Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa
SVTH: Phạm Trà Tua
31
thể hiện rõ hơn khi hầu hết các bảng báo kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đều cho thấy lợi nhuận mang lại từ hoạt động tín dụng luôn chiếm ưu thế. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu
cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền
kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra
nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho ngân
hàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro và những rủi ro này là bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy để hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển, đảm bảo hiệu quả và hạn
chế rủi ro thì phải thông qua phân tích hoạt động tín dụng. Tuy luận văn này chủ yếu tập trung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
nhưng, trong phần này, không những phân tích khái quát hoạt động tín dụng
thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, du nợ cho vay mà còn đi sâu
phân tích thêm một số chỉ tiêu tài chính về đánh giá hiệu quả hoạt động tín
dụng (như chỉ số: tổng dư nợ/tổng tài sản; nợ xấu/tổng dư nợ,…). Mục đích
của việc sử dụng các chỉ số tài chính trên vào phần phân tích này là để chúng ta có được cái nhìn khá toàn diện về hoạt động tín dụng của ACB Cần Thơ qua các năm. Ngoài ra, cũng từ kết quả phân tích này, chúng ta đưa ra kết luận
về chất lượng tài sản có của chi nhánh này ở phần đánh giá tài sản có. Bởi vì, chất lượng tín dụng cũng chính là chất lượng của tài sản có.
Trước tiên, chúng ta sẽ phân tích khái quát về hoạt động tín dụng của ACB
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa 32 SVTH: Phạm Trà Tua
Bảng 4 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA ACB - CẦN THƠ TỪ 2007 – 6T/2010
ĐVT: Triệu đồng
2008/2007 2009/2008 6T2010/2009 Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 6 tháng
2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 1.410.931 6.516.352 12.739.161 - 5.105.421 361,85 6.222.809 195,49 - - Doanh số thu nợ 1.071.513 6.295.811 12.458.481 - 5.224.298 487,56 6.162.670 197,88 - - Dư nợ 516.001 736.542 1.017.222 812.676 220.541 42,74 280.680 138,1 (204.546) (20,11) Nguồn: Phòng hành chánh – kế toán
Số liệu từ Bảng 4 ở trên cho chúng ta thấy trong giai đoạn 2007-2009 tốc độ phát triển tín dụng khá tốt, đặc biệt là chỉ
tiêu phát triển dư nợ cho vay. Năm 2008 có thể nói là năm đặc biệt thành công của ACB Cần Thơ, mặc dù là năm mà hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn do chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng nhà nước, dư nợ cho vay vẫn tăng gần 43%
so với năm 2007 đạt 736,5 tỷ đồng. Năm 2009 dư nợ cho vay vẫn giữ được đà tăng khá tốt từ 736,5 tỷ đồng lên mức 1.017,2
tỷ đồng, dư nợ cuối năm 2009 bằng 138% so với năm 2008. Kết quả khả quan của năm 2009 một phần được mang lại bởi
chính sách nới lỏng tín dụng để kích thích nền kinh tế sau khủng hoảng và các gói hỗ trợ lãi suất để kích cung của chính phủ. Tuy nhiên, sau giai đoạn tăng trưởng ấn tượng, năm 2010 ACB Cần Thơ cũng như các ngân hàng khác đã bị chịu tác động
mạnh của các giải pháp thắt chặt tín dụng để ngăn ngừa lạm phát, ưu tiên mục tiêu bình ổn nền kinh tế nên dư nợ cho vay có xu hướng giảm mạnh. Kết thúc sáu tháng 2010 dư nợ cho vay đã giảm 20,11% o với số cuối năm 2009.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa
SVTH: Phạm Trà Tua
33
Cùng với việc dư nợ cho vay gia tăng thì nợ xấu cũng tăng theo là điều
tất yếu. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng công tác quản lý nợ ở ACB Cần Thơ là khá tốt. Mặc dù nhìn vào số liệu chúng ta thấy có vẽ nhận xét trên là không chính xác bởi vì nợ xấu đã tăng đột ngột từ 152 triệu năm 2007 lên mức
13.887 triệu 2008. Con số nợ xấu tăng đột biến trong năm 2008 là do đây là năm khủng hoảng tài chính thế giới tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam
làm cho một số khách hàng của ACB Cần Thơ lâm vào tình thế khó khăn trong kinh doanh và không đủ khả năng trả nợ Ngân hàng. Các món nợ xấu này đến năm 2010 vẫn chưa xử lý xong nên ta thấy số nợ xấu vẫn duy trì ở
mức gần 17 tỷ vào thời điểm cuối tháng 6/2010. Vì vậy, nếu loại trừ yếu tố nợ
xấu phát sinh trong năm 2008 ra khỏi bảng báo cáo nợ xấu của ACB Cần Thơ
thì rõ ràng là tốc độ gia tăng của nợ xấu tại đây khá thấp.
* Doanh số cho vay
Qua bảng 4, ta thấy doanh số cho vay giai đoạn 2007 – 2009 tăng khá
cao, cụ thể năm 2008 doanh số cho vay của Ngân hàng là 6.516.352 triệu đồng, tăng 5.105.421 triệu đồng so với năm 2007, tương đương tăng 361,85%; năm 2009 doanh số cho vay đạt 12.739.161 triệu đồng tăng 95,49% so với năm 2008. Doanh số cho vay của ACB Cần Thơ tăng cao qua các năm, nhất là
năm 2008 là do ACB đã duy trì được khách hàng cũ và phát triển được khách
hàng mới kinh doanh có hiệu quả. Điều này có được là do ngân hàng có quy chế, quy trình và chính sách cho vay phù hợp với tình hình kinh tế.
* Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của các nhân
viên phân tích tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, công tác thu hồi nợ luôn được ngân hàng đặt lên hàng đầu.
Số liệu ở trên (bảng 4) cho chúng ta thấy doanh số thu nợ của Ngân hàng
qua các năm có sự biến động tăng và tỷ lệ thuận với doanh số cho vay. Năm
2008 là một năm ngành tài chính trải qua nhiều biến động mạnh mẽ và đầy
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa
SVTH: Phạm Trà Tua
34
nên giai đoạn này chủ yếu các ngân hàng chỉ nhanh chóng thu hồi nợ đến hạn
và hạn chế giải ngân ra. Tuy nhiên, đây lại là năm mà ACB Cần Thơ có mức tăng trưởng doanh số cho vay và thu hồi nợ cao. Doanh số thu nợ năm 2008 đạt 6.295.811 triệu đồng, tăng 487,56% so với năm 2007 tương đương
5.224.298 triệu đồng. Năm 2009 mặc dù ACB Cần Thơ đã không còn giữ được tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ như năm 2008 nhưng con số gia tăng
cũng rất ấn tượng, cụ thể doanh số thu nợ năm 2009 bằng 197,88% năm 2008.
Từ đó, ta thấy ngân hàng đã thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Thêm vào đó, chính khách hàng cũng tuân thủ đầy đủ các điều
kiện vay vốn, sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả, uy tín trong
thanh toán. Chính các yếu tố này giúp cho công tác thu hồi nợ vay của ACB
Cần Thơ gặp thuận lợi. ACB Cần Thơ cũng đã xây dựng được một hệ khách
hàng tốt, có uy tín trong quan hệ tín dụng.
* Dư nợ cho vay:
Dư nợ cho vay là chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động tín dụng của một
ngân hàng qua từng thời kỳ nhất định. Dư nợ của Chi nhánh tăng đều qua các
năm. Cụ thể dư nợ tín dụng năm 2007 đạt 516.001 triệu đồng, sang năm 2008,
mặc dù tình hình kinh tế đã không còn thuận lợi và ổn định như mọi năm, nhưng dư nợ cho vay năm 2008 vẫn tăng đạt 736.542 triệu đồng, tăng 220.541
triệu đồng, tương đương 42,74% so với năm 2007. Đặc biệt năm 2009 các điều kiện khách quan thuận lợi (như đã đề cập đến ở phần trên) đã giữ tạo
thêm cho ACB Cần Thơ khoản dư nợ tăng thêm là 280,68 tỷ động, dự nợ cho
vay cuối năm 2010 đạt 1.017,22 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2008. Tuy
nhiên, sang năm 2010 thì những điều kiện thuận lợi khách quan đã không còn cộng với các giải pháp khá mạnh tay của Ngân hàng nhà nước nhằm lành mạnh hóa hệ thống tài chính và thực hiện mục tiêu chung của chính phủ là bình ổn nền kinh tế nên qui mô kinh doanh của ACB Cần Thơ có xu hướng
thu hẹp lại trong ngắn hạn. Bằng chứng là dư nợ đến hết tháng 6 năm 2010 dư
nợ cho vay đã giảm 20,11% o với số cuối năm 2009. Và các tín hiệu của thị trường tài chính phát đi từ việc chịu tác động của các chính sách thắt chặt tín
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa
SVTH: Phạm Trà Tua
35
dụng của Ngân hàng nhà nước1 cho thấy tình hình 6 tháng cuối năm 2010 sẽ
không mấy khả quan. Vì vậy, xu hướng chung của 2010 ACB Cần Thơ sẽ khó đạt được mức tăng trưởng dương về tín dụng so với năm 2010.
Từ đó, chúng ta có thể cho thấy việc phát triển tín dụng tại ACB Cần Thơ đã được quan tâm và triển khai tốt trong giai đoạn 2007 – 2009. ACB Cần Thơ
cần quan tâm phát huy những chính sách bán hàng hợp lý đã giúp cho chi
nhánh này tăng trưởng trong những năm qua. Từ đó, lấy lại được đà phát triển
tốt khi những khó khăn ngắn hạn do tác động chung của chính sách vĩ mô trong năm 2010 qua đi.
Ở phần trên chúng ta đã có được cái nhìn khái quát về hoạt động tín dụng
của ACB Cần Thơ qua các năm, tiếp theo đây chúng ta sẽ đi vào phân tích hiệu quả hoạt động dụng thông qua các chỉ số vừa được đề cập.
Bảng 5 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA ACB CẦN THƠ TỪ 2007 – ĐẾN 6T 2010
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 6T
2010
Nợ xấu Triệu đồng 152 13.887 15.140 16.933
Dư nợ Triệu đồng 516.001 736.542 1.017.222 812.676
Tổng tài sản Triệu đồng 549.350 779.352 1.039.206 882.680
Vốn huy động Triệu đồng 429.120 554.096 1.032.290 875.926
Dư nợ/Vốn huy động Lần 1,20 1,33 0,985 0,927
Dư nợ /Tổng tài sản % 93,93 94,51 0,979 0,92
Nợ xấu/Tổng dư nợ % 0,03 1,89 1,48 2,08
Dư nợ bình quân Triệu đồng 244.292 626.271 876.882 914.949
Hệ số thu nợ Lần 0,76 0,97 0,98 -
Vòng quay tín dụng vòng 4,39 10,05 12,21 -
1
Ví dụ như tăng hệ số an toàn vốn từ 8% lên 9%, tăng hệ số rủi ro của cho vay bất động sản, chứng
khoán – thông tư 13 của Ngân hàng nhà nước; cấm các Ngân hàng cho vay vàng vật chất (ngoài mục đích chế tác nữ trang), không được chuyển đổi 30% số dư huy động vàng thành VND để cho vay –
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa
SVTH: Phạm Trà Tua
36 Nguồn: Phòng hàng chánh – kế toán
* Tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, nó giúp ngân hàng so sánh khả năng cho vay đối với nguồn vốn huy động, chỉ tiêu này lớn quá hay
nhỏ quá đều không tốt. Bởi vì chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân
hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không đạt hiệu quả. Qua bảng số liệu trong gần 4 năm thì cho thấy chỉ tiêu này tuy có giảm dần qua các năm nhưng vẫn giữ ỡ mức khá cao, đặc biệt là ở nhựng năm
2008 trở về trước thì huy động để cho vay.
Chỉ số trên giảm dần là điều khá tích cực vì nó cho thấy nếu như trước đây chi nhánh huy động không đủ để cho vay phải phụ thuộc vào vốn của Hội sở thì hiện
tại Chi nhánh đã tự huy động vốn phục vụ hoạt động cho vay.
* Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản. Nhìn chung, qua gần 4 năm thì tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản năm 2007 – 2010 chiếm tỷ lệ cao
từ 92% đến gần 98%. Điều này cho thấy, ACB Cần Thơ đã và đang chủ yếu sử dụng
tài sản của mình vào lĩnh vực tín dụng. Chúng ta đều biết hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nhiều nhất, song rủi ro mà ngân hàng gặp
phải cũng không nhỏ. Tuy nhiên, nhìn vấn đề ở góc độ khác ta sẽ thấy chi nhánh
buộc phải chọn cách tìm lợi nhuận bằng con đường tín dụng. Lý do thật sự rất đơn
giản, ACB Cần Thơ là một chi nhánh của một ngân hàng thương mại cổ phần.
Nhiệm vụ chính là huy động vốn, cho vay và hoạt động dịch vụ khác. ACB Cần Thơ
không có chức năng đầu tư. Vì vậy, chuyện sử dụng gần như toàn bộ tài sản cho hoạt động tín dụng là đều tất yếu. Tuy nhiên, không vì thế mà Ngân hàng chỉ chú tâm vào lĩnh vực tín dụng. ACB Cần Thơ cũng nên gia tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ để
cân bằng rủi ro từ hoạt động tín dụng như giới thiệu những sản phẩm dịch vụ mới đến với khách hàng nhằm đa dạng hóa hoạt động dịch vụ ngân hàng. Chính những
hoạt động này, ngân hàng không những tạo thêm nguồn thu nhập cho mình mà còn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên thị trường.
* Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất về chất lượng tín dụng của ngân hàng, thể
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa
SVTH: Phạm Trà Tua
37
cho thấy số tiền cho vay có khả năng mất vốn nhiều, hay là rủi ro tín dụng tăng. Chỉ
số này có chiều hướng tốt trong năm 2007 khi tỷ lệ nợ xấu bằng 0,03%/tổng dư nợ.
Với con số nợ xấu chỉ có 152 triệu năm 2007 so với số dư nợ vay hơn 500 tỷ đồng là rất nhỏ. Tuy nhiên năm 2008, tỷ lệ nợ xấu là 1,89%, tăng rất cao so với năm 2007. Sang năm 2009, nợ quá hạn tiếp tục tăng lên vể số tuyệt đối trong khi số phần trăm
có chiều hướng giảm do dư nợ tăng lên khá cao. Tương tự như thế, 6 tháng năm 2010
nợ xấu tiếp tực tăng lên về số lượng trong khi dư nợ giảm là cho số phần trăm nợ xấu
trên tổng dư nợ tăng lên mức trên 2%.
Nhìn chung qua các năm nợ xấu có chiều hướng tăng đều, chỉ ngoại trừ năm đặc biệt – 2008 nợ xấu tăng lên đột biến. Nguyên do đã được phân tích ở phần phân
tích tình hình hoạt động tín dụng, dù vậy tỷ lệ này vẫn còn trong mức an toàn cho
phép theo quy định của NHNN. Thực tế ngân hàng vẫn đang kiểm soát rất tốt khoản
mục này và trong thời gian tới cần phát huy tốt hơn nữa công tác kiểm soát nợ quá
hạn, giúp hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.
* Hệ số thu nợ
Hệ số này phản ánh tỷ lệ thu hồi vốn về trên một đồng vốn cho vay. Ở gốc độ tương đối mà nói nếu hệ số này quá thấp thì đồng nghĩa với việc chất lượng nợ
của ngân hàng là chưa tốt. Tuy nhiên, nhận xét đó sẽ chính xác hơn nếu như kết hợp
với chỉ số nợ xấu trên tổng dư nợ. Ở ACB – Cần Thơ ta thấy chỉ số này rất cao, cộng
với tỷ lệ nợ xấu ở mức khá lý tưởng cho thấy chất lượng tín dụng ở ngân hàng này là rất tốt.
* Vòng quay tín dụng
Chỉ số này đo lường tốc độ di chuyển của dòng vốn tín dụng ngân hàng. Về