trả 1 ngày so với cam kết trong hợp đồng tín dụng là đã chuyển sang nợ quá hạn. Bên cạnh đó, NH thực hiện tốt công tác kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay để nhằm phát hiện các khoản vay của khách hàng có những biểu hiện sẽ xảy ra rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời, qua đó ta nhận thấy công tác thu nợ của NH có chiều hướng đi lên, NQH giảm dần qua nguyên nhân là do cam sành, chôm chôm, nhãn mà nông dân trồng trúng mùa lại thêm trúng giá khả năng mà người dân thanh toán lại cho NH rất cao, một nguyên nhân nữa là cứ cuối mỗi quý thì có CBTD xuống tận xã để thu lãi tạo điều kiện cho người dân ít phải tốn chi phí trong khi đóng lãi còn về phía NH sẽ thu được các khoản thu đúng hạn. Ta thấy rằng những khoản nợ thuộc nhóm 2 là những khoản nợ vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát, nghĩa là khả năng thu hồi là rất cao. Do đó ngoài việc thu hồi được vốn gốc, NH còn được hưởng thêm phần lợi nhuận từ số tiền lãi phạt. Riêng các khoản nợ còn lại tuy NH chưa thu hồi được vốn đúng như dự kiến nhưng đây là những khoản nợđều có tài sản bảo đảm nên hoàn toàn có thể thu hồi được thông qua thanh lý đấu giá tài sản.
BẢNG 18: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO NHÓM TẠI NH TRONG 06 THÁNG ĐẦU NĂM (2008 – 2010) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 30/6/2008 30/6/2009 30/6/2010 nhóm 1 164,942 171,501 239,613 nhóm 2 37 879 1,053 nhóm 3-5 2,136 1,115 1,848 Tổng 167,115 173,495 242,514
(Nguồn: Trích từ bảng cân đối tài khoản chi tiết của phòng tín dụng)
Qua số liệu trên cho thấy NQH trong 06 tháng đầu năm có chiều hướng giảm, điều này cho thấy NH hoạt động ngày càng có hiệu quả, điều này cũng thể hiện được CBTD đã tìm mọi cách để tạo điều kiện cho người dân trả nợ, CBTD của NH với nhiều kinh nghiệm đã nhận thức được đúng đắn các đối tượng khách hàng có nhu cầu vay vốn để thẩm định chính xác làm NQH của NH ngày càng giảm.