Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy
phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp ngày 24/4/1993 và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/06/1993 ACB chính thức đi vào hoạt động và trụ sở chính được đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Cần Thơ là chi nhánh (trước đây gọi là chi nhánh cấp 1) của NHTMCP Á Châu, được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân và góp phần phát triển nền
kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Thành phố Cần Thơ
nói riêng.
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động vào ngày 27/03/1996 theo Giấy chấp thuận của Ngân hàng
Nhà nước số 0021/GCT cấp ngày 22/11/1994, trụ sở tại 17-19 Nam Kỳ Khởi
Nghĩa, P.Tân An, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ. Hiện nay, trụ sở chính đặt tại 14- 16B Hòa Bình, P.An Cư, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ
Qua gần 15 năm hình thành và phát triển, hiện ACB Cần Thơ có 01 Chi
nhánh và 05 phòng giao dịch trực thuộc: PGD Ninh Kiều, PGD Xuân Khánh, PGD
An Thới, PGD Thốt Nốt và PGD Tây Đô. Số lượng nhân sự ban đầu là 22 nhân viên
đến nay ACB Cần Thơ có gần 200 nhân viên với hơn 90% có trình độ đại học và sau
đại học.
Trong những năm qua ACB Cần Thơ đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên và đạt được những thành công nhất định, không ngừng phát triển cả về phương
diện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh.
3.2. MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG & MẠNG LƯỚI KINH DOANH CỦA ACB CẦN THƠ
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa 17 SVTH: Phạm Trà Tua
ACB Cần Thơ hoạt động theo quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức kênh phân phối NHTMCP Á Châu ban hành theo quyết định số 1412/TCQĐ-BTGĐ.09 ngày 26/05/2009 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu. Cơ
cấu tổ chức của ACB Cần Thơ như sau:
Hình 1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA ACB CẦN THƠ
Nguồn: Phòng hành chánh- Kế toán BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN PHÒNG HỖ TRỢ VÀ NGHIỆP VỤ BAN TÍN DỤNG CHI NHÁNH PHÒNG HÀNH CHÁNH – KẾ TOÁN BỘ PHẬN KIỂM SOÁT VIÊN PHÒNG GIAO DỊCH – NGÂN QUỸ BỘ PHẬN QUAN HỆ KHÁCH HÀNG BỘ PHẬN PHÂN TÍCH TÍN DỤNG BỘ PHẬN TƯ VẤN TÀI CHÍNH CÁ NHÂN BỘ PHẬN PHÂN TÍCH TÍN DỤNG BỘ PHẬN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG BỘ PHẬN GIAO DỊCH BỘ PHẬN NGÂN QUỸ BỘ PHẬN HÀNH CHÁNH BỘ PHẬN KẾ TOÁN BỘ PHẬN PHÁP LÝ CHỨNG TỪ & QUẢN LÝ TÀI SẢN
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa
SVTH: Phạm Trà Tua
18 3.2.2. Mạng lưới kinh doanh của ACB Cần Thơ
Yếu tố mạng lưới đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Vì vậy, ACB Cần Thơ chú trọng đến việc phát triển mạng lưới tại các địa điểm
trung tâm kinh tế của Cần Thơ. Hiện nay, mạng lưới hoạt động của ACB Cần Thơ
bao gồm :
Chi nhánh : ACB Cần Thơ.
Phòng Giao dịch trực thuộc ACB Cần Thơ : 05 phòng
+ Phòng Giao dịch Ninh Kiều – 86B-86C Hùng Vương, phường Thới Bình, quận
Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
+ PGD Thốt Nốt – 487 Quốc lộ 91, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ.
+ PGD An Thới – 49 Cách Mạng Tháng 8, phường An Thới, quận Ninh Kiều, TP
Cần Thơ.
+ Phòng Giao dịch Xuân Khánh – 5/8A Đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận
Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
+ Phòng Giao dịch Tây Đô – 17-19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Tân An, quận
Ninh Kiều., TP Cần Thơ.
Ngoài ra, trong năm 2011 ACB Cần Thơ có kế hoạch mở thêm 02 phòng giao dịch trực thuộc nữa trên địa bàn TP.Cần Thơ.
ACB Cần Thơ, các Phòng Giao dịch trực thuộc được kết nối trực tuyến với Hội sở
và tất cả các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Á Châu. Khách hàng của Chi nhánh
Cần Thơ và các Phòng giao dịch có thể gửi tiền và rút tiền ở tất cả các chi nhánh,
Phòng giao dịch trong hệ thống ACB.
3.3. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA ACB CẦN THƠ
ACB Cần Thơ là kênh phân phối trung tâm trong cung cấp các sản phẩm, dịch vụ
của ACB cho khách hàng tại địa bàn hoạt động. ACB Cần Thơ có chức năng tổ chức
quản lý, vận hành và kinh doanh theo quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà
nước và của ACB.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa
SVTH: Phạm Trà Tua
19
- Ban giám đốc chi nhánh: thừa ủy quyền Tổng Giám đốc chỉ đạo và triển khai các chương trình hoạt động kinh doanh của ACB tại địa bàn theo định hướng và kế hoạch đã được phê duyệt. Ban giám đốc có trách nhiệm xây dựng chiến lược kinh
doanh cho chi nhánh và quản lý điều hành, phối hợp hoạt động của các phòng ban thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chi nhánh. Chỉ đạo và hỗ trợ điều hành các
đơn vị trực thuộc theo sự phân công và ủy quyền của Tổng Giám đốc.
- Phòng Khách hàng doanh nghiệp (Phòng KHDN): Xây dựng và phát triển
mối quan hệ khách hàng; đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nhu cầu về sản phẩm dịch
vụ ngân hàng của KHDN. Phòng có hai bộ phận gồm:
+ Bộ phận quan hệ khách hàng: có chức năng quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm dich vụ; Tìm kiếm khách hàng, hướng dẫn và tư vấn khách
hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ; Tiếp nhận các thông tin về thị trường, phản hồi từ
khách hàng về chất lượng, dịch vụ cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Chăm sóc KHDN theo định hướng và chính sách của Khối KHDN.
+ Bộ phận phân tích tín dụng: có chức năng thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng và đề xuất cấp tín dụng cho KHDN; thông báo quyết định cấp tín dụng hoặc không
cấp tín dụng cho bộ phận quan hệ khách hàng sau khi được các cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Phòng Khách hàng cá nhân (Phòng KHCN): có chức năng nhiệm vụ tương
tự như Phòng KHDN nhưng đối tượng phục vụ là khách hàng cá nhân và Doanh nghiệp tư nhân. Phòng cũng có hai bộ phận:
+ Bộ phận tư vấn tài chính cá nhân: tương tự như bộ phận quan hệ khách hàng của Phòng KHDN.
+ Bộ phận phân tích tín dụng : tương tự như bộ phận phân tích tín dụng của
Phòng KHDN.
- Phòng Hỗ trợ và nghiệp vụ: có chức năng là kiểm soát các nghiệp vụ tín
dụng, giao dịch và hỗ trợ cho các phòng KHDN, KHCN và phòng Giao dịch – Ngân quỹ thực hiện các công việc như mở tài khoản giao dịch, soạn thảo hợp đồng tín
dụng, quản lý nợ; thanh toán quốc tế như xử lý các giao dịch thanh toán, chuyển tiền
quốc tế, xử lý giao dịch và các dịch vụ có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng …Phòng này gồm có 3 bộ phận:
+ Bộ phận Kiểm soát viên: kiểm soát hồ sơ tín dụng và kiểm soát chứng từ giao
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa
SVTH: Phạm Trà Tua
20
các giao dịch liên quan đến tài khoản tiền gửi, thanh toán quốc tế... đảm bảo các
nghiệp vụ tuân thủ đúng quy định của pháp luật, của ACB và đúng quy trình thủ tục
của ngân hàng.
+ Bộ phận Dịch vụ khách hàng: tư vấn và hướng dẫn khách hàng thực hiện các
thủ tục liên quan đến tài khoản tiền gửi, tiền vay; Tạo và cập nhật thông tin khách hàng, lưu trữ hồ sơ khách hàng và cung cấp cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng (xác nhận số dư, thẻ, ngân hàng điện tử...)
+ Bộ phận Pháp lý chứng từ & quản lý tài sản: soạn thảo các hợp đồng liên quan đến việc cấp tín dụng cho khách hàng, thực hiện việc công chứng hợp đồng thế
chấp/cầm cố, đăng ký giao dịch đảm bảo, quản lý tài sản đảm bảo và hồ sơ tài sản đảm bảo của khách hàng.
- Phòng Giao dịch – Ngân quỹ: Thực hiện nhanh chóng, chính xác các nghiệp
vụ trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng;Chịu trách nhiệm về
các hoạt động giao dịch mua bán vàng, ngoại tệ, tiền vay và huy động vốn,… của ngân hàng như: Kiểm đếm vàng, ngoại tệ, giải ngân, thu nợ, chuyển tiền, rút tiền,
tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán,…
Phòng này có hai bộ phận gồm :
+ Bộ phận Giao dịch : thực hiện các nghiệp vụ giao dịch liên quan đến tài khoản tiền gửi, tiền vay như : thu chi tiền mặt, chuyển khoản, chuyển tiền...
+ Bộ phận Ngân quỹ : thực hiện các nghiệp vụ thu/chi tiền mặt số lượng lớn,
tiếp nhận/điều chuyển tiền giữa chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc và quản
lý kho quỹ.
- Phòng Hành chánh – Kế toán:
+ Bộ phận Hành chánh: có chức năng quản lý công tác hành chánh như
giao/nhận, xử lý thông tin, tài liệu, văn bản đến và đi và quản lý các tài liệu của chi nhánh; đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của chi nhánh; thực hiện mua sắm, tiếp
nhận, quản lý, phân phối tất cả các loại tài sản, vật phẩm liên quan đến hoạt động của
chi nhánh; chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi kiểm tra công tác bảo vệ an ninh,
phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn cơ sở vật chất cho chi nhánh. Bên cạnh đó,
phòng hành chánh còn giám sát hệ thống; bảo dưỡng trang thiết bị; hỗ trợ sử dụng và khai thác tài nguyên công nghệ thông tin tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.
Ngoài ra còn có chức năng quản lý công tác nhân sự như tuyển dụng nhân sự hàng năm, quản lý hợp đồng lao động cho chi nhánh và các đơn vị trực thuộc chi
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa
SVTH: Phạm Trà Tua
21
nhánh, chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra tính tuân thủ nội quy, quy chế, quy định liên quan đến nhân sự trong chi nhánh.
+ Bộ phận Kế toán :
Thực hiện công tác hạch toán kế toán tại chi nhánh và đơn vị trực thuộc; thực
hiện các nghiệp vụ thanh toán của chi nhánh đối với các đơn vị nội bộ và các ngân hàng khác; chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính của Ngân hàng, lưu trữ chứng từ kế
toán giao dịch tại ngân hàng.
Hỗ trợ Ban giám đốc và các Phòng ban lập kế hoạch chi tiêu tháng, quý, năm.
Kiểm soát việc hạch tóan các chi phí đúng chế độ, đúng quy định về hạch toán kế
toán.
- Ban tín dụng: có chức năng xem xét và phê duyệt cấp tín dụng theo thẩm quyền
phê duyệt tín dụng do Tổng Giám đốc quy định đối với các hồ sơ vay vốn của chi
nhánh và các Phòng giao dịch trực thuộc. Hiện tại, Ban tín dụng ACB Cần Thơ có đến 11 thành viên. Mỗi phiên họp của Ban tín dụng phải có ít nhất 3 thành viên tham dự và hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận tuyệt đối khi thông qua các quyết định
cấp tín dụng.
3.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các Phòng giao dịch
Phòng Giao dịch thực ra là một chi nhánh quy mô thu nhỏ của ngân hàng. Trước đây được gọi là chi nhánh cấp 2. Hiện nay, theo quy định của Ngân hàng nhà nước
thì mỗi ngân hàng gồm một sở giao dịch, các chi nhánh và các phòng giao dịch nên các chi nhánh cấp 2 đã chuyển đổi tên gọi thành các Phòng giao dịch. Về mặt pháp lý
các phòng giao dịch là đơn vị trực thuộc của chi nhánh nhưng thực tế các phòng giao dịch của ACB là các đơn vị kinh doanh độc lập. Vì vậy, Phòng giao dịch có chức năng, nhiệm vụ như chi nhánh: thực hiện các nghiệp vụ cho vay và huy động tiền
gửi, cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp theo quy chế, quy định của ngân hàng; tổ chức hạch toán kế toán và bảo quản an toàn kho quỹ; thực hiện công tác tiếp thị
phát triển thị phần, bảo vệ thương hiệu, nghiên cứu, đề xuất các nghiệp vụ phù hợp
cho yêu cầu địa bàn hoạt động. Đồng thời, phòng giao dịch cũng tổ chức công tác
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa
SVTH: Phạm Trà Tua
22
3.4. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHÍNH CỦA ACB CẦN THƠ
3.4.1. Ngành nghề kinh doanh
Hoạt động chính của ACB Cần Thơ bao gồm: huy động vốn, tiếp nhận vốn trong nước; cấp tín dụng cho khách hàng, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thanh toán
giữa các khách hàng, chuyển tiền trong nước và ngoài nước; và các sản phẩm, dịch
vụ khác trong phạm vi ngân hàng được phép như : thẻ, kinh doanh ngoại tệ, vàng, đại
lý nhận lệnh chứng khoán, các sản phẩm liên kết và các sản phẩm tài chính khác...
3.4.2. Sản phẩm và dịch vụchính
- Sản phẩm tiền gửi của ACB rất đa dạng và phong phú gồm các sản phẩm
tiền gửi thanh toán, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm trung hạn
linh hoạt, tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng…khách hàng có thể gửi bằng tiền đồng Việt
Nam, ngoại tệ và vàng.
- Sản phẩm tín dụng gồm các hình thức cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay du học, cho vay phục vụ đời sống, cho
vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua, cho vay cán bộ công nhân viên, cho
vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, bao thanh toán (cho vay dưới hình thức mua lại
các khoản phải thu), chiết khấu chứng từ có giá… đáp ứng nhanh chóng nhu cầu về
nguồn vốn giúp khách hàng chủ động và linh hoạt hơn trong kinh doanh; đầu tư; tiêu
dùng...
- Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước và ngoài nước : cung cấp các
dịch vụ tài chính đa dạng và trọn gói từ nhận tiền chuyển đến trong nước và ngoài
nước như chuyển tiền bằng điện/chuyển tiền bằng Bankdraft), chuyển tiền nhanh Western Union; thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại một cách thuận tiện, an toàn cho đến dịch vụ tư vấn du học, tư vấn đầu tư v.v. với mức phí hợp lý.
- Thanh toán quốc tế: đây là sản phẩm chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp
có hoạt động xuất nhập khẩu có nhu cầu sử dụng các dịch vụ như chuyển tiền bằng điện (T&T), nhờ thu DA, DP, tín dụng chứng từ L/C, và các dịch vụ khác có liên quan …
- Dịch vụ Ngân hàng điện tử: với các tiện ích như Ngân hàng điện tử - ACB Online, Phone Banking, Mobile Banking. Với các tiện ích trên, khách hàng có thể
thực hiện thanh toán các hóa đơn điện, điện thoại. Đặc biệt với dịch vụ ACB Online
khách hàng có thể thực hiện các giao dịch chuyển tiền, gửi tiết kiệm, tạo tài khoản đầu tư, vay cầm cố sổ tiết kiệm,…ở bất cứ đâu mà không cần phải đến ngân hàng. Từ
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa
SVTH: Phạm Trà Tua
23
đó giúp khách tiết kiệm được rất nhiều thời gian và không phụ thuộc vào giờ làm việc của ngân hàng.
3.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB CẦN THƠ
Trước khi đi vào phân tích theo chiều sâu và có tính chi tiết dựa vào các công cụ phân tích đã đề cập ở phần trước của luận văn, chúng ta tìm hiểu sơ lược qua kết quả
hoạt động kinh doanh của ACB Cần Thơ thông qua bảng số liệu dưới đây.
Bảng 1 TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA ACB - CẦN THƠ 2007 – 2010
Đơn vị: triệu VND Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6T 2010 Tổng thu nhập 49.552 168.590 265.715 106.218 Tổng chi phí 40.127 155.207 245.001 96.314 Lợi nhuận 9.425 13.383 20.714 9.904 Nguồn: Phòng hành chánh-kế toán